3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Yên Minh thuộc vùng núi cao nguyên đá của Tỉnh Hà Giang, trong vùng trung du và miền núi phía bắc. Trung tâm huyện Yên Minh cách tỉnh Hà Giang 100km, gồm 18 xã, thị trấn, có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp Trung Quốc
- Phía Nam giáp tỉnh Cao Bằng và huyện Bắc Mê - Phía Tây giáp huyện Quản Bạ và Vị Xuyên - Phía Đông giáp huyện Đồng Văn và Mèo Vạc
3.1.1.2. Điều kiện địa hình
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện trên 776 km2. Yên Minh là huyện nằm trên cấu trúc địa chất phức tạp, chia cắt mạch, độ dốc lớn, địa hình Yên Minh được chia thành các vùng:
+ Địa hình núi cao: Phân bố ở các xã vùng cao như: Sủng Cháng, Lao Và Chải, Ngam La, Ngọc Long, Du Già với độ dốc phần lớn trên 250.
+ Địa hình núi thấp: Phân bố ở các xã Na Khê, Hữu Vinh, Bạch Đích, Mậu Long ở dạng địa hình này, độ dốc và mức độ chia cắt rất phức tạp, nhiều khu vực có độ dốc lớn trên 250, độ chia cắt yếu, tầng đất hình thành dày.
+ Địa hình thung lũng: Các xã có các thung lũng kín, xung quanh là núi thấp gồm: thị trấn Yên Minh, Mậu Duệ, Bạch Đích, Du Tiến. Địa hình các thung lũng này khá bằng phẳng.
+ Địa hình castơ: Phân bố ở các xã Thắng Mố, Phú Lũng, Sủng Thài, , Lũng Hồ và Đường Thượng, chủ yếu là các dãy núi đá vôi. Đất hình thành thường là đất đỏ vàng, tầng đất dày, kết cấu đất tốt. Về mùa khô dạng địa hình khu vực này thường thiếu nước nghiêm trọng.
Do địa hình khá phức tạp, các sông suối đều ngắn và dốc nên vào mùa khô thường thiếu nước, vào mùa mưa hay gây ra lũ quét.
3.1.1.3. Điều kiện khí hậu thuỷ văn
Yên Minh nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Mùa hè trùng với gió mùa Đông Nam, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông trùng với gió mùa Đông Bắc kéo theo từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh khô và ít mưa.
3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội
Hiện nay, Yên Minh có 17 xã và 1 thị trấn, gồm: Thị trấn Yên Minh và các xã: Thắng Mố, Phú Lũng, Sủng Tráng, Bạch Đích, Na Khê, Sủng Thài, Hữu Vinh, Lao Và Chải, Mậu Duệ, Đông Minh, Mậu Long, Ngam La, Ngọc Long, Đường Thượng, Lũng Hồ, Du Tiến, Du Già.
Theo niên giám thống kê năm 2016. Dân số toàn huyện là 90.761 người, Huyện có 17 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 56,48%, dân tộc Dao chiếm 13,89%, dân tộc Tày chiếm 13% dân số, còn lại là các dân tộc khác có tỷ lệ dân số ít như La Chi, Pà Thẻn, Lô Lố… Các dân tộc có đời sống văn hóa, tinh thần khá phong phú, đa dạng. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa truyền thống riêng biệt như: Hát cọi của dân tộc Tày; Hát phươn của dân tộc Nùng, Giấy; Hát giao duyên của dân tộc Mông, Dao.
Bên cạnh các nét đẹp văn hóa, trên địa bàn huyện còn có các lễ hội lớn như: Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày và lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông được tổ chức vào mùa xuân; lễ hội Làng Hai còn gọi là lễ gọi trăng của người Tày được tổ chức vào trung tuần tháng tám âm lịch hàng năm; lễ mừng thọ của dân tộc Tày, Xuồng... Người Giấy ở Yên Minh sống bằng nghề trồng lúa nước, làm nương. Hàng năm, người Giấy thường làm lễ Roóng Poọc để mở đầu việc làm ruộng. Người Giáy cũng sống trong những ngôi nhà sàn nhưng khác với những dân tộc ít người, người Giấy thường làm chuồng trại chăn nuôi cách nhà rất xa và thường làm gần nương rẫy. Ngoài nghề trồng trọt, chăn nuôi, người Giấy còn có nghề thủ công là nghề dệt và đan lát. Trang phục của người Giấy khá đơn giản, rất ít hoa văn. Nam giới dân tộc Giấy thường mặc quần dài chấm gối, ống rộng, áo xẻ nách phải, ống tay rộng, phụ nữ thường mặc áo dài qua hông, xẻ nách phải, ống tay rộng, trên cổ tay đắp miếng vải khác màu.Người Giấy có kho tàng thơ ca, tục ngữ, thành ngữ, câu đối rất phong phú. Dân ca Giấy có 3 hình thức rất phổ biến là Vươn há lản (hát bên mâm rượu), Vươn chăng hằm (hát tỏ tình) và Vươn sroỏng răn (hát tiễn đưa).
