Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 102)

4.5.1. Tổ chức hợp lý bộ máy chỉ đạo, quản lý

Bộ máy quản lý các CTGN của Chính phủ ở địa phương là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả của việc thực hiện Chương trình. Qua phân tích thực trạng ở huyện Yên Minh thấy nổi lên vấn đề là bộ máy quản lý các chương trình giảm nghèo còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải tiến hành tổ chức lại bộ máy quản lý theo hướng:

- Có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa các Tiểu ban chỉ đạo, các Ban quản lý dự án, các Phòng chuyên môn thuộc UBND huyện, cũng như cần xác

định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các bộ phận. Tránh tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót công việc, đùn đẩy trách nhiệm.

- Sắp xếp lại bộ máy nhân sự ở các phòng chuyên môn như: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động thường binh và xã hội, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn… theo hướng tăng cường cán bộ cho các phòng vì các phòng này phải bố trí ít nhất 2 người tham gia vào Ban chỉ đạo, các Tiểu ban chỉ đạo và các Ban quản lý dự án.

- UBND huyện phải xây dựng và ban hành “Quy chế làm việc của các Ban quản lý dự án một cách chặt chẽ”. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trong quá trình thực hiện và kỷ luật nghiêm khắc đối với những ai vi phạm. Làm sao để các Ban quản lý dự án phải là “người chủ thực sự” nên phải có trình độ, công tâm, không “thông cảm”, không “vị nể” đối với các đối tượng mắc phải sai sót. Muốn vậy, phải bố trí những người tham gia Ban quản lý dự án phải là người có trình độ chuyên môn, có đạo đức, lối sống lành mạnh. Mặt khác, phải có chính sách đãi ngộ thích đáng, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, thoả đáng.

4.5.2. Hoàn thành tốt công tác lập kế hoạch

Kế hoạch tài chính thực hiện Chương trình phải được lập và thông báo sớm cho từng dự án, từng chính sách. Để khắc phục tình trạng kế hoạch tài chính hàng năm được giao chậm. Một mặt, là sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống từ Chính phủ đến UBND các cấp. Mặt khác, trong khi chờ UBND cấp tỉnh giao kế hoạch vốn thì UBND huyện nên chủ động rà soát và lên kế hoạch dự kiến theo kế hoạch 5 năm đã được duyệt để khi có quyết định của UBND tỉnh có thể triển khai thực hiện ngay. Ngoài ra, phải xử lý đối với những công trình dự án không đủ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng. Muốn vậy phải đẩy nhanh công tác khảo sát, thiết kế, dự toán. Nâng cao chất lượng thẩm tra của cơ quan tài chính.

Để tránh tình trạng những dự án được ghi vốn nhưng không thể triển khai có khối lượng và những dự án mặc dù đã đầy đủ điều kiện, thủ tục, trình tự đầu tư xây dựng nhưng vẫn chưa được ghi vốn. Trong thời gian tới huyện Yên Minh cần chú trọng nâng cao chất lượng trong việc lập phương án phân bổ vốn thực hiện Chương trình. Muốn vậy, cơ quan tham mưu là Phòng Tài chính - Kế hoạch phải có sự chuẩn bị phương án chu đáo để UBND trình ra HĐND huyện. Cần phải nêu cao vai trò của HĐND nói chung và của từng đại biểu nói riêng để ra quyết định chính xác về phương án phân bổ vốn thực hiện Chương trình. Nâng

cao vai trò của ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND, lựa chọn những cán bộ có chuyên môn về xây dựng và tài chính tham gia vào thành viên Uỷ ban, giúp nâng cao chất lượng thẩm định của Uỷ ban trước khi đưa ra nghị quyết tại HĐND.

Cần có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với việc lập kế hoạch tài chính phải sát đúng với khả năng thực hiện đầu tư để các Chủ đầu tư lập kế hoạch vốn phải chính xác tránh để xảy ra tình trạng lập kế hoạch cao hơn khả năng thực hiện, đến cuối năm cũng không báo cáo để chuyển vốn cho dự án khác. Chủ quản đầu tư và các cơ quan quản lý cũng cần quan tâm theo dõi sát sao, đôn đốc Chủ đầu tư lập kế hoạch tài chính sát đúng với khả năng thực hiện và tình hình thực hiện đầu tư, từ đó giúp cho việc thực hiện kế hoạch tài chính trong năm thường đạt tỷ lệ cao hơn, tránh phải điều chỉnh nhiều lần .

Chú trọng ngay từ khâu quyết định chủ chương đầu tư. Muốn vậy, khi xác định chủ chương đầu tư cần phải được bàn bạc, cân nhắc, tính toán các khía cạnh về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, môi trường.... Cần tránh việc đầu tư theo phong trào, chạy theo thành tích nên hiệu quả đầu tư thấp hoặc không có hiệu quả. Ngoài ra, khi xác định chủ chương đầu tư nhất là đối với các công trình xây dựng cơ bản ở Yên Minh chủ yếu là những công trình phục vụ dân sinh, xây dựng hạ tầng cơ sở cho những vùng còn khó khăn thì rất cần phải được đưa ra bàn bạc rộng rãi trong nhân dân, những người được hưởng lợi và sử dụng công trình sau này. Làm được như vậy chúng ta sẽ có những công trình được xây dựng đúng chủ chương phát huy được hiệu quả kinh tế - xã hội và hợp lòng dân. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý chi tài chính.

