Nội dung đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 27 - 29)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách giảm nghèo

2.1.4. Nội dung đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương

trình 135

Nội dung đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo cho các xã thuộc chương trình 135 bao gồm các nội dung sau:

2.1.4.1. Cơ quan triển khai

Chức năng của các cơ quan điều hành và thực hiện chính sách thường được quy định đầy đủ trong các chính sách của chính phủ. Ở cấp tỉnh, cấp huyện, cơ quan điều hành phải được tổ chức đủ mạnh đảm bảo phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị trên địa bàn huyện, nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của cơ quan quản lý chương trình, đảm bảo tiết kiệm, phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đơn vị tham gia vào từng hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. Ở cấp xã, thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên, thực hiện nghiêm túc, công bằng, minh bạch các chính sách hỗ trợ của Chính phủ.

Các cấp thẩm quyền

Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Ban dân tộc tham mưu giúp UBND tỉnh hướng dẫn chỉ đạo thực hiện hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất và chỉ đạo điểm ở một số xã, thôn/bản để rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng. UBND huyện có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra UBND xã tổ chức thực hiện Dự án. Đối với hợp phần hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thì UBND cấp huyện là cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình kèm theo kế hoạch đấu thầu trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt.

2.1.4.2. Lập kế hoạch

Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo cần được cụ thể hóa thành các kế hoạch của các cấp và các ngành. Kế hoạch càng cụ thể tính khả thi càng cao. Kế hoạch cần được xây dựng theo xu hướng có sự tham gia của các cấp, các ngành và cộng đồng.

2.1.4.3. Bố trí nguồn nhân lực

Nguồn lực trong thực hiện các chương trình giảm nghèo đóng vai trò rất quan trọng. Nếu không có nguồn lực thì việc thực hiện các chương trình giảm nghèo sẽ bị chậm tiến độ và không kịp thời. Căn cứ vào số lượng đối tượng thụ hưởng, mục tiêu của chính sách, UBND xã sẽ lập kế hoạch huy động nguồn lực cho việc thực hiện chương trình giảm nghèo, các hoạt động này thường là huy động nguồn lực từ địa phương, từ người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội trong địa bàn huyện. Tuy nhiên việc huy động này còn đạt hiệu quả kém, trong điều kiện dân còn nghèo sự đóng góp có thể không phải bằng tiền thì có thể bằng sức lực và hiện vật thông qua khai thác và sử dụng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương.

2.1.4.4. Phân công/phân cấp, phối hợp thực thi chính sách

Một chính sách thường được thực hiện trên một địa bàn rộng lớn và nhiều tổ chức tham gia do đó phải có sự phối hợp, phân công hợp lý để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Mặt khác các hoạt động thực thi mục tiêu là hết sức đa dạng, phức tạp, chúng đan xen, thúc đẩy lẫn nhau, kìm hãm, bởi vậy nên cần phối hợp các cấp, các ngành để triển khai chính sách một cách chủ động khoa học sáng tạo thì sẽ có hiệu quả cao, duy trì ổn định. Đánh giá để phát hiện ra những tồn tại để rút kinh nghiệm.

2.1.4.5. Kết quả thực hiện

Kết quả thực thi chính sách thuộc Chương trình 135 được thể hiện cụ thể qua việc thực hiện nội dung các chính sách: hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng.

2.1.4.6. Giám sát, đánh giá trong thực hiện kế hoạch

Đánh giá tác động của các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện là một bước quan trọng trong quá trình thực thi chính sách. Trong quá trình thực hiện chính sách, sẽ phát hiện ra các tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách. Điều này sẽ giúp cho việc điều chỉnh thực thi các chính sách giảm nghèo tiếp theo đạt hiệu quả cao. Bất cứ triển khai thực hiện giảm nghèo nào thì cũng phải đánh giá tác động của chính sách để đảm bảo các chính sách

được thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Các cơ quan Nhà nước thực hiện việc kiểm tra này, và nếu tiến hành thường xuyên thì giúp nhà quản lý nắm vững được tình hình thực thi chính sách, từ đó có những kết luận chính xác về chính sách. Công tác kiểm tra này cũng giúp cho các đối tượng thực thi nhận ra những hạn chế của mình để điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 27 - 29)