Các làng nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc trong huyện cũng là một nét văn hóa rất đặc trưng, bao gồm: Trồng bông, dệt vải thổ cẩm, đan lát đồ dùng gia đình (quẩy tấu, bung…), rèn đúc các dụng cụ sản xuất (dao, cuốc, lưỡi cày…)
Đất đai ở Yên Minh gồm 5 nhóm: Phù sa, gley, đen, xám đỏ, thích hợp cho các loại cây trồng như: Ngô, lúa, dược liệu, dưa hấu, xoài, rừng sa mộc... và chăn nuôi đại gia súc như: Bò, dê, ngựa, gà, lợn...vv.
Trong suốt chiều dài của lịch sử, Yên Minh luôn là vùng đất có truyền thống văn hoá và cách mạng. Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết, vượt qua khó khăn, gian khổ về kinh tế, sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên thoát khỏi đói nghèo, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho đồng bào các dân tộc trong huyện.
3.1.3. Tình hình dân số và lao động
Tính đến năm 2016 toàn huyện có 17.576 hộ dân với 90.761 nhân khẩu được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Số hộ chia theo xã, thị trấn và số khẩu của huyện theo dân tộc năm 2016 STT Tên xã Số hộ Tỷ lệ (%) STT Dân tộc Số khẩu Tỷ lệ (%)
1 Thị trấn, Yên Minh 1.630 9,27 1 Mông 51.263 56,48
2 Xã Thắng Mố 508 2,89 2 Tày 11.800 13,00 3 Xã Phú Lũng 624 3,55 3 Dao 12.606 13,89 4 Xã Sủng Cháng 655 3,73 4 Kinh 3.269 3,60 5 Xã Bạch Đích 735 4,18 5 Nùng 4.566 5,03 6 Xã Na Khê 820 4,67 6 Giấy 5.616 6,19 7 Xã Sủng Thài 1.212 6,90 7 La Chi 10 0,01
8 Xã Hữu Vinh 825 4,69 8 Hoa Hán 628 0,69
9 Xã Lao Và Chải 971 5,52 9 Pà Thẻn 4 0,00
10 Xã Mậu Duệ 1.264 7,19 10 Cờ Lao 641 0,71
11 Xã Đông Minh 568 3,23 11 Lô Lố 10 0,01
12 Xã Mậu Long 1.094 6,22 12 Bố Y 42 0,05
13 Xã Ngam La 640 3,64 13 Pu Péo 196 0,22
14 Xã Ngọc Long 1.548 8,81 14 Mường 35 0,04
15 Xã Đường Thượng 798 4,54 15 Sán Chay 55 0,06
16 Xã Lũng Hồ 1.440 8,19 16 Thái 16 0,02
17 Xã Du Tiến 839 4,77 17 Sán Dìu 4 0,00
18 Xã Du Già 1.405 7,99
Tổng 17.576 100 90.761 100
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Minh (2016) Toàn huyện có 17 dân tộc anh em trong đó dân tộc mông chiếm 56,48%, còn lại dân tộc khác chiếm 43,52%.
Bảng 3.2. Cơ cấu hộ nông nghiệp và phi nông nghiệp của huyện năm 2016 STT
Tên xã Tổng số hộ
Hộ nông nghiệp Hộ phi nông nghiệp Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Thị trấn, Yên Minh 1.630 1.274 78,18 356 21,81 2 Xã Thắng Mố 508 500 98,48 8 1,51 3 Xã Phú Lũng 624 565 90,53 59 9,46 4 Xã Sủng Cháng 655 641 97,82 14 2,17 5 Xã Bạch Đích 735 722 98,28 13 10,71 6 Xã Na Khê 820 740 90,24 80 9,75 7 Xã Sủng Thài 1.212 1.154 95,19 58 4,80 8 Xã Hữu Vinh 825 783 94,91 42 5,08 9 Xã Lao Và Chải 971 879 90,50 92 9,49 10 Xã Mậu Duệ 1.264 1.116 88,31 148 11,68 11 Xã Đông Minh 568 507 89,28 61 10,71 12 Xã Mậu Long 1.094 981 89,69 113 10,30 13 Xã Ngam La 640 559 87,28 81 12,71 14 Xã Ngọc Long 1.548 1.317 85,10 231 7,29 15 Xã Đường Thượng 798 664 83,20 134 16,79 16 Xã Lũng Hồ 1.440 1.250 86,80 190 13,19 17 Xã Du Tiến 839 668 79,63 171 20,36 18 Xã Du Già 1.405 1.180 83,96 225 16,03 Tổng 17.576 15.500 88,54 2.076 11,45 Nguồn: UBND huyện Yên Minh (2016) Nhìn chung nhân dân trong huyện đều làm nông, lâm nghiệp với tỷ lệ chiếm 88,54%; hộ phi nông nghiệp chiếm 11,45%.
