Bố trí nguồn lực giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 78)

4.1.1 .Tình hình nghèo đói trên địa bàn huyện Yên Minh

4.2. Đánh giá tình hình thực thi các chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc

4.2.3. Bố trí nguồn lực giảm nghèo

Việc huy động nguồn lực là một việc cần thiết để thực thi chính sách có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, chỉ có 57,1% hộ dân biết về việc huy động nguồn lực, việc này sẽ làm lãng phí một lượng nguồn lực từ các hộ dân đóng góp vào cho chính sách. Số hộ được tham gia huy động nguồn lực có 25,7% là ít do các hộ cũng đa số hộ nghèo không có điều kiện để đóng góp.

Bảng 4.3. Đánh giá của hộ về huy động nguồn lực thực thi chính sách

Loại hộ Biết huy động nguồn lực Được tham gia huy động nguồn lực

SL (hộ) (%) SL (hộ) %

Nghèo 45 53,6 10 11,9

Cận nghèo 10 62,5 6 37,5

Trung bình, khá 25 62,5 20 50,0

Cộng 80 57,1 36 25,7

Nguồn: Điều tra khảo sát, (2016) Công tác huy động nguồn lực của địa phương còn chưa hiệu quả bởi có trên địa bàn có tỷ lện hộ nghèo cao, mặc khác tác động của chính quyền cũng như sự vận động tham gia trong các phong trào cũng như sự vận động của các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng là chưa thực sự hiệu quả.

Kinh phí hỗ trợ cho các hộ gia đình triển khai thực hiện chính sách nhiều khi còn chưa kịp thời, dẫn đến việc triển khai thực hiện chính sách cũng chưa đạt hiệu quả.

Hộp 4.1. Ý kiến của người dân về mức vốn được hỗ trợ

“Được sự giúp đỡ của nhà nước hỗ trợ mua giống và vật tư, nhưng hỗ trợ của nhà nước ít quá không đủ tiền để duy trì thêm trong các đợt sau, Nhà nước cấp phát muộn quá và đôi khi giống khác so với chúng tôi làm”.

Nguồn: Vàng Mí Lềnh, 46 tuổi 4.2.4. Tuyên truyền các thông tin về chính sách giảm nghèo thuộc Chương trình 135 trên địa bàn huyện Yên Minh

Phổ biến, tuyên truyền thông tin về các chính sách thuộc chương trình 135 của Chính Phủ trên địa bàn huyện là một nội dung quan trọng và cần thiết, để từ đó các tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần đầu tư nắm bắt được thông tin và có kế

hoạch đầu tư cụ thể, bên cạnh đó tuyên truyền chính sách để còn giúp các đối tượng thụ hưởng có thể giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ từ cơ quan liên quan và đội ngũ cán bộ thực hiện. Vì vậy Ủy ban nhân dân huyện Yên Minh đã chỉ đạo Đài phát thanh truyền hình huyện phối hợp với các phòng chuyên môn trực tiếp thực thi chính sách xây dựng các bản tin phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình huyện để giúp cho thông tin của các chính sách giảm nghèo đặc biệt là các chính sách thuộc chương trình 135 đến gần với người dân

Qua tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập số liệu trực tiếp từ cán bộ, đối tượng thụ hưởng về tình hình nắm bắt thông tin về các chương trình giảm nghèo tại địa phương, kết quả thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.4. Tình hình nắm bắt thông tin chính sách thuộc Chương trình 135 của đối tượng điều tra tại huyện Yên Minh

TT Nội dung Số lượng

(phiếu)

Tỷ lệ (%)

1 Nắm bắt được tất cả thông tin về chính sách 53 31,36

2 Nắm bắt được một phần thông tin về chính sách 101 59,76

3 Biết về Chương trình, song không rõ các chính sách hỗ trợ 15 8,88

4 Không biết về Chương trình cũng như các nội dung chính sách 0 0

5 Tổng số 169 100

Nguồn: Điều tra khảo sát (2016) Qua bảng 4.3 cho thấy, 100% các đối tượng điều tra đều biết đến các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình 135, tuy nhiên việc nắm bắt nội dung của các chương trình lại khác nhau. Có 31,36% số người điều tra nói rằng họ nắm bắt được tất cả thông tin chính sách hỗ trợ; 8,88% số người biết về Đề án nhưng không rõ các chính sách; 59,76% là nắm bắt được một phần thông tin của chương trình. Những đối tượng nắm bắt được tất cả thông tin chính sách hỗ trợ chủ yếu là cán bộ huyện, cán bộ cơ sở nằm trong đối tượng được hỗ trợ, còn lại đối với các đối tượng là hộ nghèo thì họ không quan tâm vấn đề tuyên truyền như thế nào mà họ chỉ quan tâm là họ được hỗ trợ gì từ nhà nước.

