Tình hình huy động vốn tại ngân hàng Đông Á chi nhánh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh thái bình (Trang 53 - 56)

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2014 2015 2016 So sánh (%)

Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 15/14 16/15 BQ 1. Tổng huy động vốn 3059,42 100 3295,83 100 3431,43 100 107,73 104,11 105,91 1.1. VND 1705,01 55,73 2042,76 61,98 2297,68 66,96 119,81 112,48 116,09 1.2. Ngoại tệ (quy ra VND) 1354,41 44,27 1253,08 38,02 1133,40 33,03 92,52 90,45 91,48 2. Nguồn vốn huy động 3059,42 100,00 3295,83 100,00 3431,43 100,00 107,73 104,11 105,91

2.1. Tiền gửi thanh toán 1530,02 50,01 1474,23 44,73 1748,66 50,96 96,35 118,62 106,91

- Có kỳ hạn 967,39 31,62 1172,99 35,59 1327,96 38,7 121,25 113,21 117,16

- Không kỳ hạn 2092,03 68,38 2122,85 64,41 2103,47 61,3 101,47 99,09 100,27

2.2. Tiền gửi tiết kiệm 1529,40 49,99 1821,61 55,27 1682,77 49,04 119,11 92,38 104,89

- Có kỳ hạn 2027,48 66,27 2282,69 69,26 2452,10 71,46 112,59 107,42 109,97

- Không kỳ hạn 1031,94 33,73 1013,14 30,74 979,33 28,54 98,18 96,66 97,42

Ngoài vốn tự có và nguồn vốn đi vay của các ngân hàng khác, vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Tại DAB Thái Bình nguồn vốn được huy động dưới hai hình thức chủ yếu là: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

Trong giai đoạn 2014 - 2016 chi nhánh đã huy động được 3651,5 tỷ đồng, tổng vốn huy động của ngân hàng tăng dần qua các năm, năm 2016 lượng vốn huy động đạt 1531 tỷ đồng, tăng 584,4 tỷ so với năm 2014 và tăng 360,5 tỷ đồng so với năm 2015. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi của chi nhánh, hoàn thành tốt nhu cầu về điều hoà vốn cũng như cung ứng cho tín dụng. Xét theo nguồn huy động thì nguồn huy động từ dân cư chiếm một tỷ trọng cao nhất (khoảng 50%) (Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình, 2016).

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi trả của doanh nghiệp như: trả lương, trả cho dịch vụ sử dụng,… cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn, xấp xỉ 30%. KH tiền gửi tại chi nhánh chủ yếu thuộc các doanh nghiệp ngành may mặc, bưu chính viễn thông. Dù nguồn huy động từ tổ chức kinh tế không ổn định nhưng với lãi suất khá thấp cộng với xét theo thời gian lâu dài thì đây là nguồn mà ngân hàng tận dụng để kinh doanh khá tốt. Đây cũng là hướng mà chi nhánh sẽ mở rộng phát triển trong tương lai.

Xét trên đơn vị tiền tệ huy động thì huy động bằng nội tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các đồng ngoại tệ. Huy động bằng nội tệ lần lượt tăng qua các năm cả về số lượng lẫn cơ cấu, cụ thể năm 2014 có 55,73% đến năm 2016 lên tới; 66,96%. Sự chênh lệch không cao, nguyên nhân chủ yếu do đặc điểm khách hàng tại địa bànThái Bình, lượng khách hàng vẫn chủ yếu là các cá nhân và tổ chức kinh tế trong nước, ít có hoạt động thanh toán quốc tế, do vậy lượng huy động bằng ngoại tệ thấp hơn.

Nếu xét theo các hình thức gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán thì không có sự chênh lệch nhiều. Năm 2016 tiền gửi thanh toán chiếm 50,01% và tiền gửi tiết kiệm chiếm 49,99%. Tỷ lệ này không khác biệt nhiều so với hai năm 2014 và 2015. Trên cơ sở các sản phẩm tiết kiệm với lãi suất cạnh tranh, DAB Thái Bình đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, khuyến mại để triển khai thực hiện có hiệu quả. Vì vậy, lượng KH đến giao dịch gửi tiết kiệm ngân hàng đang ngày càng tăng về số lượng cũng như chất lượng. Chênh lệch giữa tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn đã giảm.

Những kết quả khả quan trong công tác huy động vốn nói trên là nhờ vào chính sách lãi suất tương đối cạnh tranh so với thị trường, các sản phẩm đã dạng đáp ứng được nhu cầu của KH. Đặc biệt là chương trình tặng quà KH tiết kiệm với những phần quà giá trị dành cho KH và nhận được những phản hồi rất tích cực từ phía KH.

3.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của Ngân hàng

3.1.3.1. Thuận lợi

Cơ cấu nguồn vốn tiếp tục điều chỉnh theo hướng ngày càng hợp lý hơn tạo lợi thế cho hoạt động kinh doanh: Trong những năm qua, nguồn vốn huy động trung hạn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế là đẩy mạnh cho vay theo dự án. Bên cạnh đó là nguồn vốn huy động từ dân cư tăng nhanh thường chiếm tỷ trọng trên 73% tổng nguồn vốn huy động.

Chính sách khách hàng được quan tâm hơn: Ngân hàng Đông ÁThái Bình xác định khách hàng giữ vị trí hết sức quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô, cơ cấu và chất lượng của nguồn vốn huy động. Chính vì vậy mà xây dựng chiến lược huy động vốn luôn gắn với chiến lược khách hàng để từ đó có chính sách chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn.

Tình hình chính trị, kinh tế xã hội trên địa bàn ổn định giúp cho người dân có cơ hội đầu tư, có cơ hội phát triển sản xuất tạo điều kiện thuận để ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay và huy động vốn.

Giá cả sản phẩm hàng hóa trong những năm gần đây tương đối ổn định, các khách hàng, đặc biệt là khách hàng vay tiêu dùng đã phấn khởi và chủ động vay vốn ngân hàng.

Lãi suất cho vay phù hợp đã khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề.

Phong cách tiếp khách của ngân hàng đã được đổi mới làm cho người dân gần gũi hơn với ngân hàng hơn kể cả người vay tiền và người gửi tiền

3.1.3.2. Những khó khăn

Tuy đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng công tác huy động vốn trong thời gian qua vẫn còn những hạn chế cần khắc phục.

Trình độ cán bộ nghiệp vụ còn hạn chế với sự phát triển của cơ chế thị trường. Trình độ ngoại ngữ còn hạn chế dẫn đến xử lý các chuyển tiền từ nước

ngày càng cao về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Có thể nói đây là một thách thức đối với đội ngũ cán bộ làm công tác huy động vốn nói riêng và cán bộ Ngân hàng Đông ÁThái Bình nói chung trong tiến trình hội nhập quốc tế. Công tác Marketing chưa được quan tâm đúng mức. Chưa có biện pháp tuyên truyền, quảng cáo thường xuyên, sâu rộng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng làm cho người dân sau khi gửi tiền vẫn còn thiếu thông tin về sự biến động số dư, lãi suất... Ngân hàng chưa đi vào đời sống người dân như một yếu tố không thể thiếu.

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp nhỏ, kinh tế còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất còn ít, nhu cầu tiếp cận vốn để sản xuất kinh doanh còn hạn chế. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Dựa trên những nguồn số liệu chính thức phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, nguồn số liệu lấy từ các nguồn số liệu lấy từ nguồn sau: Những số liệu công bố chính thức của Tổng cục thống kê, Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng TMCP Việt Nam, Tạp chí ngân hàng, Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình, từ sách báo, báo, báo điện tử trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh thái bình (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)