Phấn 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2. Khái quát hình thành của ngân hàng thương mại Cổ phần Đông Á ch
nhánh Thái Bình
3.1.2.1. Cơ cấu tổ chức và quản lý của ngân hàng
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng Đông Á
Nguồn: Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình (2016) 3.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng Đông Á chi nhánh Thái Bình
Chi nhánh Ngân hàng Đông Á chi nhánh Thái Bình được thành lập theo QĐ số 68/TCCB ngày 15/05/1997 của Tổng Giám Đốc Đông Á và chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 17/8/1997.
Vào những ngày đầu thành lập, Chi nhánh Ngân hàng Đông Á chi nhánh Thái Bình được cấp 5 tỷ vốn điều lệ, với đội ngũ cán bộ gồm 14 đồng chí. Trong đó 9 đồng chí được điều động từ các Ngân hàng trên địa bàn va 5 đồng chí là sinh viên mới ra trường. Ban giám đốc có 1 đồng chí. Cơ cấu tổ chức chia làm 3 phòng: Phòng Kế hoạch tín dụng, Phòng Kế toán thanh toán, Phòng Hành chính nhân sự và ngân quỹ.
Bước đầu hoạt động của ngân hàng Đông Á chi nhánh Thái Bình gặp rất nhiều khó khăn, là tổ chức ra đời muộn hơn so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bànThái Bình, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, chưa có trụ sở giao dịch độc lập, trình độ chuyên môn của cán bộ còn hạn chế.
Trước tình hình đó, được sự ủng hộ và giúp đỡ của cấp ủy chính quyền địa phương, NHNN tỉnh, sự hỗ trợ đắc lực về công nghệ của Ngân hàng Đông Á trung ương, sự chia sẻ kinh nghiệm của các chi nhánh bạn, tập thể lãnh đạo và cán bộ Chi nhánh đã nỗ lực xây dựng, phát triển thị phần tại Thái Bình. Một số khách hàng cá nhân bắt đầu làm quen với thương hiệu ngân hàng Đông Á chi nhánh Thái Bình và được tư vấn sử dụng dịch vụ do Ngân hàng Đông Á chi
BAN GIÁM ĐỐC P. Tổng hợp P. Khách hàng P. Quản trị tín dụng P.Giao dịch khách hàng P. Ngân Quỹ P. Kế toán
nhánh Thái Bình cung cấp. Chính những bạn hàng đầu tiên này là cơ sở đặt nền móng để Chi nhánh tiếp tục triển khai các hoạt động kinh doanh trên địa bàn và khuếch trương thương hiệu.
Chức năng nhiệm vụ
Ngân hàng Đông Á chi nhánh Thái Bình có chức năng thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được Đông Á Việt Nam ủy quyền trên địa bàn tỉnh Thái Bình như phục vụ các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa XNK và tiêu dùng, các cá thể hộ gia đình có nhu cầu vốn, các nhà đầu tư nước ngoài,… huy động tiền nhàn rỗi của dân cư. Ngân hàng Đông Á chi nhánh Thái Bình đang hoạt động với các chức năng, nhiệm vụ của một Ngân hàng hiện đại và đa năng. Nó mang đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của một ngân hàng quốc doanh, nổi bật với các chức năng sau:
+ Huy động vốn bằng VND và các loại ngoại tệ mạnh thông qua hình thức: Tiết kiệm, kỳ phiếu, tài khoản, chi trả kiều hối,…
+ Tài trợ và đầu tư vốn tín dụng : ngắn, trung, dài hạn. + Thanh toán quốc tế, kế toán và thanh toán ngân hàng. + Cung ứng các sản phẩm ngân hàng tiện ích.
+ Chuyển tiền trong và ngoài nước: DAB online, Money Gram, hệ thống Swift toàn cầu.
+ Bảo lãnh và tái bảo lãnh. + Phát hành và thanh toán thẻ.
3.1.2.3. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
Trong những năm gần đây, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế đất nước, ngân hàng Đông Á chi nhánh Thái Bình đã thu được những thành quả đáng khích lệ trong hoạt động kinh doanh, tạo dựng được một vị trí quan trọng trong hệ thống cũng như trong nền kinh tế.
Thu nhập của chi nhánh tăng dần qua các năm tính đến hết năm 2016 đạt 97,61 tỷ đồng gấp 1,32 lần so với năm 2015 hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra, trích lập đủ các quỹ dự phòng theo quy định của NHNN và đặc biệt là tỷ lệ Nợ xấu đã giảm mạnh so với năm 2014 và 2015, xuống còn 0,4% ( Ngân hàng Đông Á chi nhánh Thái Bình, 2016).