Các hộ dân trong xã có điều kiện kinh tế còn chưa vững, thiếu điều kiện kinh tế, giao thông đi lại cũng khó khăn nên việc tiếp cận chính sách còn gặp ít nhiều hạn chế.

Theo các hộ dân thì tuyên truyền miệng giữa bà con hàng xóm là hình thức phổ biến được thực thi tại địa phương bằng cách tổ chức các buổi họp nhằm cung cấp thông tin cho người dân về nội dung chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, từ đó các hộ không biết sẽ hỏi các hộ đã đi họp biết về nội dung chính sách và các quy định của chính sách.

Bảng 4.5. Cách thức tiếp cận thông tin chính sách của hộ điều tra

Tiếp cận qua các kênh Nghèo N= 84 Cận nghèo N = 16 Khá, TB N= 40 Tổng N= 140

Tiếp nhận qua truyền miệng 83,3 87,5 85,8 84,3

Tiếp nhận qua đài phát thanh 35,7 39,3 32, 7 35,0

Tiếp nhận qua chương trình,

phong trào 11,9 8,9 10,7 10,7

Nguồn: Điều tra hộ (2016) Bên cạnh đó, việc tuyên truyền chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo còn thông qua hệ thống truyền thông là đài phát thanh của địa phương. Tuy nhiên, các thôn ở trung tâm xã mới nắm được thông tin về chính sách hỗ trợ sản xuất trong nông nghiệp còn các thôn nghèo thì chưa có điều kiện tiếp cận thông qua đài phát thanh mà họ chủ yếu thông qua việc truyền miệng giữa các hộ gia đình với nhau để biết đến chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Công tác tuyên truyền vận động của xã thực thi tốt song việc tổ chức vẫn còn nhiều điều chưa tốt dẫn đến tình trạng vẫn có trường hợp người dân không hiểu rõ chính sách dẫn đến nhận thức sai lệch về chính sách hỗ trợ. Trong quá trình triển khai chương trình công tác tuyên truyền, khích lệ, động viên người dân còn chưa được chú trọng đúng mức.

Hộp 4.2. Đánh giá của hộ về phổ biến tuyên truyền chính sách

Các hộ dân ở đây biết đến chính sách chủ yếu là qua cán bộ xã, cán bộ thôn. Các thôn ở trung tâm xã thì có loa phát thanh xã rồi còn các thôn nghèo, đường đi khó khăn thì họ đều phải qua trưởng thôn, truyền tai nhau giữa các hộ với nhau để biết được chính sách hỗ trợ thôi.

Nguồn: Nguyễn Đình Hiệp, 32 tuổi, xã Mậu Duệ Tuyên truyền miệng qua các buổi hop thôn/bản có tác động lớn nhất khi gần gũi với người dân, nhiều thôn ở xa trung tâm xã các chính sách họ tiếp nhận được đều thông qua trưởng thôn thì họ mới biết đến chính sách.

4.2.5. Kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo thuộc chương trình 135 trên địa bàn huyện Yên Minh địa bàn huyện Yên Minh

4.2.5.1 Chính sách Hỗ trợ sản xuất

Bao gồm chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật tư, vật nuôi, phân bón, hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi đầu vào cho các hộ nghèo; hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy mốc công cụ cho hoạt động chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Hỗ trợ sản xuất là một trong những hợp phần nhận được sự hỗ trợ của các chương trình giảm nghèo nhất. Hoạt động hỗ trợ sản xuất đi vảo mọi khía cạnh nhu cầu của người nghèo và dân tộc thiểu số.

Năm 2014: Vốn kế hoạch: 7.900 triệu đồng, Vốn thực hiện: 7.900 triệu đồng, Vốn đã phân bổ, triển khai thực hiện cho các nội dung hỗ trợ đầu tư PTSX: Hỗ trợ thực hiện các mô hình 1.000 triệu đồng; Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo trồng cỏ 2.000 triệu đồng; Hỗ trợ mua gia súc, gia cầm 3.000 triệu đồng; Hỗ trợ hộ nghèo làm chuồng trại 600 triệu đồng; Hỗ trợ hộ nghèo mua máy chế biến phục vụ sản xuất; Hỗ trợ tập huấn 800 triệu đồng.

Tiến độ thực hiện: Vốn phân bổ đợt I đã được triển khai thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo kịp thời vụ sản xuất cho người dân được hưởng lợi. Tỷ lệ giải ngân: Vốn phân bổ đợt đã được giải ngân 100%. Số hộ hưởng lợi là 13.670 hộ. Tình hình thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được thể hiện ở bảng 4.4

Năm 2015, Tổng kinh phí giao thực hiện 6.120 triệu đồng.

