Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay tạ
4.2.1. Yếu tố khách quan
4.2.1.1. Tình hình kinh tế thế giới
Kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục, các quốc gia đầu tàu như Mỹ, Trung Quốc có mức tăng trưởng tốt, khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã có tiếng nói chung về vấn đề của Hy Lạp, thêm vào đó là giá dầu giảm mạnh trong 2 năm gần đây đã thúc đẩy sản xuất trên khắp thế giới. Nền kinh tế Việt Nam, cũng đã có những chuyển biến tích cực. GDP tăng trưởng 6,68% năm 2016, đầu tư phát triển và xuất khẩu tiếp tục tăng. Cùng với xu thế giảm của giá dầu quốc tế, giá dầu trong nước cũng giảm mạnh, lạm phát cũng giảm đáng kể, điều này thúc đẩy sản xuất, tạo ra sức cầu mạnh mẽ cho nền kinh tế, bên cạnh đó là sự khởi sắc của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản tiếp tục phát triển. Các yếu tố trên cộng với sự ổn định của kinh tế vĩ mô sẽ tạo ra đã tạo điều kiện rất tốt cho hoạt động cho vay với doanh nghiệp sản xuất và các cá nhân (Bộ Tài chính, 2016).
4.2.1.2. Tình hình kinh tế -chính trị - xã hội
Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Hồng. Trung tâm tỉnh là thành phốThái Bình.Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố (Hải Dương, Hưng
Yên, Hải Phòng, Hà Nam và Nam Định). Phía đông là biển Đông. Đây là vùng kinh tế phát triển mạnh với hai thành phố trực thuộc trung ương và các vệ tinh khác. Với những điểm mạnh về địa lýThái Bình có kinh tế đa dạng. Dân số 1,786 triệu người năm và gần như toàn bộ là người dân tộc Kinh với trình độ văn hóa cao và thu nhập cao nên có tiềm năng là một môi trường thuận lợi không chỉ đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ của DAB và rất thuận lợi cho hoạt động cho vay.
4.2.1.3. Chính sách, hệ thống văn bản phát luật của NHNN Việt Nam
Đây là một trong những điều kiện cần và rất quan trọng để ngân hàng có thể phát triển hoạt động cho vay, vì hoạt động của ngân hàng luôn tuân thủ theo chủ trương, chính sách của nhà nước. Ngày 23/1/2009, NHNN có Thông tư số 01, hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Văn bản này chính thức tạo điều kiện để tín dụng tiêu dùng tìm hướng trở lại. Với văn bản trên, các khoản cho vay được thực hiện lãi suất thoả thuận đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, được xác định giới hạn tín dụng liên quan… nhưng chỉ áp dụng cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng chứ không phải áp dụng cho vay đối với mọi nhu cầu hợp pháp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các ngân hàng chưa mạnh dạn mở rộng CVTD trong thời gian qua. Thực tế, CVTD của các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục bảo đảm tiền vay đối với một số khách hàng có tài sản bảo đảm là thẻ tiết kiệm (hay còn gọi là sổ tiết kiệm). Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì việc cầm cố thẻ tiết kiệm không bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Cho nên, khi đàm phán và ký kết hợp đồng bảo đảm loại tài sản này, ngân hàng thỏa thuận với khách hàng về việc không công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và bảo đảm cơ hội cho khách hàng. Lợi dụng sự thông thoáng trong cầm cố tài sản cùng với sự thiếu chuyên môn nghiệp vụ của ngân hàng và sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các ngân hàng (trong trường hợp thẻ tiết kiệm được phát hành ở ngân hàng này nhưng được chủ thẻ mang đến cầm cố ở ngân hàng khác mà không có sự xác nhận của ngân hàng phát hành), một số khách hàng đã sử dụng những thủ đoạn tinh vi để làm thẻ tiết kiệm giả và mang đến cầm cố để vay vốn ngân hàng.
Bảng 4.14. Tổng hợp các chính sách liên quan đến quản lí hoạt động cho vay
Tên văn bản Nội dung liên quan quản lí hoạt động cho vay
Khả năng tiếp cận văn bản của DAB
chi nhánh TB
Khó khăn trong thực hiện văn bản của DAB chi
nhánh TB
Thông tư số 01, Ngày 23/1/2009, NHNN
Hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
Ngân hàng đã tiếp cận và thực hiện theo thông tư
Chỉ áp dụng cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống
Nghị định số
163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ
Giao dịch bảo đảm có quy định ưu tiên thanh toán cho ngân hàng nhận tài sản bảo đảm theo thứ tự đăng ký
giao dịch bảo đảm.
Ngân hàng đã tiếp cận Ngân hàng và khách hàng khó khăn trong việc ký kết hợp đồng cầm cố một lần có công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.
Với Thông tư
22/2011/TT-NHNN được NHNN
Quy đinh về cho vay đầu tư vào bất động sản Ngân hàng đã tiếp cận Thị trường bất động sản
vẫn không khởi sắc, các NHTM vẫn rất dè dặt cho vay lĩnh vực bất động sản.
Quyết định số
16/2014/QĐ-UBND
ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnhThái Bình, giai đoạn đến năm 2020.
Ngân hàng đã tiếp cận
Vào thời điểm nhận cầm cố thẻ tiết kiệm, do không có nghiệp vụ chuyên môn và chỉ xem xét, kiểm tra hình thức, bề ngoài của thẻ tiết kiệm bằng mắt thường, nên cán bộ ngân hàng không biết và không thể biết được thẻ tiết kiệm giả. Chỉ đến khi có tranh chấp phát sinh hoặc chủ sở hữu thẻ tiết kiệm (KH vay) bị cơ quan tiến hành tố tụng bắt, khởi tố, cơ quan giám định vào cuộc, ngân hàng mới biết được thẻ tiết kiệm cầm cố là thẻ giả. Trong trường hợp này, ngân hàng nhận cầm cố thẻ tiết kiệm là bên nhận bảo đảm ngay tình và được pháp luật bảo vệ. Nhưng Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm có quy định ưu tiên thanh toán cho ngân hàng nhận tài sản bảo đảm theo thứ tự đăng ký giao dịch bảo đảm. Do đó, nếu ngân hàng nhận cầm cố thẻ tiết kiệm trước không đăng ký giao dịch bảo đảm và nhận cầm cố phải thẻ tiết kiệm giả, thì ngân hàng này không được ưu tiên thu nợ từ việc xử lý tài sản cầm cố để thanh toán cho các ngân hàng cùng nhận cầm cố thẻ tiết kiệm đó. Ngoài ra, khi làm thủ tục công chứng hợp đồng cầm cố thẻ tiết kiệm, cơ quan công chứng thường yêu cầu ngân hàng và khách hàng phải ghi rõ nghĩa vụ được bảo đảm (khoản tiền vay) trong hợp đồng. Mỗi lần vay vốn có bảo đảm bằng thẻ tiết kiệm, ngân hàng và khách hàng phải lập hợp đồng cầm cố thẻ tiết kiệm. Vì vậy, ngân hàng và khách hàng khó khăn trong việc ký kết hợp đồng cầm cố một lần có công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm mà theo đó, thẻ tiết kiệm cầm cố được dùng để bảo đảm thực hiện cho nhiều nghĩa vụ ở cả hiện tại và tương lai (khoản tiền vay đã được xác định tại thời điểm ký hợp đồng và khoản tiền vay sẽ được xác định trong tương lai). Thông tư 13/2010/TT- NHNN quy định nâng hệ số rủi ro của các khoản vay chứng khoán và bất động sản lên 250% thay vì trước đây là 100%. Đại diện nhiều ngân hàng cho rằng, quy định này sẽ ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các ngân hàng, trong khi hệ số CAR được Ngân hàng Nhà nước quy định không giảm dưới 9%. Việc vay tiền mua nhà của khách hàng sẽ khó hơn do chi phí vốn tăng lên nên các ngân hàng buộc phải điều chỉnh lãi suất lên. Với Thông tư 22/2011/TT-NHNN được NHNN ban hành (thay thế Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 19/2010/TT-NHNN) hủy bỏ quy định chỉ được sử dụng 80% vốn huy động về để cho vay, đã phần nào gỡ nút thắt cho các ngân hàng trong việc sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay ra. Đặc biệt sau khi NHNN có văn bản số 8844/NHNN- CSTT mở lối cho 4 nhóm nhu cầu vay liên quan đến lĩnh vực bất động sản “thoát” khỏi rổ phi sản xuất tính tỷ trọng theo giới hạn, đó là các khoản vay phục vụ tiêu dùng như sửa chữa nhà cửa, mua nhà ở có nguồn trả nợ là tiền lương, tiền
công; vốn vay để hoàn thiện các dự án phát triển nhà ở được bàn giao hoặc đưa vào sử dụng trước ngày 1/1/2014; cho vay các dự án xây nhà để bán, nhà cho thuê; xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Các NHTM lần lượt mở lại chương trình cho vay mua bất động sản. Và bằng chứng là thị trường bất động sản đã bắt đầu nhúc nhích. Tuy nhiên, thị trường bất động sản vẫn không khởi sắc, các NHTM vẫn rất dè dặt cho vay lĩnh vực bất động sản.
Kể từ ngày 24/9/2014, các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư mới; dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng thuộc các lĩnh vực nông nghiệp khuyến khích đầu tư được hưởng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
Ngày 24 tháng 09 năm 2014, Ủy ban Nhân dân tỉnhThái Bình đã có Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnhThái Bình, giai đoạn đến năm 2020.