3.1.4. Hiện trạng sử dụng đất đai tại huyện Yên Minh
Nhóm đất nông, lâm nghiệp: Tổng diện tích 32.018,55 ha, chiếm 68,27% trên tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 25.113,30 ha; đất lâm nghiệp có rừng 27.874,61 ha; đất nuôi trồng thủy sản 28,91 ha (xem bảng 3.3).
Nhóm đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích 1.919,32 ha, chiếm 2,47% trên tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: Đất ở 547,36 ha; đất chuyên dùng 875,60 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 18,82 ha; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 477,43 ha.
Nhóm đất chưa sử dụng: Tổng diện tích 22.919,18 ha, chiếm 29,51% trên tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: đất đồi núi chưa sử dụng 21.261,92 ha; đất núi đá không có cây rừng 1.659,01 ha.
Bảng 3.3. Tình hình sử đụng đất đai tại huyện năm 2016
STT Loại đất Năm 2016
Diện tích (Ha) Tỷ lệ (%)
Tổng số 77.658,79 100
I Đất nông nghiệp 32.018,55 68,27
1 Đất sản xuất nông nghiệp 25.113,30
2 Đất lâm nghiệp có rừng 27.874,61
3 Đất nuôi trồng thủy sản 28,91
II. Đất phi nông nghiệp 1.919,32 2,47
1 Đất ở 547,36
2 Đất chuyên dùng 875,60
3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 18,82
4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 477,43
III Đất chưa sử dụng: 22.919,18 29,51
1 Đất bằng chưa sử dụng -
2 Đất đồi núi chưa sử dụng 21.261,92
3 Đất núi đá không có cây rừng 1.659.01
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Minh (2016) 3.1.5. Hiện trạng cơ sở hạ tầng ở huyện Yên Minh
Cơ sở hạ tầng trên địa bàn mang đặc trưng của một huyện vùng cao, là trung tâm của 4 huyện vùng cao phía đông bắc của tỉnh Hà Giang (xem bảng 3.4).
Bảng 3.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện năm 2016
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
I Điện sinh hoạt
1 Trạm biến áp Trạm 38
2 Số xóm có điện Xóm 270
3 Số xóm không có điện Xóm 12
II Giao thông
1 Đường liên huyện Km 580
2 Đường liên xã Km 430
3 Đương cấp phối Km 250
4 Đường đất Km 180
5 Đường bê tông Km 200
6 Đường nhựa Km 300
III Hệ thống thuỷ lợi
1 Hồ chứa Hồ 15 2 Đập Đập 10 IV Trạm y tế Trạm 18 V Giáo dục 1 THPT Trường 2 2 THCS Trường 18 3 Tiểu học Trường 18 4 Mầm non Trường 18 VI Bưu điện Trạm 18 VII Chợ Cái 16
VIII Chi nhánh ngân hàng Trụ sở 18
Nguồn: UBND huyện Yên Minh (2016) Hệ thống điện: Đã đảm bảo 95% nhu cầu của người dân, song vẫn còn nhiều hạn chế, một số xóm ở xa trạm, xa trung tâm nguồn điện còn yếu, chất lượng điện không ổn định.
Hệ thống đường giao thông: Cơ bản đã được bê tông hóa và nhựa hóa. Hệ thống giáo dục: Đã được chuẩn hóa ở cả 4 cấp học. Cơ sở vật chất tương đối khang trang; đáp ứng nhu cầu dạy và học của con em các dân tộc của huyện.
Về y tế: Luôn được đầu tư xây dựng các trạm y tế trong huyện đều rộng rãi, khang trang.
3.1.6. Tình hình phát triển kinh tế
Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của huyện Yên Minh tăng qua các năm, tổng giá trị sản xuất tăng đều, phần đông số hộ dân sống vào sản xuất nông nghiệp, giá trị sản phẩm nông nghiệp thấp. Giá trị sản xuất dịch vụ thương mại và sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn hạn chế. Tuy nhiên phần lớn có sự phân biệt rõ rệt giữa các hộ sản xuất nông nghiệp và các hộ kinh doanh dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp và địa phương có hơn 10% số hộ là cán bộ công nhân viên chức đang hưởng chế độ lương hưu của nhà Nước.