- Hỗ trợ giá giống lúa lai, ngô lai: Số lượng giống hỗ trợ 62,409 tấn, kinh phí hỗ trợ thực hiện 4.000 triệu đồng. Hiện nay Phòng đã phối hợp với đơn vị cung ứng giống cho nhân dân đầy đủ số lượng. Kinh phí thực hiện 100%.

- Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo mua 24 con trâu, bò sinh sản, kinh phí hỗ trợ thực hiện 240 triệu đồng. Kinh phí thực hiện 100%.

- Hỗ trợ giá giống để mở rộng 32 ha diện tích hồng không hạt, kinh phí hỗ trợ thực hiện 400 triệu đồng. Hiện nay đã triển khai cho nhân dân đăng ký xong và đang phối hợp với Trung tâm giống cây trồng, gia súc Phó Bảng tiến hành ghép cây giống để trồng năm 2015. Kinh phí thực hiện 100%.

- Hỗ trợ thực hiện 01 mô hình trồng chuối tiêu hồng tại xã Mậu Duệ, kinh phí hỗ trợ thực hiện 80 triệu đồng, hiện nay đang triển khai làm đất. Kinh phí thực hiện 100%.

- Hỗ trợ 200 ha trồng cỏ gắn với phát triển chăn nuôi, kinh phí hỗ trợ thực hiện 800 triệu đồng, hiện nay đang tiến hàng trồng. Kinh phí thực hiện 100%.

- Hỗ trợ phân bón thâm canh cây lạc, diện tích thực hiện 180 ha, kinh phí hỗ trợ thực hiện 250 triệu đồng. Hiện nay đã triển khai cho nhân dân đăng ký trồng lạc hè thu để hỗ trợ phân bón. Kinh phí thực hiện 100%.

- Hỗ trợ 02 máy chế biến thức ăn gia súc đa năng (chế biến thức ăn chăn nuôi lợn), kinh phí hỗ trợ thực hiện 30 triệu đồng. Kinh phí thực hiện 100%.

- Hỗ trợ công tác tập huấn 80 triệu đồng, Kinh phí thực hiện 100%.

- Hỗ trợ thăm quan học tập trong và ngoài tỉnh 80 triệu đồng, Kinh phí thực hiện 100%.

- Kinh phí dự phòng 160 triệu đồng. Kinh phí thực hiện 100%.

Tình hình thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất chương trình 135 năm 2015 được thể hiện bảng 4.5

Năm 2016, Tổng kinh phí giao là 5.383 triệu đồng, kinh phí đã thực hiện 4.087 triệu đồng, đạt 75,92% kế hoạch. Cụ thể hỗ trợ thực hiện các nội dung sau:

a) Hỗ trợ giống vật tư, kinh phí thực hiện 2.233 triệu đồng, kinh phí đã thực hiện 2.233 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, trong đó:

- Hỗ trợ giống cây trồng (hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo trồng cỏ phát triển chăn nuôi), kinh phí thực hiện 284 triệu đồng, diện tích thực hiện 71 ha, đến nay đã giải ngân xong cho các hộ.

- Hỗ trợ giống vật nuôi, kinh phí thực hiện 747 triệu đồng để hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo mua lợn nái sinh sản, Số hộ được hỗ trợ 249, đến nay đã giải ngân xong cho các hộ và các hộ đã mua đủ 249 con giống.

- Hỗ trợ vật tư chủ yếu, kinh phí thực hiện 1.202 triệu đồng, thực hiện hỗ trợ hộ nghèo cận nghèo làm chuồng trại chăn nuôi gia súc: Số hộ được hỗ trợ 601 hộ, hiện nay các xã đã tu sửa được 601 chuồng trại, kinh phí đã giải ngân xong cho các hộ.

b) Hỗ trợ xây dựng mô hình chuyển đổi đất trồng ngô sang trồng cây ăn quả. Số hộ thực hiện 32 hộ. Diện tích thực hiện 15 ha, kinh phí hỗ trợ thực hiện 300 triệu, đến nay đã chỉ đạo các hộ đã trồng xong và đang hoàn tất chứng từ thanh toán kinh phí hỗ trợ cho nhân dân.

c) Hỗ trợ tập huấn, Triển khai tập huấn 11 lớp tại các xã, kinh phí thực hiện 120 triệu đồng. đến nay đã triển khai tập huấn xong11 lớp tập huấn, với 550 học viên tham dự, kinh phí đã thực hiện 120 triệu đồng.

d) Hỗ trợ máy, thiết bị: Kinh phí hỗ trợ 2.550 triệu đồng, kinh phí đã thực hiện 1.734 triệu đồng, cụ thể:

