Đánh giá tình hình thực thi các chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 72)

NGHÈO Ở CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 HUYỆN YÊN MINH 4.2.1. Xây dựng bộ máy thực thi các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện

Năm 2015, tình hình kinh tế - xã hội cả nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đầu tư công thắt chặt, chính phủ thực hiện nhiều biện pháp để cắt giảm chi thường xuyên do đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến vốn đầu tư và kinh phí thực hiện các chương trình giảm nghèo năm 2015 trên địa bàn huyện Yên Minh. Tuy nhiên với sự chỉ đạo kịp thời của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành trong tổ chức triển khai, thực hiện nên tình hình thực thi các chính sách giảm nghèo đã đạt được những kết quả nhất định.

UBND huyện Yên Minh kiện toàn ban chỉ đạo giảm nghèo để thực hiện đề án giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị Quyết 30A/2008 của Chính Phủ, đó cũng chính là cơ sở để thành lập ban chỉ đạo giảm nghèo chung cho toàn huyện khi thực hiện các chương trình giảm nghèo tiếp theo. Ban chỉ đạo giảm nghèo gồm: 25 đồng chí, trong đó đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; đồng chí Phó Chủ tịch thường trực làm Phó ban, đại diện thường trực Huyện ủy, đại diện lãnh đạo các ban khối đoàn thể; phòng Lao động Thương binh và xã hội là cơ quan thường trực và các thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban ngành trên địa bàn huyện.

Thành lập Ban kiểm tra giám sát về việc triển khai các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện do đồng chí Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân làm Trưởng ban, đồng chí Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Huyện ủy làm Phó ban, thanh tra huyện là cơ quan thường trực, các thành viên là các đồng chí thuộc ngành tư pháp và thực thi pháp luật. Các cán bộ làm việc trong Ban chỉ đạo giảm nghèo đều là cán bộ kiêm nhiệm chưa có cán bộ chuyên trách nên hiệu quả làm việc đạt chưa cao.

Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình của huyện, hàng năm tỉnh huyện vẫn phải căn cứ vào nguồn vồn phân bổ ngân sách nhà nước cấp, do nguồn kinh phí hạn hẹp, việc kêu gọi đầu tư từ tổ chức bên ngoài còn hạn chế nên khi đánh giá tổng kết chương trình khó đạt được các mục tiêu đề ra. Đề án khi xây dựng cũng chưa xin ý kiến của cộng đồng dân cư trên địa bàn nên việc đưa ra một số chỉ tiêu hỗ trợ cho người dân chưa sát với thực tế, chưa phù hợp với điều kiện, cũng như mong muốn của người dân.

Việc quản lý các chương trình giảm nghèo được tổ chức thực hiện theo nguyên tắc liên ngành, cơ cấu tổ chức phối hợp điều hành được thiết kế nhằm làm rõ quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có liên quan đến các chương trình, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập và xử lý thông tin, ra quyết định trong phạm vi đa ngành dựa trên cơ cấu tổ chức hiện có của huyện. Sự phối hợp chiều ngang của các Phòng và các ban ngành sẽ thông qua Ban chỉ đạo Chương trình giảm nghèo từ huyện đến cơ sở. Sự phối hợp chiều dọc sẽ thông qua hệ thống tổng hợp báo cáo và dân chủ hoá có hiệu quả trong việc ra quyết định dưới sự chỉ đạo của Đảng Uỷ và UBND các cấp.

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ sự phối hợp giữa các cấp trong việc quản lý thực hiện các chương trình giảm nghèo ở huyện Yên Minh

Phân công trách nhiệm ở huyện Yên Minh giữa các cơ quan quản lý cấp huyện thực hiện các chương trình giảm nghèo:

UBND huyện Yên Minh

BCĐ giảm nghèo huyện Phòng chuyên môn liên quan UBND xã Cán bộ cơ sở Phòng LĐ – TB xã hội

- Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp và thống nhất hoạt động xoá đói giảm nghèo trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện, xã; hoạch định, phối hợp, quản lý, thực hiện và giám sát hoạt động xoá đói giảm nghèo theo Nghị quyết, Quyết định; huy động nguồn lực của địa phương, đánh giá kết quả của chương trình. Thành lập ban kiểm tra giám sát về việc triển khai thực hiện chương trình 30a, chương trình 135 giai đoạn III, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

- Phòng Lao động thương binh và xã hội: Là cơ quan thường trực của Chương trình giảm nghèo, phối hợp với các phòng ban có liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi đánh giá hiệu quả của chương trình. Trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chính sách xuất khẩu lao động, dạy nghề cho lao động nông thôn. Hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện kế hoạch xoá đói giảm nghèo ở cấp xã.

- Các phòng chuyên môn có liên quan như phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Giáo dục và đào tạo, phòng nội vụ, phòng tài chính kế hoạch…: trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chính sách của chương trình giảm nghèo, tham mưu cho UBND huyện cân đối, phân bổ nguồn ngân sách thực hiện các chương trình, trực tiếp thẩm định các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Phối hợp với các ngành có liên quan để tìm kiếm nguồn vốn giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân; đồng thời hướng dẫn các ngành, các địa phương trong việc lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo.

Bên cạnh đó, UBND huyện đã thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện thực hiện các chương trình giảm nghèo của huyện do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND huyện làm phó Ban, lãnh đạo của 8 phòng chuyên môn thuộc UBND huyện là thành viên. Chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo như sau:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án hàng năm, tổng hợp nhu cầu kinh phí từ xã lên, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trình chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch đề án hàng năm của cấp xã.

- Bố trí, tăng cường cán bộ cấp huyện về đảm nhận các chức vụ chủ chốt tại xã. Thành lập các tổ công tác của huyện để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các xã trong việc thực hiện các chương trình.

- Phối hợp với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp thực hiện Chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững có hiệu quả.

- Chỉ đạo UBND các xã triển khai thực hiện các chương trình.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, thực hiện các hương trình. Hàng tháng tổng hợp tình hình và báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo tỉnh; 03 tháng tổ chức giao ban, hàng năm sơ kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình.

Để thực hiện được chức năng, nhiệm vụ đề ra UBND huyện thành lập 4 tiểu ban chỉ đạo cụ thể như sau:

1. Tiểu ban chỉ đạo các dự án về quy hoạch, kế hoạch, hạ tầng kỹ thuật xây dựng đồng chí Chủ tịch UBND huyện trực tiếp làm Trưởng tiểu ban, đồng chí Trưởng phòng Công thương làm phó tiểu ban thường trực và phòng Công thương là cơ quan thường trực, giúp việc cho tiểu ban chỉ đạo.

2. Tiểu ban chỉ đạo các dự án phát triển sản xuất, nông lâm, ngư nghiệp, thương mại do đồng chí phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách mảng kinh tế làm Trưởng tiểu ban, đồng chí Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm phó tiểu ban thường trực và Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, giúp việc cho tiểu ban chỉ đạo.

3. Tiểu ban chỉ đạo các dự án văn hóa, giáo dục, y tế, đào tạo nghề do đồng chí phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách mảng văn hoá - xã hội làm Trưởng tiểu ban, đồng chí Trưởng phòng Lao động thương binh và xã hội làm Phó tiểu ban thường trực và phòng Lao động thương binh và xã hội là cơ quan thường trực, giúp việc cho tiểu ban chỉ đạo.

4. Tiểu ban: Nâng cao năng lực và công tác cán bộ, do Trưởng Ban Tổ chức huyện ủy làm Trưởng Tiểu ban

Ngoài Ban chỉ đạo chung toàn huyện và 4 tiểu ban chỉ đạo UBND huyện Yên Minh còn thành lập 2 Ban quản lý dự án là: Ban quản lý các công trình giao thông - xây dựng dân dụng - điện huyện Yên Minh và Ban quản lý các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nông, lâm, ngư nghiệp huyện Yên Minh giúp cho UBND huyện quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

