Yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 90 - 94)

4.1.1 .Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Yên Minh

4.3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất

4.3.1.1. Nguồn kinh phí

Ngân sách thực hiện các chương trình giảm nghèo được phân bổ từ trung ương xuống tỉnh, xuống huyện rồi xuống xã, song mối liên kết giữa các mục tiêu và nguồn lực không rõ ràng. Có nhiều trường hợp việc xây dựng kế hoạch gắn với những mục tiêu tham vọng, đòi hỏi phải có nguồn ngân sách lớn hỗ trợ, song khi tiến hành phê duyệt mới nhận ra nguồn ngân sách của chương trình không thể đáp ứng với nhu cầu để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Nguồn lực đầu tư trực tiếp cho chương trình còn thiếu do vậy trong quá trình thực thi còn gặp rất nhiều khó khăn do không có kinh phí cho hoạt động chỉ đạo, kiểm tra và giám sát chương trình, một số dự án thuộc chương trình không kế hoạch vốn bố trí chậm.

Vì nguồn lực chủ yếu lấy từ ngân sách nhà nước, nội lực của huyện chưa đủ mạnh và đời sống của người dân còn khó khăn nên việc góp vốn bằng tiền là một điều không dễ.

Nguồn lực hạn chế nên không đáp ứng được yêu cầu của các chương trình, dự án trong thực tế. Việc tập trung, lồng ghép vốn của các chương trình chưa tốt nên hạng mục thực hiện thường nhỏ, manh mún. Bên cạnh đó, sự phân bổ nguồn vốn không đúng tiến độ và không phù hợp với yêu cầu của huyện. Có 85% cán bộ huyện và 90,5% cán bộ xã đánh giá là tiến độ thực hiện các chính sách hỗ trợ còn chậm, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn thấp.

Nguyên nhân này là do sự chậm trễ trong cấp phát, giải ngân vốn. Sự thiếu hụt nguồn lực làm cho kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo từ huyện xuống đến xã chưa được bố trí, ảnh hưởng rất nhiều đến triển khai các nhiệm vụ, nhất là ở cấp huyện.

Vì vậy, cần làm tốt công tác kế hoạch, giám sát, kiểm tra thực hiện quản lý tài chính đối với các chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ để nguồn lực được cung cấp đúng tiến độ, phù hợp với nhu cầu địa phương.

4.3.1.2. Năng lực của cán bộ địa phương

nước do các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương nhưng việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách và chương trình đó lại do địa phương. Vì vậy, năng lực của cán bộ địa phương là yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến hiệu quả của các chính sách, chương trình. Hoạt động của các cán bộ xã có tích cực và hiệu quả hay không có ảnh hưởng không hề nhỏ đến tiến độ và kết quả thực thi chính sách tại địa phương.

Nếu cán bộ địa phương tổ chức thực thi tốt, linh hoạt, chủ động và sáng tạo thì chương trình sẽ được tiến hành hỗ trợ đúng đối tượng, đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn và đạt được hiệu quả cao, tạo nên những tác động tích cực đối với kinh tế, xã hội. Ngược lại, nếu cán bộ đại phương yếu kém về năng lực, kém chủ động, sáng tạo sẽ khiến cho hiệu quả của chương trình giảm đi, làm suy giảm lòng tin của người dân đối với chính quyền địa phương, mục tiêu của chương trình cũng khó hoàn thành đúng thời hạn và không đáp ứng được nguyện vọng mong mỏi của người dân.

Không chỉ thiếu hụt về nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực cho công tác quản lý tài chính đối với các dự án giảm nghèo của chính phủ ở Yên Minh còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Thiếu cán bộ ở bộ phận thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo các cấp do chưa được giao thêm biên chế. Các cán bộ làm việc trong lĩnh vực giảm nghèo đều là cán bộ kiêm nhiệm chưa có cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo, năng lực của cán bộ các ngành, các cấp có khác nhau. Vì vậy, cần nâng cao năng lực của các bộ các ngành chuyên môn ở cấp huyện, xã.

Đối với cán bộ cấp huyện phần lớn là học trung cấp, cao đẳng một số ít có bằng đại học và trên đại học còn đối với cán bộ cấp xã, cấp thôn thì đa phần là tốt nghiệp PTTH hoặc chỉ mới tốt nghiệp cấp II nên trình độ, năng lực hoạt động còn hạn chế điều này làm giảm hiệu quả của công tác quản lý tài chính cho giảm nghèo. Các cán bộ cấp huyện có trình độ khá về chuyên môn nhưng còn thiếu kỹ năng lập kế hoạch, vận động và tổ chức cộng đồng tham gia các hoạt động xóa đói giảm nghèo. Đội ngũ cán bộ cấp xã rất nhiệt tình nhưng bất cập về kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, lồng ghép các chương trình dự án và huy động cộng đồng tham gia hoạt động giảm nghèo. Bên cạnh đó, nhận thức, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ cấp huyện và nhất là cấp xã cũng như nhận thức của người dân về chương trình này còn hạn chế, tâm lý trông chờ ỷ lại còn nặng nề, công tác tổ chức tuyên truyền chưa đạt yêu cầu. Sự tham gia vào cuộc của các tổ

chức chính trị - xã hội và quần chúng chưa thực sự rõ nét. Trong một số lĩnh vực như khuyến nông viên thì lực lượng cán bộ khuyến nông viên rất hạn chế. Cán bộ có năng lực làm việc thì lại được giao quá nhiều nhiệm vụ như “làm dâu thiên hạ”, kéo dài trong nhiều năm và cái gì cũng đến tay, trong khi phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm quá ít ỏi, không đủ chi phí xăng xe đi lại nên phần nào làm giảm nhiệt huyết đối với cán bộ công chức. Việc tăng cường các cán bộ trẻ về công tác tại các xã nghèo còn nhiều bất cập. Hiện nay còn thiếu một cơ chế hướng dẫn cụ thể đối với tri thức trẻ về làm việc tại các xã nghèo.

Do vậy, để triển khai có hiệu quả các chương trình xóa đói giảm nghèo, làm tốt công tác quản lý tài chính cho giảm nghèo cần thiết: Bổ sung cán bộ chuyên môn về tài chính, khuyến nông…; bồi dưỡng các kỹ năng, năng lực cho cán bộ; cần có một cơ chế cụ thể đối với tri thức trẻ về làm việc tại xã nghèo.

4.3.1.3. Nhận thức của người dân (đặc biệt là nhóm hộ nghèo)

Cùng với trình độ dân trí thấp, đồng thời do một số chính sách, dự án giảm nghèo chưa thực sự khuyến khích người dân tự lực vươn lên dẫn đến một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân chưa nhận thức đúng về vấn đề giảm nghèo, có tâm lý không muốn thoát nghèo, trông chờ, ỷ lại để được hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; nhiều hộ nghèo sau khi nhận được hỗ trợ thì không lo làm ăn phát triển kinh tế dẫn đến không thoát nghèo hoặc đã thoát nghèo nhưng lại tái nghèo. Do vậy cần phải điều chỉnh các chính sách giảm nghèo sao cho phù hợp nhằm tạo động lực thúc đẩy, giúp người dân tự vươn lên thoát nghèo bằng chính sức lao động của mình.

Để tạo động lực giúp người dân phấn đấu vươn lên thoát nghèo cũng như để chương trình giảm nghèo nói chung, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nói riêng thực sự phát huy hiệu quả, cần phải có những giải pháp đồng bộ, mà trước hết là sự vào cuộc tích cực hơn nữa của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo; đa dạng hoá nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình, đề án trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo nhằm thay đổi nhận thức, nếp nghĩ, khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo; giới thiệu các mô hình kinh tế có hiệu quả, đem lại thu nhập cao, những tấm gương vượt khó vươn lên làm giàu chính đáng bằng nhiều hình thức, từ đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cộng đồng xã hội.

4.3.1.4. Tình hình về công tác giám sát, đánh giá việc thực thi chính sách

Các hộ thấy cứ nhận được hỗ trợ từ chính sách là tốt rồi không biết đến việc giám sát, đánh giá việc thực thi chính sách có đi đúng tiến độ và đạt hiệu quả hay không.

Bảng 4.12. Thực trạng tham gia giám sát, đánh giá thực thi chính sách của hộ điều tra

Chỉ tiêu Đánh giá của hộ

Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Biết đến việc giám sát, đánh giá 35 25,2

Không biết 99 70,8

Được tham gia đánh giá 6 4,0

Nguồn: Điều tra hộ (2016) Ngoài ra, số hộ tham gia đánh giá ít, điều này sẽ khiến việc thực thi chính sách ở địa phương ít hiệu quả hơn, cơ quan trực tiếp thực thi chính sách chỉ báo cáo kết quả thực thi chứ không có đánh giá thực thi của người dân.

Bảng 4.13. Đánh giá của hộ về công tác điều chỉnh chính sách Tỷ lệ có Tỷ lệ không Tỷ lệ có Tỷ lệ không Số lượng

(hộ) (%)

Số lượng

(hộ) (%)

Sự tham gia của người hưởng lợi 42 30,1 98 69,9

Sau khi đánh giá có bất cập có điều chỉnh 22 15,8 118 84,2

Điều chỉnh có hợp lý 12 8,6 -

Nguồn: Điều tra hộ (2016) Việc tham gia điều chỉnh chính sách của xã đều là từ các cán bộ chưa có sự phối hợp đối với người dân, nhất là các đối tượng được hưởng lợi từ chính sách. Sau khi chính sách có bất cập cũng chưa thấy địa phương chưa có điều chỉnh hợp lý để phù hợp hơn với tình hình địa phương.

Tổng kết thực thi chính sách theo mỗi năm đều được đưa ra phương hướng thực thi năm tới sao cho hiệu quả. Rút kinh nghiệm từ việc thực thi năm nay để thực thi tố hơn vào năm kế tiếp. Tuy nhiên, việc này chủ yếu là do cán bộ thực thi chính sách làm, các hộ dân đều không biết tới để đánh giá việc tổng kết chính sách và rút kinh nghiệm. Các hộ dân chủ yếu biết đến chính sách mình được hưởng, được hỗ trợ những gì từ chính sách còn việc tổng kết, thực thi đều do cán bộ thực thi thực thi.

Hộp 4.3. Đánh giá của hộ về tổng kết chính sách

“Chưa thấy có đánh giá tổng kết chính sách gì cả, việc này chủ yếu là của các ông cán bộ ở xã, trưởng thôn. Tôi chỉ biết là nhà nước có hỗ trợ cho mình là được”.

(Ông Hầu Mí Pó,46 tuổi, xã Sủng Cháng). Việc tổng kết chính sách chủ yếu là các cán bộ xã, trưởng thôn, còn các hộ hầu như không biết đến việc đánh giá tổng kết chính sách.

Bảng 4.14. Tỷ lệ hộ được tham gia vào tổng kết chính sách

Chỉ tiêu Tỷ lệ (%) Ghi chú

Hộ biết đến tổng kết chính sách 9,3 Hộ có vợ hoặc chồng làm trưởng thôn, cán

bộ xã hoặc có anh em làm cán bộ Hộ không biết đến tổng kết

chính sách 86,4 Hộ nông dân không có anh em làm cán bộ

Hộ được tham gia vào tổng kết

chính sách 4,3 Hộ cán bộ

Tổng số hộ nhận được chính

sách hỗ trợ 100

Nguồn: Điều tra hộ (2016) Trong tổng số hộ nhận được hỗ trợ thì có đến 86,4% không biết đến quá trình tổng kết chính sách, số hộ được biết hoặc được tham gia tổng kết chỉ có những hộ mà bản thân làm cán bô thực thi hoặc có người nhà làm cán bộ thì mới biết đến tổng kết chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)