Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay tạ
4.2.2. Yếu tố chủ quan
4.2.2.1. Về phía khách hàng
Khách hàng hiện nay dù là doanh nghiệp sản xuất hay người tiêu dùng thì đều với mục đích là tiết kiệm chi phí hoặc tăng lợi nhuận nên họ không phải là những khách hàng luôn “trung thành” mà rất dễ bị lôi kéo và thay đổi quan hệ giao dịch. Mức độ trung thành của KH phụ thuộc vào sự đối xử của NHTM với họ, mà cao nhất là lợi ích trực tiếp thu được từ quan hệ giao dịch với ngân hàng. KH có thể ngay lập tức thay đổi quan hệ với ngân hàng để tìm mối lợi lớn hơn nếu họ biết rằng mức lãi mà họ phải trả thấp hơn so với ngân hàng họ đang giao dịch.
Qua khảo sát khách hàng đang sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng của DAB Thái Bình bằng câu hỏi: Quý khách đã giao dịch với ngân hàng trong bao lâu. Kết quả khảo sát cho thấy lượng khách hàng có thời gian giao dịch dưới một năm chiếm tỷ trọng rất cao, trên mẫu khảo sát có tới 54,76% khách hàng có thời gian dưới một năm, trong khi đó tỷ trọng của khách hàng có thời gian giao dịch từ 1 đến 3 năm và trên 3 năm chỉ chiếm 26,19% và 19,05%. Tuy nhiên xét trong tình hình kinh tế hiện nay thì con số này có thể chấp nhận được, khi mà lãi suất cho vay và lãi suất vẫn chưa thực sự ổn định và cơ hội từ các ngân hàng khách sẽ khiến khách hàng không chịu gắn bó lâu dài với ngân hàng.
Biều đồ 4.4. Thời gian giao dịch với ngân hàng
Nguồn: Điều tra của tác giả (2017) Hiểu được đặc điểm này Ngân hàng Đông Á chi nhánh Thái Bình đã rất thành công khi thu hút được một lượng lớn khách hàng đang giao dịch với các ngân hàng khi đưa ra mức lãi suất và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Như vậy, sự phát triển sản phẩm tín dụng tiêu dùng của ngân hàng cũng được nhân lên do đặc điểm khách hàng rất dễ thay đổi quan hệ với ngân hàng.
Nếu ngân hàng có thể phát huy tối đa tiềm năng kết hợp với việc nắm bắt thông tin về các đối thủ mới gia nhập, thận trọng với các đối thủ hiện tại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao thì không chỉ riêng tín dụng tiêu dùng mà tất cả các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Đông Á Thái Bình chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ và các đối thủ cạnh tranh không còn đáng ngại nữa.
4.2.2.2. Về phía ngân hàng
* Trình độ và kĩ năng của đội ngũ cán bộ cho vay
Cán bộ quản lý khách hàng là người trực tiếp xem xét, phân tích, đánh giá về các mặt của khoản vay. Để từ đó ra các quyết định đầu tư hay không đầu tư. Vì vậy, đòi hỏi họ phải có trình độ học vấn cao, nhiều kinh nghiệm đáp ứng được tốc độ phát triển kinh tế nói chung và tốc độ tăng trưởng cho vay nói riêng.
Đến năm 2016, tổng số cán bộ làm công tác cho vay là 15 cán bộ, có trình độ Đại học và sau Đại học làm công tác chuyên môn tại Ngân hàn Đông Á chi nhánh Thái Bình tuy nhiên, năng lực của cán bộ quản lý khách hàng vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra.
Các cán bộ Ngân hàng một số có trình độ chuyên môn tốt nhưng trình độ tin học còn hạn chế, nguyên nhân chủ yếu các cán bộ chủ yếu do học khối ngành Kinh tế, không học ngành công nghệ, nên cần phải có nhiều những lớp tập huấn trình độ tin học và ngoại ngữ cho cán bộ Ngân hàng.
