Tổ chức bộ máy hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh thái bình (Trang 63 - 66)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng tmcp

4.1.1. Tổ chức bộ máy hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần

NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH THÁI BÌNH

4.1.1. Tổ chức bộ máy hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Thái Bình Đông Á chi nhánh Thái Bình

* Bộ máy quản lý hoạt động cho vay ở DAB chi nhánh Thái Bình

Sơ đồ 4 .1. Bộ máy tổ chức cho vay tại DAB Thái Bình

Nguồn: Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình (2016)

* Chức năng, nhiệm vụ

- Giám đốc chi nhánh: là người điều hành mọi hoạt động của chi nhánh

nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Là người trực tiếp quản lý phòng QLRR để đảm bảo hệ thống các văn bản liên quan đến hoat động cho vay phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt.

- Phó giám đốc (PGĐ) phụ trách khách hàng: là lãnh đạo quản lý trực tiếp

Phòng quản lý khách hàng và cũng là người ra phê duyệt cho vay đối với những khoản vay trong thẩm quyền phán quyết của PGĐ phụ trách khách hàng.

- Phòng khách hàng: Phòng đầu mối về hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Công việc chính của phòng khách hàng là tìm hiểu thị trường tín dụng, chăm sóc đánh giá khách hàng có nhu cầu vay vốn, cấp tín dụng nhằm mở rộng và củng cố mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Quản lý nguồn vốn cho vay thông qua việc bám sát hoạt động của đơn vị vay vốn và mục đích sử dụng vốn vay.

Giám đốc Phòng Khách hàng Phòng quản lý rủi ro Phòng Kinh doanh dịch vụ Phó Giám đốc Hội đồng tín dụng

- Phòng kinh doanh dịch vụ: Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tài trợ thương mại, dịch vụ khách hàng, xử lý nghiệp vụ chuyển tiền, nghiệp vụ huy động vốn (tiết kiệm,kỳ phiếu, trái phiếu), các giao dịch từ tài khoản tiền gửi thanh toán, nghiệp vụ thẻ, quản lý thông tin và mẫu dấu của các cá nhân và doanh nghiệp, quản lý các điện chuyển tiền và xử lý các bức điện từ mạng Swift, các dịch vụ Ngân hàng bán lẻ khác như: Internet banking, SMS banking, Phone banking…

Phòng kinh doanh được chia làm 4 mảng:

+ Mảng giao dịch một cửa: Thực hiện các giao dịch với khách hàng cá nhân như: gửi, rút tiết kiệm; nộp, rút, chuyển khoản từ tài khoản TGTT cá nhân, chi trả kiều hối, chuyển tiền, giới thiệu và bán các sản phẩm ngân hàng điện tử như: Internet, SMS Banking; trực tiếp thu chi tiền mặt với các giao dịch dưới 40 triệu đồng và dưới 2500 USD.

+ Mảng tài trợ thương mại: Tiếp nhận và xử lý các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán XNK, chuyển tiền đi nước ngoài, bảo lãnh,…

+ Mảng kế toán quản lý doanh nghiệp mở TKTG thanh toán nhưng không vay vốn của NHTMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình. Phục vụ các nghiệp vụ liên quan giữa đơn vị với ngân hàng.

+ Mảng quản lý thẻ: Tiếp nhận và xử lý các nghiệp vụ liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ, mạng lưới ATM, Kios, đơn vị chấp nhận thẻ. Thực hiện các hoạt động marketing về thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ.

- Phòng Kế toán tài chính: Nghiệp vụ của Phòng tương đối đa dạng và nhiều mảng:

+ Mảng quản lý nợ: Tại đây, bộ phận kế toán gắn liền với hoạt động tín dụng của chi nhánh, bộ phận Quản lý nợ sẽ mở tài khoản và quản lý tài khoản tiền vay, theo dõi dư nợ, kiểm soát cuối cùng các hồ sơ vay vốn và nghiệp vụ cấp tín dụng của phòng khách hàng.

+ Mảng kế toán tiền vay: Thực hiện các nghiệp vụ hạch toán giải ngân, thu nợ,...

+ Mảng tin học: Thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến tác nghiệp tin hoc, quản lý và sủa chữa các thiết bị tin học trong chi nhánh, thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng,...

+ Mảng kế toán nội bộ: làm công tác kế toán tổng hợp của chi nhánh, hạch toán chi tiêu nội bộ, các nghiệp vụ liên quan đến thuế, chi trả lương, thanh toán BHXH, quản lý tài sản v công cụ lao động, đóng và lưu trữ chứng từ, sổ sách phục vụ công tác lưu trữ và thanh kiểm tra…

- Phòng hành chính – nhân sự: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác hành chính quản trị, phối hợp các phòng ban đẩy nhanh họat động chi nhánh.

- Phòng kiểm tra nội bộ: Thực hiện kiểm tra thường xuyên, đánh giá, kiến nghị toàn bộ hoạt động nội bộ ngân hàng.

- Các Phòng giao dịch: Có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng vãng lai, cũng thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền, cho vay, huy động vốn đối với khách hàng cá nhân có quan hệ với ngân hàng.

- Tổ Tổng hợp: Bộ phận theo dõi vốn của chi nhánh, mua bán ngoại tệ cố vấn và thực thi các quyết định có liên quan đến lãi xuất huy động và cho vay của chi nhánh, thực hiện các hoạt động cân dối vốn vay gửi vốn nội bộ khi cần thiết và làm báo cáo chung của chi nhánh.

- Phòng Ngân quỹ: Phụ trách công tác thu, chi, kiểm đếm toàn bộ các loại tiền VND, giấy tờ có giá và ngoại tệ của tất cả các khách hàng là công ty hay cá nhân đến giao dịch tại chi nhánh. Giao nhận tiền mặt trong ngày với các Phòng giao dịch và các teller giao dịch một cửa,…

- Phòng Quản lý rủi ro: là nơi thực thi các chỉ đạo của Giám đốc chi nhánh. Phòng cũng có trách nhiệm soạn thảo các văn bản, chính sách cho vay cụ thể đối với chi nhánh và các văn bản liên quan đến thẩm quyền phán quyết trong chi nhánh dựa trên khung văn bản do hội sở chính ban hành nhằm điều phối mọi hoạt động cho vay trong chi nhánh. Đảm bảo hoạt động này được chạy một cách trơn chu nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Ngoài ra phòng quản lý rủi ro sẽ có trách nhiệm tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro cho vay như: phổ biến các quy định của Ngân hàng Đông Á và đề xuất xây dựng các văn bản hướng dẫn về quản lý, đánh giá, định hạng rủi ro cho vay. Đề xuất, tổ chức thực hiện và phối hợp với các đơn vị thực hiện quy trình, thủ tục, rà soát, đánh giá rủi ro cho vay và các biện pháp quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng cho vay của chi nhánh. Bên cạnh đó, phòng cũng có trách nhiệm thẩm định rủi ro và lập báo cáo rủi ro đối với những món vay vượt thẩm quyền của phó giám đốc phụ trách khách hàng để trình cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt. Đối với

những khoản vay nợ xấu khi đáp ứng đủ điều kiện xử lý thì phòng Quản lý rủi ro cũng là nơi đề xuất với ban lãnh đạo chi nhánh và các cấp có thẩm quyền xem xét xử lý rủi ro để gia tăng lợi nhuận cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh thái bình (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)