Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.4. Hiện trạng sử dụng đất đai tại huyện Yên Minh
Nhóm đất nông, lâm nghiệp: Tổng diện tích 32.018,55 ha, chiếm 68,27% trên tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 25.113,30 ha; đất lâm nghiệp có rừng 27.874,61 ha; đất nuôi trồng thủy sản 28,91 ha (xem bảng 3.3).
Nhóm đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích 1.919,32 ha, chiếm 2,47% trên tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: Đất ở 547,36 ha; đất chuyên dùng 875,60 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 18,82 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 477,43 ha.
Nhóm đất chưa sử dụng: Tổng diện tích 22.919,18 ha, chiếm 29,51% trên tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: đất đồi núi chưa sử dụng 21.261,92 ha; đất núi đá không có cây rừng 1.659,01 ha.
Bảng 3.3. Tình hình sử đụng đất đai tại huyện năm 2016
STT Loại đất Năm 2016
Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%)
Tổng số 77.658,79 100
I Đất nông nghiệp 32.018,55 68,27
1 Đất sản xuất nông nghiệp 25.113,30
2 Đất lâm nghiệp có rừng 27.874,61
3 Đất nuôi trồng thủy sản 28,91
II. Đất phi nông nghiệp 1.919,32 2,47
1 Đất ở 547,36
2 Đất chuyên dùng 875,60
3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 18,82
4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 477,43
III Đất chưa sử dụng: 22.919,18 29,51
1 Đất bằng chưa sử dụng -
2 Đất đồi núi chưa sử dụng 21.261,92
3 Đất núi đá không có cây rừng 1.659.01
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Minh (2016) 3.1.5. Hiện trạng cơ sở hạ tầng ở huyện Yên Minh
Cơ sở hạ tầng trên địa bàn mang đặc trưng của một huyện vùng cao, là trung tâm của 4 huyện vùng cao phía đông bắc của tỉnh Hà Giang (xem bảng 3.4).
Bảng 3.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện năm 2016
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
I Điện sinh hoạt
1 Trạm biến áp Trạm 38
2 Số xóm có điện Xóm 270
3 Số xóm không có điện Xóm 12
II Giao thông
1 Đường liên huyện Km 580
2 Đường liên xã Km 430
3 Đương cấp phối Km 250
4 Đường đất Km 180
5 Đường bê tông Km 200
6 Đường nhựa Km 300
III Hệ thống thuỷ lợi
1 Hồ chứa Hồ 15 2 Đập Đập 10 IV Trạm y tế Trạm 18 V Giáo dục 1 THPT Trường 2 2 THCS Trường 18 3 Tiểu học Trường 18 4 Mầm non Trường 18 VI Bưu điện Trạm 18 VII Chợ Cái 16
VIII Chi nhánh ngân hàng Trụ sở 18
Nguồn: UBND huyện Yên Minh (2016) Hệ thống điện: Đã đảm bảo 95% nhu cầu của người dân, song vẫn còn nhiều hạn chế, một số xóm ở xa trạm, xa trung tâm nguồn điện còn yếu, chất lượng điện không ổn định.
Hệ thống đường giao thông: Cơ bản đã được bê tông hóa và nhựa hóa. Hệ thống giáo dục: Đã được chuẩn hóa ở cả 4 cấp học. Cơ sở vật chất tương đối khang trang; đáp ứng nhu cầu dạy và học của con em các dân tộc của huyện.
Về y tế: Luôn được đầu tư xây dựng các trạm y tế trong huyện đều rộng rãi, khang trang.
3.1.6. Tình hình phát triển kinh tế
Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của huyện Yên Minh tăng qua các năm, tổng giá trị sản xuất tăng đều, phần đông số hộ dân sống vào sản xuất nông nghiệp, giá trị sản phẩm nông nghiệp thấp. Giá trị sản xuất dịch vụ thương mại và sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn hạn chế. Tuy nhiên phần lớn có sự phân biệt rõ rệt giữa các hộ sản xuất nông nghiệp và các hộ kinh doanh dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp và địa phương có hơn 10% số hộ là cán bộ công nhân viên chức đang hưởng chế độ lương hưu của nhà Nước.