- Hỗ trợ máy chế biến thức ăn cho gia súc: Số hộ được hỗ trợ 578 hộ. Kinh phí thực hiện 1.734 triệu đồng. Đến nay các hộ đã mua đủ máy với số lượng 578 cái và huyện đã giải ngân 100% kinh phí hỗ trợ cho các xã để chi trả cho các hộ là 1.734 triệu đồng; - Hỗ trợ máy tẽ ngô: Số hộ được hỗ trợ 272 hộ, số máy được hỗ trợ 272 cái. Kinh phí thực hiện 816 triệu đồng. Hiện nay đang chỉ đạo các hộ mua máy và tiến hành nghiệm thu số lượng máy đã mua tại các xã để thanh toán kinh phí hỗ trợ cho các hộ.

e) Hỗ trợ thăm quan học tập trong và ngoài tỉnh 180 triệu đồng, Hiện nay phòng đã xây dựng xong kế hoạch và lựa chọn các mô hình sản xuất, chuyển đổi cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao của các huyện trong và ngoài tỉnh để thăm quan học tập kinh nghiệm trong tháng 12/2016.

Bảng 4.6. Tình hình thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 năm 2014 TT Nội dung ĐVT Khối lượng Số hộ hưởng lợi Vốn (Triệu đồng) Vốn giải ngân CT 135 (%) Ghi chú Kế hoạch Thực hiện Tổng vốn NSTW CT 135 NSĐP Dân đóng góp Hỗ trợ sản xuất 9.630 9.630 13.670 7.900 7.900 100 . 1 Hỗ trợ thực hiện các mô hình Mô hình 180 180 195 1.000 1.000 100 2 Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo trồng cỏ Kg 6.500 6.500 4.850 2.000 2.000 100

3 Hỗ trợ mua giống gia

súc, gia cầm Con 300 300 300 3.000 3.000 100

4 Hỗ trợ hộ nghèo làm

chuồng trại m

2 2.500 2.500 300 600 600 100

5 Hỗ trợ mua máy chế

biến phục vụ sản xuất Cái 50 50 25 500 500 100

6 Hỗ trợ tập huấn Người 100 100 8.000 800 800 100

Bảng 4.7. Tình hình thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 năm 2015 TT Nội dung ĐVT Khối lượng Số hộ hưởng lợi Vốn (Triệu đồng) Vốn giải ngân CT 135 (%) Ghi chú Kế hoạch Thực hiện Tổng vốn NSTW CT 135 NSĐP Dân đóng góp Hỗ trợ sản xuất 62.848 62.848 11.395 6.120 6.120 100 .

1 Hỗ trợ giống lúa lai, ngô lai Kg 62.409 62.409 6989 4.000,0 4.000,0 100

2 Hỗ trợ giá giống để mở rộng

diện tích hồng không hạt Ha 32 32 341 400,0 400,0 100

3 Hỗ trợ trồng cỏ phát triển chăn

nuôi Ha 200 200 2250 800 800 100

4 Hỗ trợ phân bón thâm canh

cây lạc Ha 180 180 1680 250,0 250,0 100

5 Hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo

mua trâu, bò sinh sản Con 24,0 24,0 24 240,0 240,0 100

6 Hỗ trợ máy chế biến thức ăn

đa năng Cái 2 2 2 30,0 30,0 100

Hỗ trợ thực hiện mô hình sản

xuất MH 1 1 1 80,0 80,0 100

Hỗ trợ công tác tập huấn Tr.đ 90 80,0 80,0 100

Hỗ trợ thăm quan học tập kinh

nghiệm trong và ngoài tỉnh Tr.đ 18 80,0 80,0 100

Bảng 4.8. Tình hình thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 năm 2016 TT Nội dung ĐVT Khối lượng Số hộ hưởng lợi Vốn (Triệu đồng) Vốn giải ngân CT 135 (%) Ghi chú Kế hoạch Thực hiện Tổng vốn NSTW CT 135 NSĐP Dân đóng góp Hỗ trợ sản xuất 1.797 1.510 2.748 5.383 5.383 75,9 . 1 Hỗ trợ giống cây trồng Tr.đ 71 71 466 284 284 100 2 Hỗ trợ giống vật nuôi 249 249 249 747 747 100 3 Hỗ trợ vật tư chủ yếu 601 601 601 1.202 1.202 100 4 Xây dựng mô hình Ha 15 32 300 300 5 Hỗ trợ tập huấn Lớp 11 11 550 120 120 100 6 Hỗ trợ máy, thiết bị Tr.đ 578 578 578 2.550 2.550 68 Hỗ trợ thăm quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh

Tr.đ 272 272 180 180

4.2.5.2. Chính sách hỗ trợ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)