4.5.3. Tăng cường và phối hợp nguồn lực cho chương trình

Nhà nước cần phải đảm bảo đủ vốn hỗ trợ và đảm bảo ổn định nguồn vốn hỗ trợ từ NSNN hàng năm cho tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Yên Minh nói riêng. Ban hành những chính sách nhằm khuyến khích đầu tư vào vùng các xã đặc biệt khó khăn, đồng thời tìm các nguồn vốn quốc tế đầu tư cho chương trình. Phân công các cơ quan và các doanh nghiệp nhà nước tham gia giúp đỡ các xã nghèo, huyện nghèo.

Tổ chức huy động nội lực trong nhân dân: huy động nhân dân tham gia đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà cộng đồng, các công trình phục vụ cộng đồng; phần huy động nhân dân địa phương đóng góp chủ yếu là công lao động để làm các phần việc đơn giản như đào đắp đất, vận chuyển bộ vật liệu, huy động

nhân dân đóng góp chủ yếu là những vật liệu khai thác được tại địa phương như tre, nứa, gỗ, đá... Giúp các hộ nghèo giải quyết khó khăn trong cuộc sống, làm nhà ở, đất để sản xuất, kiến thức làm ăn... Huy động nhân dân trong vùng tham gia quản lý, sử dụng và tham gia đóng góp bảo trì các công trình hạ tầng đã xây dựng nhằm đảm bảo bền vững.

4.5.4. Đào tạo và tập huấn cho cán bộ cấp huyện, xã và cộng đồng

Triển khai thực hiện tốt về Chính sách ưu đãi, cơ cấu tổ chức đối với cán bộ luân chuyển, tăng cường và thu hút trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật đến công tác tại các xã thuộc huyện nghèo Yên Minh.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bỗi dưỡng cán bộ xã, huyện, lồng ghép có hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Củng cố, phát huy vai trò của tổ chức khuyến nông, các tổ chức đoàn thể trong đào tạo, bỗi dưỡng và phổ biến tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đến hộ nông dân; có cơ chế chính sách đào tạo cán bộ nguồn cho xã, thôn bản là con em các dân tộc sinh sống trên địa bàn; đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn lao động cho các huyện nghèo.

Tiếp tục rà soát, củng cố kiện toàn các Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án các cấp, trong đó đặc biệt là cấp xã, tăng cường phân cấp chủ đầu tư cho cấp xã hơn nữa nhằm để nâng cao vai trò trách nhiệm của cấp xã đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhà nước và công tác chuyên môn cho phù hợp với tiến trình đất nước hiện nay.

Nâng cao trách nhiệm, tính chủ động linh hoạt của các chủ dự án từ việc xây dựng kế hoạch thực hiện dự án đến việc huy động nguồn vốn và triển khai thực hiện dự án.

4.5.5. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá

Để đánh giá chính xác, toàn diện công tác thực hiện Chương trình, phải đổi mới công tác kiểm tra đánh giá và giám sát, có cơ chế kiểm tra, giám sát rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện cho cộng đồng nhân dân các dân tộc trong khu vực tham gia giám sát; phải có các chỉ số đánh giá giám định chất lượng, công tác báo cáo, thống kê kịp thời và đầy đủ, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực báo cáo. Gắn trách nhiệm cụ thể của các cấp quản lý với hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát. Để công tác kiểm tra giám sát có hiệu quả cao hơn, các cấp quản lý cần xây dựng cho mình hệ thống giám sát theo hướng sau:

Xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu làm cơ sở so sánh đánh giá hàng năm và khi kết thúc chương trình.

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát và đánh giá đồng bộ, phù hợp với cả bốn cấp: trung ương, tỉnh, huyện và xã.

Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá bao gồm cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, định kỳ đánh giá, trách nhiệm các bên...

Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng dự án đầu tư có thể thanh tra, kiểm tra từng khâu hoặc tất cả các khâu của quá trình chi NSNN cho các dự án, công trình.

Tuy nhiên, có thể nói hiện nay ở Yên Minh chưa có cơ chế giám sát tình hình quản lý tài chính thực hiện các CTGN từ NSNN một cách toàn diện, thường xuyên và có hệ thống. Còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan nhà nước trong kiểm tra việc quản lý chi NSNN. Các quy trình kiểm tra, giám sát chưa được xây dựng và ban hành một cách khoa học, đầy đủ và kịp thời. Trách nhiệm, quyền lợi cá nhân đối với người giám sát chưa được thiết lập đầy đủ. Chính vì vậy để công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc quản lý chi tài chính cho các CTGN của Chính phủ ở Yên Minh có hiệu quả, trong thời gian tới huyện Yên Minh cần giải quyết tốt một số vấn đề sau:

- Xác định rõ chức năng nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, giám sát