Đối với bộ máy quản lý tài chính ở cấp xã có sự tham gia của Chủ tịch xã, phó chủ tịch UBND xã, cán bộ kế toán ngân sách xã, cán bộ địa chính xây dựng cơ bản, cán bộ phụ trách công tác dân tộc, cán bộ khuyến nông xã... Cấp xã tham gia xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách hàng năm, quản lý tài chính và thanh quyết toán các dự án, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản... đồng thời còn giám sát cộng đồng về các chương trình, dự án và các chính sách dân tộc. Tất cả các xã

thuộc huyện nghèo (không bao gồm các xã thuộc huyện nghèo do địa phương quyết định đầu tư từ ngân sách địa phương) đều được hưởng các chính sách do Nhà nước quy định và thực hiện các cơ chế quản lý tài chính như đối với xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn III của huyện nghèo. Tham gia bộ máy quản lý ở cấp thôn bản gồm: Bí thư chi bộ; trưởng thôn, bản; Ban công tác mặt trận, Chi hội trưởng hội nông dân, phụ nữ cựu chiến binh; Bí thư chi đoàn thanh niên và cán bộ khuyến nông viên thôn, bản...

Mặc dù cơ cấu tổ chức quản lý được xây dựng từ cấp huyện cho đến cấp thôn, bản; tuy nhiên, vẫn xảy ra tình trạng thiếu cán bộ ở bộ phận thường trực giúp việc cho Ban chỉ đạo các cấp do chưa được giao thêm biên chế. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện vẫn phải đảm nhiệm, công việc tăng thêm nhiều nhưng không được thêm người nên gặp rất nhiều khó khăn. Lực lượng cán bộ khuyến nông viên rất hạn chế. Do trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo còn hạn chế, số lượng cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo còn thiếu. Cho nên hạn chế việc tiếp thu những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, dẫn đến thiếu uyển chuyển trong phối hợp giữa các cơ quan chức năng.

4.2.2. Lập kế hoạch thực thi chính sách giảm nghèo

Kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo ở huyện Yên Minh được lập theo căn cứ vào kế hoạch ngân sách hàng năm, tỉnh sẽ thông báo xuống huyện, huyện thông báo xuống xã; lãnh đạo xã cùng với thôn và các ban ngành đoàn thể sẽ tổ chức rà soát và xác định các đối tượng thụ hưởng của từng nhóm chính sách cụ thể, sau đó báo cáo lên huyện, huyện báo cáo lên tỉnh và cuối cùng tỉnh thực hiện phê duyệt đối tượng và mức hỗ trợ.

Qua kết quả khảo sát tại huyện Yên Minh cho thấy vào quý 1 hàng năm ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện sẽ là người tổng hợp các ý kiến về chương trình chính sách giảm nghèo tại địa bàn trên kết quả rà soát của các xã, thôn. Từ đó lập đề án trình ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Sau khi có quyết định thực hiện và được hỗ trợ thực hiện ngân sách cho các chương trình giảm nghèo thì ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo xuống các xã thôn bản họp bàn thực hiện các nội dung của chương trình. Trong quá trình các chương trình giảm nghèo diễn ra thì các cán bộ giảm nghèo phải có trách nhiệm đưa thông tin của chương trình đến từng người dân thông qua đài, báo, tivi…Kết quả đánh giá về công tác lập kế hoạch giảm nghèo trên địa bàn huyện được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Đánh giá về công tác lập kế hoạch thực thi chính sách giảm nghèo

STT Chỉ tiêu Số lượng phiếu Tỷ lệ (%)

1 Công tác lập kế hoạch tốt 22 13

2 Công tác lập kế hoạch phù hợp 51 30

3 Công tác lập kế hoạch không phù hợp 96 57

4 Tổng số 169 100

Nguồn: Điều tra khảo sát, (2016) Qua bảng 4.1 ta thấy ở cấp xã lập kế hoạch được lập đều có sự tham gia của người dân và các tổ chức đoàn thể xã hội. Tuy nhiên, có gần 96 phiếu điều tra cho rằng công tác lập kế hoạch giảm nghèo không phù hợp, nguyên nhân là do việc xác định ưu tiên hỗ trợ và giám sát nguồn lực chưa đạt được kết quả như mong muốn, có nhiều người còn không biết gì về kế hoạch giảm nghèo này. Chính vì vậy, tính khả thi của kế hoạch không cao.

