Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận về thực thi chính sách giảm nghèo
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách giảm nghèo cho các xã
xã thuộc chương trình 135
2.1.5.1. Thể chế, chính sách
Đây là yếu tố quan trọng chi phối quá trình thực thi các trình giảm nghèo của chính phủ. Các chương trình hỗ trợ giảm nghèo cần sự liên kết phối hợp của toàn Đảng, toàn dân, có sự đoàn kết giữa Nhà nước và nhân dân. Do nhận thức, hiểu biết của các cấp các ngành về các chương trình giảm nghèo còn hạn chế nên việc thực thi các chương trình còn gặp nhiều khó khăn.
2.1.5.2. Huy động nguồn lực để thực hiện chính sách
Do điều kiện địa hình vùng núi hiểm trở khó khăn, nên việc thu hút các nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp, các địa phương ở vùng khác đến địa bàn huyện để đầu tư gặp rất nhiều khó khăn, nguồn kinh phí thực hiện chương trình giảm nghèo chủ yếu được lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước.
2.1.5.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên – kinh tế của các huyện nghèo
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, du lịch sinh thái, nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao, thu nhập người dân thấp việc thực hiện chương trình giảm nghèo gặp nhiều khó khăn. Huyện Yên Minh có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, phong tục tập quán khác nhau bản thân người nghèo thì chưa nỗ lực giảm nghèo, cơ sở vật chất thì kém phát triển gây ra tình trạng thiếu việc làm, kìm hãm sự phát triển của con người.
2.1.5.4. Trình độ cán bộ quản lý và thực thi Chính sách
Năng lực của cán bộ cộng đồng, cấp xã huyện tỉnh, có tác động rất lớn đến việc lập kế hoạch, thẩm định phê duyệt giám sát và đánh giá các hoạt động của chương trình giảm nghèo. Vì vậy cần căn cứ vào năng lực của cơ quan thực thi chính sách để lập kế hoạch thực thi sát với yêu cầu thực tiễn.
2.1.5.5. Nhận thức của người dân (đặc biệt là nhóm hộ nghèo) về chương trình
hưởng rất lớn đến xã hội nông thôn. Nó làm cho tư duy và lối sống của con người bị hạn chế, làm giảm sự ổn định của xã hội. Nghèo đói là màng bọc khá tốt cho kẻ lười biếng không chịu lao động, thiếu sự trung thực để được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Bản thân một đối tượng nghèo đói không tự vươn lên để thoát nghèo mà chỉ trông chờ và sự viện trợ từ bên ngoài, đây là một gánh nặng của xã hội. Nhà nước có nhiều chủ chương, chính sách để hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện các chương trình giảm nghèo chưa đạt được hiệu quả cao.