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á chi nhánh Thái Bình Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 So sánh (lần) (1) (2) (3) (2)/(1) (3)/(2) Thu nhập Tỷ đồng 238,2 274,05 297,61 1,15 1,1 Nợ xấu Tỷ đồng 23,8 27,4 19,21 1,15 0,7 Tỷ lệ Nợ xấu so với
lượng cho vay % 1,0 1,0 0,4 1,00 0,4
Nguồn: Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình (2016) Để đạt được kết quả trên là do các nguyên nhân sau:
- Các nhân tố tác động từ bên ngoài đó là tình hình kinh tế thế giới, trong nước đang dần ổn định thêm vào đó là xu thế phát triển khá mạnh và bền vững của toàn bộ hệ thống ngân hàng TMCP trong cả nước, lần lượt các thương vụ được hoàn thành tạo ra sức sống mới cho hệ thống. Sự phát triển này thể hiện ở những khía cạnh sau: Vốn chủ sở hữu tăng lên nhanh chóng, lợi nhuận bình quân ngày càng cao, quy mô tăng trưởng cả về nguồn vốn, doanh thu, tổng dư nợ cho vay và đầu tư, chiến lược nguồn nhân lực có sự đột phá, sự đa dạng về dịch vụ ngân hàng và áp dụng công nghệ thông tin,…
- Các nhân tố bên trong: DAB Thái Bình đã tập trung phát triển các sản phẩm thị trường, không ngừng cải thiện hoàn thiện các sản phẩm hiện tại cho phù hợp yêu cầu của thực tế và đảm bảo lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng hoạt động trên địa bàn. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ hiện đại, phù hợp với xu thế thương mại điện tử và nền kinh tế tri thức, chuẩn bị điều kiện và khả năng hội nhập được với thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng khu vực và địa bàn lân cận.
3.2.1.4. Hoạt động huy động vốn
Trong hoạt động của NHTM việc tạo lập vốn cho ngân hàng được xem là vấn đề quan trọng hàng đầu. Vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung.
Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Thái Bình
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2014 2015 2016 So sánh (%)
Số lượng Cơ cấu
(%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ 1. Tổng huy động vốn 3059,42 100 3295,83 100 3431,43 100 107,73 104,11 105,91 1.1. VND 1705,01 55,73 2042,76 61,98 2297,68 66,96 119,81 112,48 116,09 1.2. Ngoại tệ (quy ra VND) 1354,41 44,27 1253,08 38,02 1133,40 33,03 92,52 90,45 91,48 2. Nguồn vốn huy động 3059,42 100,00 3295,83 100,00 3431,43 100,00 107,73 104,11 105,91
2.1. Tiền gửi thanh toán 1530,02 50,01 1474,23 44,73 1748,66 50,96 96,35 118,62 106,91
- Có kỳ hạn 967,39 31,62 1172,99 35,59 1327,96 38,7 121,25 113,21 117,16
- Không kỳ hạn 2092,03 68,38 2122,85 64,41 2103,47 61,3 101,47 99,09 100,27
2.2. Tiền gửi tiết kiệm 1529,40 49,99 1821,61 55,27 1682,77 49,04 119,11 92,38 104,89
- Có kỳ hạn 2027,48 66,27 2282,69 69,26 2452,10 71,46 112,59 107,42 109,97
- Không kỳ hạn 1031,94 33,73 1013,14 30,74 979,33 28,54 98,18 96,66 97,42
Ngoài vốn tự có và nguồn vốn đi vay của các ngân hàng khác, vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Tại DAB Thái Bình nguồn vốn được huy động dưới hai hình thức chủ yếu là: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư.
Trong giai đoạn 2014 - 2016 chi nhánh đã huy động được 3651,5 tỷ đồng, tổng vốn huy động của ngân hàng tăng dần qua các năm, năm 2016 lượng vốn huy động đạt 1531 tỷ đồng, tăng 584,4 tỷ so với năm 2014 và tăng 360,5 tỷ đồng so với năm 2015. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi của chi nhánh, hoàn thành tốt nhu cầu về điều hoà vốn cũng như cung ứng cho tín dụng. Xét theo nguồn huy động thì nguồn huy động từ dân cư chiếm một tỷ trọng cao nhất (khoảng 50%) (Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình, 2016).
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi trả của doanh nghiệp như: trả lương, trả cho dịch vụ sử dụng,… cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn, xấp xỉ 30%. KH tiền gửi tại chi nhánh chủ yếu thuộc các doanh nghiệp ngành may mặc, bưu chính viễn thông. Dù nguồn huy động từ tổ chức kinh tế không ổn định nhưng với lãi suất khá thấp cộng với xét theo thời gian lâu dài thì đây là nguồn mà ngân hàng tận dụng để kinh doanh khá tốt. Đây cũng là hướng mà chi nhánh sẽ mở rộng phát triển trong tương lai.
Xét trên đơn vị tiền tệ huy động thì huy động bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các đồng ngoại tệ. Huy động bằng nội tệ lần lượt tăng qua các năm cả về số lượng lẫn cơ cấu, cụ thể năm 2014 có 55,73% đến năm 2016 lên tới; 66,96%. Sự chênh lệch không cao, nguyên nhân chủ yếu do đặc điểm khách hàng tại địa bànThái Bình, lượng khách hàng vẫn chủ yếu là các cá nhân và tổ chức kinh tế trong nước, ít có hoạt động thanh toán quốc tế, do vậy lượng huy động bằng ngoại tệ thấp hơn.
Nếu xét theo các hình thức gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán thì không có sự chênh lệch nhiều. Năm 2016 tiền gửi thanh toán chiếm 50,01% và tiền gửi tiết kiệm chiếm 49,99%. Tỷ lệ này không khác biệt nhiều so với hai năm 2014 và 2015. Trên cơ sở các sản phẩm tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh, DAB Thái Bình đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, khuyến mại để triển khai thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, lượng KH đến giao dịch gửi tiết kiệm ngân hàng đang ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng. Chênh lệch giữa tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn đã giảm.
Những kết quả khả quan trong công tác huy động vốn nói trên là nhờ vào chính sách lãi suất tương đối cạnh tranh so với thị trường, các sản phẩm đã dạng đáp ứng được nhu cầu của KH. Đặc biệt là chương trình tặng quà KH tiết kiệm với những phần quà giá trị dành cho KH và nhận được những phản hồi rất tích cực từ phía KH.