Thực trạng thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 68 - 70)

XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG

4.1.1.Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Yên Minh

Chương trình giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Những năm qua, nhờ thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chương trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm nhanh từ 63,55% năm 2005 xuống còn 16,81% năm 2010; người nghèo tiếp cận tốt hơn sự trợ giúp của Nhà nước và các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo được tăng cường; đời sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt.

Tuy vậy, kết quả giảm nghèo trên địa bàn huyện chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm so với tổng số hộ thoát nghèo còn cao. Khi Chính phủ ban hành chuẩn nghèo mới, số hộ nghèo trên địa bàn huyện lại tăng lên. Kết quả điều tra hộ nghèo năm 2010 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015): Toàn huyện có 8.287 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 56,47% tổng số hộ; 2.278 hộ cận nghèo, chiếm 15,54% tổng số hộ.

Theo kết quả điều tra hộ nghèo cuối năm 2014, số hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 4.648 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 28,54% tổng số hộ toàn huyện; 2.341 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 14,37%. Nguyên nhân nghèo thể hiện: Thiếu vốn sản xuất: 2.185 hộ, chiếm 47% số hộ nghèo; thiếu đất canh tác: 1.008 hộ, chiếm 21,86%; thiếu phương tiện sản xuất: 625 hộ, chiếm 13,44%; không biết cách làm ăn: 956 hộ, chiếm 20,56%; thiếu lao động: 382 hộ, chiếm 8,21%; đông người ăn theo: 377 hộ, chiếm 8,11%; có lao động nhưng không có việc làm: 276 hộ, chiếm 5,93%; ốm đau bệnh tật: 60 hộ, chiếm 1,28%; lười lao động, mắc tệ nạn xã hội: 92 hộ, chiếm 1,97%.

Trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, nhưng huyện vẫn chỉ đạo ưu tiên cho lĩnh vực an sinh xã hội và giảm nghèo, đồng thời tiếp tục bố trí kinh phí để triển khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo và hỗ trợ đồng bào

dân tộc thiểu số. Huyện cũng tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các chính sách và chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội như chính sách trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề lao động nông thôn, các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các bộ ngành, của tỉnh huyện đã nghiêm túc tổ chức triển khai, nghiên cứu rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách giảm nghèo; xây dựng các giải pháp cụ thể, bố trí và huy động đa dạng hóa nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho các địa bàn khó khăn, đồng bào nghèo dân tộc thiểu số. Nhìn chung người nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của nhà nước; cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường trên cơ sở triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm nhanh, đời sống của người nghèo được từng bước cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Với những nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và sự vào cuộc của cán bộ, Đảng viên và nhân dân trong huyện, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức lực lượng vũ trang trên địa bàn toàn huyện đã tham gia hưởng ứng tích cực thực hiện kế hoạch số 63/KH-UBND

- Cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện được phân công tham gia phụ trách, giúp đỡ 1.274 hộ nghèo đã dành thời gian tìm hiểu nguyên nhân và nguyện vọng của người dân để có phương án giúp đỡ.

- 100% hộ nghèo đã được hỗ trợ về kiến thức, kinh nghiệm phát triển sản xuất và chăn nuôi phù hợp với điều kiện của từng hộ gia đình và trên 50% hộ nghèo được hỗ trợ con giống, giống cây trồng, công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất, tiền mặt với kinh phí thực hiện trên 1 tỷ đồng. Kết quả đã giúp cho 1.313 hộ thoát nghèo.

Phối hợp nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợ người nghèo trong vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạo điều kiện duy trì với các loại dịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng; về đào tạo nguồn nhân lực…Đồng thời khắc phục những hạn chế như: Các chương trình giảm nghèo triển khai chưa toàn diện, nhiều chính sách, chương trình giảm nghèo được ban hành nhưng còn mang tình ngắn hạn, chồng chéo, nguồn lực cho giảm nghèo chưa đáp ứng yêu cầu, lại bị phân tán, dàn trải, thiếu giải pháp cụ thể gắn kết việc thực hiện chính sách giảm nghèo với chính sách an sinh xã hội, việc phối hợp chỉ

đạo thực hiện giữa các đơn vị chưa chặt chẽ, hiệu quả… Một số xã thực hiện rất hiệu quả như xã Đông Minh, Na Khê, Lao Và Chải, Mậu Duệ...đã giúp cho cuộc sống của người dân ngày càng ổn định, được tiếp cận trực tiếp với nhiều chính sách, các hộ nghèo đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)