Bảng 3.5. Chỉ tiêu kinh tế chủ yếu
Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016
Thu ngân sách Nhà nước Tr. đồng 698.101 758.634 769.454
Chi Ngân sách địa phương Tr. đồng 697.226 757.729 768.217
Giá trị sản xuất nông nghiệp
(theo giá hiện hành) Tr. đồng 679.734 721.433 771.790
Giá trị sản xuất lâm nghiệp
(theo giá hiện hành) Tr. đồng 54.574 61.685 52.572
Giá trị sản xuất công nghiệp
(theo giá hiện hành) Tr. đồng 233.113 235.407 114.691
Giá trị sản xuất thủy sản (theo
giá hiện hành) Tr. đồng 1.175 1.192 1.308
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản
của nhà nước trên địa bàn Tr. đồng 161.721 166.985 194.115
Tổng mức bản lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ trên địa bàn Tr. đồng 274.773 285.174 343.620
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Minh (2016) Cơ cấu kinh tế:
- Thương mại dịch vụ: Còn hạn chế và manh mún
- Về công nghiệp xây dựng: Trong những năm gần đây cùng xu hướng phát triển chung, ngành công nghiệp xây dựng của địa phương đã có bước phát triển giải quyết công ăn, việc làm cho một bộ phận lao động, tăng thu nhập cho nhân dân.
Chăn nuôi: Phát triển chưa tương xứng, chưa có các mô hình trang trại phù hợp với điều kiện của huyện; chủ yếu là nhỏ lẻ ở các hộ gia đình. Chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.
Trồng trọt: Chủ yếu nhân dân trồng cây công nghiệp (mía tím). Tuy nhiên nguồn giống và kỹ thuật chăm sóc còn mạng nặng tính tập quán của nhân dân bản địa. Trong những năm gần đây huyện đã từng bước đưa tiến bộ khoa kỹ thuật vào sản xuất xây dựng các mô hình trồng mía tím đến nhân dân. Do đó giá trị sản xuất nông nghiệp của nhân đân đã tăng lên đáng kể.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp tiếp cận, chọn điểm và khung phân tích
3.2.1.1. Phương pháp tiếp cận
Đánh giá của người dân về việc thực thi chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong giảm nghèo (bao gồm kết mong đợi và không mong đợi) từ việc thực thi mỗi chính sách. Đánh giá của người dân nhằm trả lời các câu hỏi chính về những nội dung được thực thi, không được thực thi, ở đâu, tại sao và kết quả như thế nào. Để đạt được mục tiêu của nghiên cứu này, cách tiếp cận như sau:
Phương pháp tiếp cận hệ thống
Việc thực thi chính sách cần sự phối hợp của hệ thống các cơ quan đơn vị từ cấp Trung ương tới người dân. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho giảm nghèo được thực thi tại địa bàn huyện được thu thập bằng cách tiếp xúc trực tiếp các cán bộ nông nghiệp, khuyến nông, thú y,...cơ sở chính quyền huyện.
Phương pháp tiếp cận theo nội dung chính sách quy định tại các văn bản chính sách
Nghiên cứu này liên quan đến hai chính sách và các chính sách này có sự khác nhau về cơ quan tham gia thực thi, đối tượng hưởng lợi trực tiếp, kênh truyền dẫn tác động,... Vì vậy mỗi chính sách sẽ có đối tượng khảo sát, chỉ tiêu đánh giá riêng biệt.
Phương pháp tiếp cận theo kênh tác động và tác nhân hưởng lợi trực tiếp từ chính sách
Các chính sách có đối tượng hưởng lợi trực tiếp khác nhau. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất thì đối tượng hưởng lợi trực tiếp là hộ gia đình, cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, nhóm hộ. Còn chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là toàn bộ các hộ trên địa bàn xã. Ngoài ra, các chính sách này có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung, sự chuyển đổi cơ cấu lao động của cả xã. Vì thế chủ thể đánh giá chính sách là những đối tượng hưởng lợi ở các cấp như cá nhân người dân, hộ gia đình, tổ nhóm, cộng đồng, mô hình hợp tác. Ở cấp hộ gia đình là thu nhập, năng suất cây trồng vật nuôi. Đối với cá nhân là mức lương, năng suất lao động, cơ hội việc làm. Đối với mô hình hợp tác là hiệu quả sản xuất, tiếp cận vốn, thị trường khả năng cung ứng. Việc đánh giá của người dân được giới hạn ở tác động ngắn và dài hạn bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực.