Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiền
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động cho vay
2.1.5.1. Các yếu tố khách quan
- Môi trường kinh tế
Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo chiều hướng tương tự. Trong điều kiện hiện nay, hoạt động của các ngân hàng cũng như doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế. Những tác động do môi trường kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối với ngân hàng (ví dụ: những rủi ro thay đổi tỷ giá, lãi suất, lạm phát làm thiệt hại cho thu nhập của ngân hàng) hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động cho vay dự án (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
- Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều khe hở không những tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo ngân hàng mà còn khiến các nhà đầu tư trung thực e dè, không dám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, do đó hạn chế nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
Sự ổn định và hợp lý của đường lối, chính sách, các quy định, thể lệ của nhà nước và các cơ quan chức năng sẽ tạo hành lang thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng cũng như doanh nghiệp. Đó là tiền đề rất quan trọng để ngân hàng nâng cao hoạt động cho vay (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
- Môi trường chính trị - xã hội
Sự ổn định của môi trường chính trị, xã hội là một tiêu chí quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tư. Nếu môi trường này ổn định thì các doanh nghiệp sẽ yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tư và do đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng sẽ tăng lên và ngược lại. Khi đó, nhu cầu vốn cho vay dự án cũng giảm sút theo (Nguyễn Văn Tiến, 2012).
- Cạnh tranh
nhánh, phòng giao dịch mới được thành lập trên toàn quốc, kéo theo sự cạnh tranh, ảnh hưởng đến thị phần cho vay của mỗi ngân hàng. Do vậy, trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, mỗi ngân hàng trong quá trình phát triển đều phải xác định chỗ đứng của mình để có những chiến lược phát triển đúng đắn (Thùy Linh và Việt Trinh, 2014).
2.1.5.2. Các yếu tố chủ quan
- Năng lực tài chính của ngân hàng
Năng lực tài chính của ngân hàng là một trong những yếu tố được các nhà lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa ra quyết định đường lối phát triển của ngân hàng mình. Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu tố như số lượng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ phần trăm lợi nhuận năm sau so với năm trước, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, số lượng tài sản thanh khoản. Khi ngân hàng có sức mạnh tài chính thì có thể đầu tư vào các danh mục mà mình quan tâm, vì vậy cho vay cũng có cơ hội được chú trọng phát triển (Thùy Linh và Việt Trinh, 2014).
- Chính sách tín dụng của ngân hàng
Chính sách tín dụng của ngân hàng là hệ thống các chủ trương, định hướng chi phối hoạt động tín dụng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Thông thường chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, các loại hình cho vay, quy định về tài sản đảm bảo, kỳ hạn của các khoản tín dụng, hướng giải quyết phần tín dụng vượt quá hạn mức phê duyệt, cách thức thanh toán nợ… (Thùy Linh và Việt Trinh, 2014).
Chính sách tín dụng của ngân hàng vạch ra hướng phát triển và khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn. Chẳng hạn như một ngân hàng không thực hiện cho vay theo thẻ tín dụng thì khách hàng dù có đủ điều kiện cũng không được phát hành thẻ tín dụng. Mặt khác khi một ngân hàng đã có các hình thức cho vay đa dạng với chất lượng tốt thì việc phát triển cũng dễ dàng và thuận lợi hơn là các ngân hàng mới chỉ có các sản phẩm truyền thống đơn giản (Thùy Linh và Việt Trinh, 2014).
- Trình độ, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ Ngân hàng
Trình độ, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển cho vay của các NHTM.
Đặc điểm của khách hàng vay là thông tin phải minh bạch, chính xác nên cán bộ Ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng và nhạy bén thì mới thẩm định chính xác khách hàng và phương án vay vốn từ đó đưa ra các quyết định tài trợ đúng đắn. Bên cạnh đó đòi hỏi đạo đức nghề nghiệp của cán bộ để không vì lợi ích cá nhân mà lợi dụng sự lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ trong khâu thẩm định làm tổn hại đến lợi ích của tập thể ngân hàng (Thùy Linh và Việt Trinh, 2014).
Một cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cao, khả năng giao tiếp tốt, trình độ ngoại ngữ, vi tính thành thạo, nhiệt tình trong công việc, có đạo đức nghề nghiệp sẽ tạo được ấn tượng đẹp về ngân hàng. Khi khách hàng cảm thấy an tâm về trình độ nghiệp vụ, hài lòng với phong cách giao tiếp, cách làm việc chuyên nghiệp của cán bộ thì họ chắc chắn sẽ còn tìm tới ngân hàng (Thùy Linh và Việt Trinh, 2014).
- Trình độ khoa học công nghệ và khả năng quản lý của ngân hàng
Đây cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển cho vay tại mỗi ngân hàng. Nếu một ngân hàng được trang bị các công nghệ hiện đại đồng thời có sự quản lý hoạt động chặt chẽ thì họ có thể tăng tiện ích cho khách hàng nhờ bán chéo sản phẩm và dịch vụ (Thùy Linh và Việt Trinh, 2014).
Hơn nữa, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến các ngân hàng có thể quản lý danh sách khách hàng một cách dễ dàng hơn, thông tin khách hàng được cập nhật trên hệ thống một cách bài bản thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân giúp ngân hàng có thể tiết kiệm được nhân công cũng như chi phí quản lý, góp phần giảm giá thành dịch vụ và dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cho vay. Đó là nền tảng quan trọng giúp ngân hàng phát triển cho vay (Thùy Linh và Việt Trinh, 2014).