Bảng 4.15. Trình độ của cán bộ làm công tác cho vay năm 2016
Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
I. Trình độ chuyên môn 15 100,00
Thạc sỹ+ Tiến sỹ 1 6,66
Đại học 10 66,66
Cao đẳng 4 26,66
II. Trình độ tiếng Anh 15 100,00
- Thành thạo 9 60,00
- Biết 6 40,00
III. Trình độ tin học 15 100,00
- Tiếp cận nhanh các phần
mềm chuyên môn 13 86,66
- Mất nhiều thời gian tiếp cận
các phần mềm 2 13,33
Nguồn: Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình (2016) Không những vậy với mô hình quản lý hoạt động cho vay cồng kềnh trong khi nguồn nhân lực thiếu trầm trọng, một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều việc dẫn đến việc giải quyết các phát sinh của khách hàng không những chậm trễ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặc dù, được đào tạo tuy nhiên một số cán bộ nhân viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu vì thế công việc tập trung chủ yếu ở những cán bộ có năng lực khiến cho việc đã thiếu nguồn nhân lực thì càng trở nên thiếu hơn. Hơn nữa việc không đồng đều về năng lực còn làm cho việc quản lý trở nên khó khăn hơn rất nhiều vì việc quản lý, kiểm soát con người cũng là một trong những nhiệm vụ của quản lý hoạt động cho vay.
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay
Hệ thống cơ sở vật chất của chi nhánh còn chưa phù hợp và chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng mô hình quản lý hoạt động cho vay. Chẳng hạn như về cơ sở vật chất còn chật hẹp không có đủ phòng cho các phòng ban hoạt động độc lập, hệ thống máy tính được trang bị tư lâu đã lỗi thời khiến cho việc xử lý thông tin bị hạn chế. Nguồn lực cũng như năng lực đội ngũ IT còn yếu kém gây ra không ít
cản trở trong quá trình tác nghiệp. Vì vậy một trong những vấn đề cần giải quyết, khắc phục đối với Ngân hàng hiện nay chính là cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, công nghệ thông tin của ngân hàng tốt hơn, đảm bảo yêu cầu công việc.
* Hệ thống tính điểm tại ngân hàng
Hệ thống tính điểm tự động thường dựa trên cơ sở các mô hình đặc biệt hoặc một số kỹ thuật có liên quan như mô hình trung thực, trong đó một vài biến số sẽ được kết hợp lại để đánh giá về điểm số cho mỗi lá đơn. Nếu lá đơn đó đạt mức điểm giới hạn thì nó gần như sẽ được thông qua trừ trường hợp có những thông tin không bình thường. Ngược lại nếu lá đơn đạt điểm thấp hơn mức giới hạn thì lá đơn đó gần như bị bác bỏ trừ trường hợp có yếu tố giảm nhẹ. Hệ thống tín điểm tín dụng này thường lựa chọn từ 7 đến 12 yếu tố từ đơn xin vay của KH và đánh giá mỗi khoản mục bằng cách cho điểm từ 0 đến 10. Nhưng hiện nay phương án này phần lớn được áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp, còn đối với các sản phẩm dành cho KH cá nhân như tín dụng tiêu dùng thì hiện nay ngân hàng vẫn chưa xây dựng được một hệ thống tính điểm riêng. Do đó tôi đã nghiên cứu và tham khảo các tài liệu về hệ thống tín điểm tín dụng tự động được áp dụng tại một số ngân hàng khác, trên cơ sở tình hình thực tế của Ngân hàng Đông Á Thái Bình để lựa chọn một số nhân tố đánh giá chất lượng tín dụng tiêu dùng. Những biến số quan trọng được dùng trong hệ thống này là xếp loại chất lượng tín dụng, số người ăn theo, số nhà cửa sở hữu, thu nhập ròng, có điện thoại cố định tại nơi ở hay không, loại nghề nghiệp, thời gian làm việc tại chỗ làm hiện tại, thời gian cư trú tại nơi sống hiện tại. Sau khi lựa chọn được các yếu tố sẽ tiến hành cho điểm từng yếu tố.
Điểm số được cho dựa vào mức độ quan trọng của yếu tố tức là yếu tố đó có đảm bảo khả năng trả nợ của KH hay không. Nghề nghiệp hiện tại của KH: Đây được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá khả năng trả nợ của KH. Nếu một người có nghề nghiệp ổn định thì thu nhập của họ cũng sẽ ổn định. Chính vì thế điểm số tối đa của yếu tố này là 10 (nếu KH đang giữ vị trí điều hành hoặc lãnh đạo của một doanh nghiệp). Tương tự cho các nghề nghiệp tiếp theo với mức biến động về thu nhập ngày càng cao nên điểm số càng giảm.