Hiện nay, việc kiểm tra quá trình quản lý chi NSNN cho các CTGN nói chung và huyện Yên Minh nói riêng chưa được phân công rõ ràng. Một công trình, dự án đầu tư có thể nhiều đơn vị kiểm tra, thanh tra như cơ quan chủ quản kiểm tra, thanh tra tài chính, Kho bạc thanh tra, cơ quan Kiểm toán nhà nước kiểm toán, cơ quan kiểm sát kiểm tra, cơ quan điều tra kiểm tra.... Với từng cơ quan kiểm tra trách nhiệm không rõ ràng gây ra nhiều khó khăn, chồng chéo, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của Chủ đầu tư. Để khắc phục tình trạng này, cần phải chia thành hai loại kiểm tra đó là kiểm tra thường xuyên theo định kỳ và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Đối với loại kiểm tra thường xuyên theo định kỳ cần phải thực hiện theo kế hoạch. Chức năng kiểm tra thường xuyên chỉ nên giao cho cơ quan tài chính, kho bạc, cơ quan thanh tra và cơ quan kiểm toán nhà nước. Tất cả cuộc kiểm tra đều phải năm trong kế hoạch thống nhất...

- Phát huy vai trò giám sát của HĐND trong việc quản lý chi NSNN cho các CTGN. HĐND là cơ quan dân cử, đại diện cho dân, nên phải thực hiện đầy đủ quyền giám sát của mình đối với quá trình xây dựng, xét duyệt, quyết định ngân sách cũng như giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Tăng cường giám sát của cả cộng đồng như giám sát của các tổ chức đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc các cấp trong việc giám sát quá trình quản lý chi NSNN.

Thực hiện dân chủ công khai xuyên suốt quá trình đầu tư xây dựng ở xã: công khai mức vốn đầu tư của Nhà nước cho nhân dân biết, nhân dân trong xã chủ động bàn bạc về việc đóng góp tham gia xây dựng các công trình của xã. Nâng cao năng lực Ban giám sát xã, các tổ chức đoàn thể thực hiện theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng; Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7/7/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28/7/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hưóng dẫn một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

Vận hành Chương trình đúng nguyên tắc sẽ khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng và quản lý công trình, tạo ra phong trào lao động sản xuất sôi nổi nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo ở các huyện nghèo nói riêng đây chính là mục tiêu cần hướng tới của Chương trình.

Làm tốt công tác tuyên truyền để các tổ chức đảng, đoàn thể, cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và người nghèo nhận thức rõ ý nghĩa của các CTGN, chống lại tư tưởng trông chờ, ỷ lại, lười lao động của một bộ phận dân cư, phát huy khả năng tự cứu của người nghèo, cùng nhau phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.

Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện phải nâng cao nhận thức sâu sắc hơn nữa về công tác xoá đói giảm nghèo để từng xã, thị trấn có kế hoạch thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo chi tiết cụ thể, đúng đối tượng để xã nghèo, hộ nghèo sớm vượt qua đói nghèo, phấn đấu làm giàu bằng chính sức lực và tiềm năng của từng hộ và từng địa phương.

4.5.6. Đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ

Tăng cường tranh thủ sự hỗ trợ các nguồn lực của Trung ương và các doanh nghiệp được phân công giúp đỡ huyện Yên Minh. Đồng thời khai thác triệt để các nguồn tài trợ nước ngoài cho các chương trình xoá đói giảm nghèo.

triển tiểu thủ công nghiệp, đưa công nghiệp nhỏ vào nông thôn, trước mắt là công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu để tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo.

Hỗ trợ người nghèo tư liệu và phương tiện sản xuất, dịch vụ, nâng cao thu nhập, có chính sách điều tiết lại quỹ đất cho người nghèo, tổ chức di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới. Hỗ trợ phát triển sản xuất và nhân rộng những mô hình trang trại làm ăn có hiệu quả để thu hút lao động.

Có chính sách hỗ trợ giáo dục, y tế, kế hoạch hoá gia đình cho người nghèo, giáo viên tiểu học ở các xã nghèo, ưu tiên xây dựng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở các xã nghèo bằng các chương trình, dự án, ngân sách của địa phương, ngân sách giáo dục được tiết kiệm hàng năm. Tạo điều kiện để người nghèo được cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, tất cả các xã nghèo đều có trạm y tế được xây dựng kiên cố, có nữ hộ sinh. Xây dựng các cụm trạm xá xã đa khoa khu vực miền núi, miễn giảm phí khám chữa bệnh và dịch vụ kế hoạch hoá cho xã nghèo.

Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội như cứu trợ xã hội thường xuyên, đột xuất, phòng chống thiên tai, hoả hoạn.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đã và đang được thực hiện ở nước ta, chủ trương đó không những phù hợp với sự quan tâm của cộng đồng quốc tế mà quan trọng hơn là xuất phát từ thực trạng nghèo mức độ cao ở nước ta, là một trong những chương trình quốc gia thể hiện rõ bản chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực thi chính sách giảm nghèo ở các xã thuộc chương trình 135 huyện yên minh, tỉnh hà giang (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)