Kế hoạch triển khai thực thi chính sách giảm nghèo ở huyện Yên Minh được lập theo căn cứ vào kế hoạch ngân sách hàng năm, tỉnh sẽ thông báo xuống huyện, huyện thông báo xuống xã; lãnh đạo xã cùng với thôn và các ban ngành đoàn thể sẽ tổ chức rà soát và xác định các đối tượng thụ hưởng của từng nhóm chính sách cụ thể, sau đó báo cáo lên huyện, huyện báo cáo lên tỉnh và cuối cùng tỉnh thực hiện phê duyệt đối tượng và mức hỗ trợ.

Ở cấp xã, kế hoạch được lập đều có sự tham gia của người dân và các tổ chức đoàn thể xã hội. Tuy nhiên, có đến 57% hộ điều tra cho rằng công tác lập kế hoạch giảm nghèo không phù hợp, nguyên nhân là do việc xác định ưu tiên hỗ trợ và giám sát nguồn lực chưa đạt được kết quả như mong muốn, có nhiều người còn không biết gì về kế hoạch giảm nghèo này. Chính vì vậy, tính khả thi của kế hoạch không cao.

Trong quá trình điều tra tỷ lệ hộ biết đến chính sách rất thấp, chủ yếu là biết có chính sách hỗ trợ, tuy nhiên không biết rõ đó là chính sách gì, mức độ hỗ trợ ra sao.

Bảng 4.2. Tỷ lệ hộ biết đến chính sách hỗ trợ giảm nghèo

Phân loại hộ Biết Đến chính sách Không biết Đến chính sách Số lượng hộ Tỷ lệ % Số lượng hộ Tỷ lệ %

Nghèo 10 11,9 74 88,1

Cận nghèo 14 87,5 2 12,5

Trung bình, khá 21 52,5 19 47,5

Cộng 45 32,1 95 67,9

4.2.3. Bố trí nguồn lực giảm nghèo

Việc huy động nguồn lực là một việc cần thiết để thực thi chính sách có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, chỉ có 57,1% hộ dân biết về việc huy động nguồn lực, việc này sẽ làm lãng phí một lượng nguồn lực từ các hộ dân đóng góp vào cho chính sách. Số hộ được tham gia huy động nguồn lực có 25,7% là ít do các hộ cũng đa số hộ nghèo không có điều kiện để đóng góp.

Bảng 4.3. Đánh giá của hộ về huy động nguồn lực thực thi chính sách

Loại hộ Biết huy động nguồn lực Được tham gia huy động nguồn lực

SL (hộ) (%) SL (hộ) %

Nghèo 45 53,6 10 11,9

Cận nghèo 10 62,5 6 37,5

Trung bình, khá 25 62,5 20 50,0

Cộng 80 57,1 36 25,7

Nguồn: Điều tra khảo sát, (2016) Công tác huy động nguồn lực của địa phương còn chưa hiệu quả bởi có trên địa bàn có tỷ lện hộ nghèo cao, mặc khác tác động của chính quyền cũng như sự vận động tham gia trong các phong trào cũng như sự vận động của các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng là chưa thực sự hiệu quả.

Kinh phí hỗ trợ cho các hộ gia đình triển khai thực hiện chính sách nhiều khi còn chưa kịp thời, dẫn đến việc triển khai thực hiện chính sách cũng chưa đạt hiệu quả.

Hộp 4.1. Ý kiến của người dân về mức vốn được hỗ trợ

“Được sự giúp đỡ của nhà nước hỗ trợ mua giống và vật tư, nhưng hỗ trợ của nhà nước ít quá không đủ tiền để duy trì thêm trong các đợt sau, Nhà nước cấp phát muộn quá và đôi khi giống khác so với chúng tôi làm”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)