Xếp loại chất lượng tín dụng tại ngân hàng cũng là một yếu tố đáng tin cậy khi quyết định có nên cho KH đó vay hay không. Nếu KH trước đây đã từng vay ở ngân hàng, thì điều này tương đối dễ dàng ngân hàng có thể căn cứ vào xếp loại tín dụng trước đây của KH để cho điểm.
Bảng 4.16. Các yếu tố cho việc dự đoán chất lượng tín dụng tiêu dùng
Các yếu tố Điểm số
1. Nghề nghiệp hay loại công việc của KH
- Chuyên nghiệp hoặc điều hành kinh doanh 10
- Công nhân viên chức Nhà nước 8
- Nhân viên văn phòng 7
- Công nhân không có chuyên môn 5
- Nhân viên làm việc bán thời gian 2
2. Tình trạng về nhà cửa
- Có nhà riêng 9
- Nhà hoặc căn hộ thuê 4
- Sống với bạn bè họ hàng 2 3. Xếp loại về chất lượng tín dụng là - Rất tốt 10 - Khá 7 - Trung bình 5 - Không có hồ sơ 2
4. Thời gian làm việc ở nơi hiện tại
Lớn hơn 05 năm 6
Từ 01 đến 05 năm 4
Nhỏ hơn 01 năm 2
5. Thời gian cư trú tại nơi hiện tại
- Lớn hơn 05 năm 8
- Từ 01 đến 05 năm 5
- Nhỏ hơn 01 năm 2
6. Có điện thọai cố định tại nơi ở hay không
- Có 2
- Không 0
7. Số người ăn theo hiện nay
- Không có 6 - Từ 01 đến 03 người 3 - Lớn hơn 03 người 0 8. Thu nhập hàng tháng - Trên 5.000.000 đồng/ tháng 9 - Từ 3.500.000 đến 5.000.000 đồng/ tháng 7 - Từ 1.500.000 đến dưới 3.500.000 đồng/ tháng 3 - Thấp hơn 1.500.000 đồng/ tháng 0
Nếu KH được xếp loại là rất tốt hoặc khá thì ta có thể tin tưởng vào khả năng trả nợ của họ, tuy nhiên nếu xếp loại tín dụng của KH trước đây là trung bình thì ngân hàng cần có sự quan tâm hơn, nên điều tra, xem xét nguyên nhân tại sao KH bị xếp loại trung bình và hiện nay đã khắc phục được các nhược điểm đó chưa. Trường hợp KH hoàn toàn mới, chưa có hồ sơ tại ngân hàng thì khả năng đảm bảo trả nợ sẽ thấp hơn, vì ngân hàng chưa có căn cứ để xem xét. Vì thế trường hợp này điểm số cho là thấp nhất (2 điểm).
Thu nhập của người xin vay cũng là một nhân tố quan trọng hàng đầu, căn cứ vào mức thu nhập hàng tháng có thể đánh giá về khả năng tài chính và trả nợ của KH. Tuy nhiên khi xem xét về khả năng trả nợ của KH ta không chỉ hoàn toàn dựa vào thu nhập mà chúng ta cần chú ý đến chi phí hàng tháng mà KH phải trả. Nếu chi phí chi trả hàng tháng quá lớn thì khả năng trả nợ của KH sẽ suy giảm.
Tình trạng nhà cửa hiện tại nếu KH có nhà riêng thì đây có thể được xem là một tài sản đảm bảo cho việc trả nợ của KH. Ngược lại nếu KH chỉ ở nhà thuê hay ở chung với người thân thì rủi ro của khoản vay này sẽ tăng lên và ngân hàng cần thận trọng hơn khi quyết định cho vay đối với các KH này.
Đối với các yếu tố còn lại như số năm làm việc, thời gian cư trú, số người ăn theo... tuy là các yếu tố bổ sung khi xem xét cho vay, nhưng ngân hàng không nên xem nhẹ các yếu tố này bởi vì các yếu tố đó cũng góp phần phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với môi trường xung quanh.