Bảng 3.5. Chỉ tiêu kinh tế chủ yếu
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016
Thu ngân sách Nhà nước Tr. đồng 698.101 758.634 769.454
Chi Ngân sách địa phương Tr. đồng 697.226 757.729 768.217
Giá trị sản xuất nông nghiệp
(theo giá hiện hành) Tr. đồng 679.734 721.433 771.790
Giá trị sản xuất lâm nghiệp
(theo giá hiện hành) Tr. đồng 54.574 61.685 52.572
Giá trị sản xuất công nghiệp
(theo giá hiện hành) Tr. đồng 233.113 235.407 114.691
Giá trị sản xuất thủy sản (theo
giá hiện hành) Tr. đồng 1.175 1.192 1.308
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
của nhà nước trên địa bàn Tr. đồng 161.721 166.985 194.115
Tổng mức bản lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ trên địa bàn Tr. đồng 274.773 285.174 343.620
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Minh (2016) Cơ cấu kinh tế:
- Thương mại dịch vụ: Còn hạn chế và manh mún
- Về công nghiệp xây dựng: Trong những năm gần đây cùng xu hướng phát triển chung, ngành công nghiệp xây dựng của địa phương đã có bước phát triển giải quyết công ăn, việc làm cho một bộ phận lao động, tăng thu nhập cho nhân dân.
Chăn nuôi: Phát triển chưa tương xứng, chưa có các mô hình trang trại phù hợp với điều kiện của huyện; chủ yếu là nhỏ lẻ ở các hộ gia đình. Chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.
Trồng trọt: Chủ yếu nhân dân trồng cây công nghiệp (mía tím). Tuy nhiên nguồn giống và kỹ thuật chăm sóc còn mạng nặng tính tập quán của nhân dân bản địa. Trong những năm gần đây huyện đã từng bước đưa tiến bộ khoa kỹ thuật vào sản xuất xây dựng các mô hình trồng mía tím đến nhân dân. Do đó giá trị sản xuất nông nghiệp của nhân đân đã tăng lên đáng kể.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp tiếp cận, chọn điểm và khung phân tích
3.2.1.1. Phương pháp tiếp cận
Đánh giá của người dân về việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong giảm nghèo (bao gồm kết mong đợi và không mong đợi) từ việc thực thi mỗi chính sách. Đánh giá của người dân nhằm trả lời các câu hỏi chính về những nội dung được thực thi, không được thực thi, ở đâu, tại sao và kết quả như thế nào. Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu này, cách tiếp cận như sau:
Phương pháp tiếp cận hệ thống
Việc thực thi chính sách cần sự phối hợp của hệ thống các cơ quan đơn vị từ cấp Trung ương tới người dân. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho giảm nghèo được thực thi tại địa bàn huyện được thu thập bằng cách tiếp xúc trực tiếp các cán bộ nông nghiệp, khuyến nông, thú y,...cơ sở chính quyền huyện.
Phương pháp tiếp cận theo nội dung chính sách quy định tại các văn bản chính sách
Nghiên cứu này liên quan đến hai chính sách và các chính sách này có sự khác nhau về cơ quan tham gia thực thi, đối tượng hưởng lợi trực tiếp, kênh truyền dẫn tác động,... Vì vậy mỗi chính sách sẽ có đối tượng khảo sát, chỉ tiêu đánh giá riêng biệt.
Phương pháp tiếp cận theo kênh tác động và tác nhân hưởng lợi trực tiếp từ chính sách
Các chính sách có đối tượng hưởng lợi trực tiếp khác nhau. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thì đối tượng hưởng lợi trực tiếp là hộ gia đình, cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhóm hộ. Còn chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là toàn bộ các hộ trên địa bàn xã. Ngoài ra, các chính sách này có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung, sự chuyển đổi cơ cấu lao động của cả xã. Vì thế chủ thể đánh giá chính sách là những đối tượng hưởng lợi ở các cấp như cá nhân người dân, hộ gia đình, tổ nhóm, cộng đồng, mô hình hợp tác. Ở cấp hộ gia đình là thu nhập, năng suất cây trồng vật nuôi. Đối với cá nhân là mức lương, năng suất lao động, cơ hội việc làm. Đối với mô hình hợp tác là hiệu quả sản xuất, tiếp cận vốn, thị trường khả năng cung ứng. Việc đánh giá của người dân được giới hạn ở tác động ngắn và dài hạn bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực.
- Tiếp cận theo vùng: vùng núi cao, vùng núi thấp và khu vực trung tâm
huyện. Đối với việc thực thi các chính sách hỗ trợ sản xuất và xây dựng cơ sở
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích chính sách giảm nghèo Điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội
Nguồn lực cho thực thi CS giảm nghèo (vốn, kỹ thuật, nhân lực, thị trường…) Các chính sách cho giảm nghèo Tổ chức, giám sát thực thi Hệ thống các giải pháp thực thi chính sách cho giảm nghèo Thực thi giải pháp Khả năng thực thi chính sách (các cấp từ Tỉnh. đến ĐP - huyện, xã, người dân) T h ôn g t in p h ản h ồi
Thông tin phản hồi
hạ tầng trong giảm nghèo ở mỗi khu vực đặc thù khác nhau là khác nhau, việc chọn cách tiếp cận này cho thấy được sự so sánh rõ nét về đặc thù của vùng trong việc nghiên cứu đánh giá về thực thi các chính sách giảm nghèo thuộc chương trình 135 trên địa bàn huyện.
- Tiếp cận theo loại hộ: Trong việc thực thi chính sách theo mục tiêu giảm nghèo có nhiều đối tượng thụ hưởng trong cùng một địa bàn, song song với đó là các cơ chế và tiếp cận với từng đối tượng là khác nhau, vì vậy việc đánh giá về chính sách của các đối tượng này là khác nhau trong hộ Nghèo, cận nghèo và không nghèo.
Để nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thực thi chính sách giảm nghèo tại huyện Yên Minh, với cách tiếp cận đã nêu ở trên, nghiên cứu sẽ được triển khai theo các nhóm đối tượng và yếu tố tác động đến chu trình thực thi chính sách giảm nghèo
3.2.1.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Trên địa bàn huyện Yên Minh hiện nay có 17/18 xã thị trấn đều có hộ nghèo. Ngoài thu thập số liệu thứ cấp trên địa bàn tôi chọn 3/17 xã thuộc chương trình 135 trên địa bàn huyện Yên Minh gồm xã: Sủng Cháng thuộc vùng núi cao của huyện, Mậu Long thuộc vùng núi thấp của huyện, xã Mậu Duệ thuộc khu vực gần trung tâm huyện để phản ánh khách quan tình hình thực thi chính sách xoá đói giảm nghèo.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Thông tin thứ cấp
Thông tin cơ bản về tình hình thực thi chính sách giảm nghèo ở huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
Nguồn số liệu được thu thập từ các cơ quan địa phương có liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo.
Các nghiên cứu có liên quan đến thực thi chính sách cho giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Minh thuộc chương trình 135, sách báo, tạp chí khoa học và các công trình nghiên cứu đã công bố.
Số liệu thứ cấp là nhưng số liệu đã được công bố. Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo tại UBND huyện. Thu thập số liệu về tình hình dân số, lao động, diện tích đất đai, ... chung của huyện, Ban chỉ đạo giảm nghèo của
huyện, phòng Lao động TB và XH, phòng thống kê, phòng kinh tế và hạ tầng, thông qua các báo cáo kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân huyện, phòng dân tộc của huyện, các số liệu đã công bố có liên quan, thu thập qua sách, tạp chí hoặc qua mạng internet.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua các hình thức phỏng vấn và phiếu điều tra, dựa trên nội dung của đề tài, tiến hành thiết kế biểu mẫu và phiếu điều tra.
Bảng 3.6. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp Đối Đối
tượng Số mẫu Nội dung thu thập
Phương pháp 1. Cán bộ huyện -5 cán bộ gồm lãnh đạo huyện và các trưởng ban ngành (Phòng LĐTB và XH, phòng NN, phòng Dân tộc, phòng dân tộc, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng)
Thông tin về chủ trương và chính sách giảm nghèo thuộc chương trình 135 đang thực hiện tại địa phương
Các báo cáo, quyết định đánh giá về tình hình thực thi các chính sách giảm nghèo thuộc chương trình 135 tại huyện (lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát đánh giá…) - Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 2. Cán bộ xã 15 người (mỗi xã 5 người) gồm chủ tịch xã, Cán bộ Lao động- TBXH, Cán bộ khuyến nông, cán bộ địa chính- xây dựng, chủ tịch hội nông dân
- Nắm bắt được kế hoạch tổ chức thực thi các chính sách giảm nghèo thuộc chương trình 135. Đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình
- Nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng, giải pháp điều chỉnh hỗ trợ cho việc thực hiện các chính sách giảm nghèo thuộc chương trình 135 - Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 3. Hộ, nhóm hộ
140 hộ và 9 nhóm hộ Các chính sách giảm nghèo thuộc chương
trình 135 của chính phủ mà các hộ được thụ hưởng; đánh giá về hình thức và chất lượng chính sách, các hộ đề xuất nguyện vọng để đưa ra các giải pháp nhằm giúp hoạt động thực thi chính sách giảm nghèo đạt hiệu quả
Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.
Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu nhờ phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp. Đề tài tiến hành điều tra, phỏng vấn cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện (5), xã (15); Điều tra trường hợp điển hình (case study) với các cá nhân, nhóm (9); Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng hệ thống bảng hỏi (structured survey) với các hộ gia đình (140 hộ).
Chọn điểm và chọn mẫu (loại hộ và số lượng hộ): Khảo sát 140 hộ nông dân ở 3 xã, đại diện cho 3 vùng khác nhau trên địa bàn nghiên cứu cụ thể: xã Sủng Cháng 30 hộ thuộc vùng núi cao, xã Mậu Duệ 60 hộ thuộc khu vực trung tâm huyện, xã Mậu Long 50 hộ thuộc khu vực núi thấp. Trong đó có 84 hộ nghèo; 16 hộ cận nghèo và 40 hộ không nghèo và trung bình. Tổng số phiếu điều tra là 169 phiếu.
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
3.2.3.1. Phương pháp xử lý thông tin
Với các số liệu thứ cấp: Chọn lọc số liệu trên các báo cáo, giáo trình, các
trang wed ...sao chép hoặc trích dẫn các số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Với số liệu sơ cấp: sau khi điều tra thu thập số liệu qua phiếu điều tra tiến hành tổng hợp và xử lý bằng công cụ Excel.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin
Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để đánh giá các chỉ tiêu trước và sau khi thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo trên địa bàn
Phương pháp thống kê mô tả: Đánh giá hiện tượng kinh tế xã hội bằng các
số liệu thu thập được mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.
Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;
Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. 3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng thiết kế các dự án thuộc chương trình 135 của huyện Yên Minh
+ Mục tiêu, đối tượng thụ hưởng có phù hợp, đảm bảo đạt được mục tiêu giảm nghèo.
+ Các hoạt động dự án + Nguồn vốn bố trí
- Nhóm chỉ tiêu xây dựng bộ máy triển khai thực thi chương trình giảm nghèo:
+ Ban chỉ đạo thực thi chương trình giảm nghèo.
+ Số người tham gia và thành phần cốt cán của Ban chỉ đạo
+Trình độ chuyên môn của thành phần tham gia triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo
- Nhóm chỉ tiêu xây dựng hoạt động tuyên truyền, phổ biến về chương trình giảm nghèo
+ Nâng cao năng lực giảm nghèo: các hoạt động đối thoại chính sách cho người nghèo, số người tham sự; hoạt động tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo cho cán bộ triển khai chính sách
+ Truyền thông giảm nghèo: số lượng các sản phẩm truyền thông qua phóng sự, tọa đàm, panô, áp phích, tờ rơi....
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện các chương trình giảm nghèo + Tổng số hộ thoát nghèo, tái nghèo
+ Thu nhập bình quân của huyện, xã nghèo