Theo đó, kể từ ngày 24/9/2014, các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư mới; dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng thuộc các lĩnh vực nông nghiệp khuyến khích đầu tư của tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Thái Bình được hưởng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.
Các lĩnh vực nông nghiệp khuyến khích đầu tư của tỉnh bao gồm: xây dựng cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm; xây dựng cơ sở sản xuất giống ngao sinh sản; đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản; mua một số loại máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy sản; hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ đông.
Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bao gồm
Thứ nhất: Ưu đãi về đất đai: được thuê đất với mức giá thấp nhất của loại đất tương ứng trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.
Tùy địa bàn, doanh nghiệp có dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp khuyến khích đầu tư của tỉnh được: Miễn tiền thuê đất từ 11 năm đến 15 năm đầu thực hiện dự án.
Thứ hai: Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm: hỗ trợ 50% kinh phí giải phóng mặt bằng cho doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng
cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư và có quy mô như khoản điểm a khoản Điều 5 của Quyết định. Ngoài ra, ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay các ngân hàng thương mại để đầu tư tài sản cố định trực tiếp cho sản xuất trong 02 năm đầu kể từ ngày vay vốn.
Thứ ba: Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống ngao sinh sản: Doanh nghiệp có dự án xây dựng cơ sở sản xuất giống ngao sinh sản đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư, được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí giải phóng mặt bằng; 50% lãi suất tiền vay các ngân hàng thương mại để đầu tư tài sản cố định trực tiếp sản xuất giống ngao sinh sản trong 03 năm đầu kể từ ngày vay vốn.
Thứ tư: Hỗ trợ đóng mới tàu, nâng cấp tàu phục vụ hoạt động khai thác hải sản
- Hỗ trợ 150 triệu đồng/tàu đóng mới, 70 triệu đồng/tàu để nâng cấp đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 300 CV đến dưới 500 CV; 200 triệu đồng/tàu đóng mới, 100 triệu đồng/tàu cho nâng cấp đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 500 CV trở lên.
- Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu.
- Hỗ trợ 100% chi phí đào tạo hướng dẫn thuyền viên vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới; hướng dẫn kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV.
Thứ năm: Hỗ trợ mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp:
Hỗ trợ đến 50% đơn giá mua máy theo hóa đơn giá trị gia tăng cho máy cấy, máy gặt đập liên hợp, nhưng không quá 40 triệu đồng/máy cấy và không quá 132 triệu đồng/máy gặt đập liên hợp. Hỗ trợ đến 80% đơn giá mua thiết bị kho lạnh bảo quản giống khoai tây theo hóa đơn giá trị gia tăng, nhưng không quá 120 triệu đồng/thiết bị.
Thứ sáu: Hỗ trợ xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy sản Doanh nghiệp có dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư; vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên (không tính vốn lưu động) và chế biến các sản phẩm nông sản, thủy sản quy định tại điểm khoản 1 Điều 9 Quyết định này được tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí san lấp, bồi thường giải phóng mặt bằng trên diện tích đất thuê; 100% lãi suất tiền vay các Ngân hàng thương mại để đầu tư tài sản cố định trực tiếp cho sản xuất trong 03
năm đầu kể từ ngày vay vốn. Nếu doanh nghiệp thực hiện xây dựng kho trung chuyển để thu gom nguyên liệu thì được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% chi phí xây dựng nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng/kho.
Thứ bảy: Hỗ trợ sản xuất cây vụ đông: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ban hành cơ chế hỗ trợ cụ thể cho tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất cây vụ đông.
Các dự án đầu tư triển khai thực hiện trước khi Quy định này có hiệu lực thi hành nếu đang được hưởng ưu đãi, hỗ trợ thì tiếp tục được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đã cấp hoặc có quyền đề nghị hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo Quy định này cho thời gian còn lại của dự án. Các dự án đầu tư đã được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo Quy định này nếu vi phạm các điều kiện được hưởng ưu đãi, hỗ trợ thì phải hoàn trả lại phần kinh phí đã được hỗ trợ cho tỉnh.
Từ những chính sách trên các doanh nghiệp có những cơ hội rất nhiều trong việc tiếp cận vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của các ngân hàng trong đó có ngân hàng Đông Á.
4.2.1.4. Đối thủ cạnh tranh
Tác nhân từ phía NHTM mới tham gia thị trường. Các NHTM mới tham gia thị trường với những lợi thế quan trọng như: Mở ra những tiềm năng mới; Có động cơ và ước vọng giành được thị phần; Đã tham khảo kinh nghiệm từ những NHTM đang hoạt động; Có được những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trường… Như vậy, bất kể thực lực của NHTM mới là thế nào, thì các NHTM