Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng tmcp
4.1.5. Tổ chức thanh, kiểm tra hoạt động cho vay
4.1.5.1. Kết quả thanh, kiểm tra hoạt động cho vay
Qua bảng 4.8 ta thấy quá trình thanh tra, kiểm tra đươc Ngân hàng Đông Á triển khai thực hiện theo quý, Năm 2016 có 4 đợt kiểm tra còn giám sát thì có cán bộ thường xuyên theo dõi, giám sát, đối với khách hàng năm 2016 có 3 vụ thanh tra, kiểm tra và phát hiện 55 trường hợp khách hàng phát hiện sai sót, vi phạm chủ yếu là sử dụng sai mục đích. Khi phát hiện sai phạm Ngân hàng xử lý nếu không nghiêm trọng và phát hiện kịp thời, Ngân hàng sẽ xử lý bằng cách điều chỉnh vốn vay, nếu nghiêm trọng khách hàng sẽ bị dừng cho vay vốn và bị nộp phạt theo hợp đồng.
Bảng 4.8. Kết quả quá trình thanh, kiểm tra hoạt động cho vay 2016
Diễn giải ĐVT Nội bộ Ngân hàng Đối với khách hàng
- Số lần kiểm tra Lần 4 3
- Số vụ vi phạm Vụ 0 55
Nguồn: Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình (2016) * Công tác bảo đảm tiền vay
Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên những rủi ro tín dụng rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Đồng thời việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do đó Ngân hàng Đông Á chi nhánh Thái Bình cũng rất chú trọng tăng cường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức: thế chấp, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay,… Do đó tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Tuy tỷ lệ tài sản bảo đảm được nâng cao nhưng tính thanh khoản của các tài sản còn hạn chế nên khả năng thu hồi nợ sẽ thấp hơn. Một số tài sản không có
giấy tờ về quyền sở hữu (nhà xưởng, công trình xây dựng trên đất), một số tài sản khác là quyền đòi nợ mà khả năng kiểm soát nguồn thu rất khó khăn. Do đó, khi xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế rất phức tạp, cả về mặt pháp lý cũng như khả năng chuyển nhượng tài sản, mất rất nhiều thời gian và công sức.
* Phòng ngừa, phát hiện và hạn chế rủi ro tín dụng
Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà còn được quán triệt đến từng cán bộ của Ngân hàng Đông Á chi nhánh Thái Bình. Theo quy trình, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro do Phòng Quan hệ khách hàng, Quản lý rủi ro và Quản lý nợ, tuy nhiên chủ yếu do Phòng Quan hệ khách hàng thực hiện bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay,… nên có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi; mặt khác, cơ chế thông tin qua lại giữa các bộ phận còn nhiều bất cập nên sự tham gia của Phòng Quản lý rủi ro tín dụng và Quản lý nợ rất hạn chế.
Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng của Ngân hàng mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn, khách hàng có liên quan đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ xấu, khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chưa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ; hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chưa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa,…
Để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra, Ngân hàng Đông Á Thái Bình có chủ trương yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm khi đầu tư dự án hoặc khi kinh doanh xuất nhập khẩu. Giải pháp này đã phát huy tác dụng đáng kể khi thiên tai xảy ra, vốn rất thường xuyên ở nước ta, vì có nguồn hỗ trợ để bù đắp các tổn thất vốn vay.
* Công tác xử lý nợ xấu
Để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, Ban giám sát xử lý nợ xấu của Ngân hàng Đông ÁThái Bình linh hoạt trong xây dựng các giải pháp xử lý nợ phù hợp với tình hình thực tế. Những giải pháp cơ bản đã thực hiện trong thời gian qua là:
+ Thành lập Ban xử lý nợ xấu tại các chi nhánh gồm những thành viên là phụ trách phòng của các Phòng nghiệp vụ có liên quan để xây dựng kế hoạch và
các biện pháp cụ thể, tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh các quyết định thích hợp để xử lý nợ xấu kịp thời và đúng tiến độ. Ban xử lý nợ xấu thực hiện họp định kỳ mỗi tháng một lần để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động xử lý nợ một cách toàn diện và liên tục.
+ Định hướng chung của Ngân hàng Đông ÁThái Bình trong xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng cụ thể. Chủ trương của Ngân hàng Đông ÁThái Bình là thực hiện thương lượng, phối hợp với khách hàng trong xử lý nợ xấu để quá trình triển khai được nhanh chóng và ít tốn thời gian. Đối với các khách hàng có thái độ thiếu hợp tác, chây ỳ và thoái thác trách nhiệm trả nợ, thì kiên quyết thực hiện các biện pháp pháp lý, khởi kiện ra tòa để tăng cường khả năng thu hồi nợ.
4.1.5.2. Đánh giá về công tác thanh, kiểm tra hoạt động cho vay
* Đánh giá của Ban lãnh đạo về công tác thanh, kiểm tra
Hộp 4.2. Ý kiến của Ban giám đốc về công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động cho vay của Ngân hàng
Bà: Lê Thị Mến PGĐ phụ trách quản lí khách hàng cho rằng:
“Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động cho vay đã được Ngân hàng quan tâm, hàng năm vẫn diễn ra các hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuy nhiên việc thanh, kiểm tra không diễn ra một cách thường xuyên, liên tục nên hiện tượng sai sót vẫn còn xảy ra, gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động cho vay của Ngân hàng”.
Nguồn: Phỏng vấn sâu PGĐ phụ trách quản lý khách hàng ngày 26/7/2016 * Đánh giá của khách hàng về công tác thanh, kiểm tra khách hàng
Hộp 4.3. Ý kiến của khách hàng về công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động cho vay của Ngân hàng
Bà Nguyễn Thị Thủy khách hàng của Ngân hàng cho biết:
“Trong quá trình vay tiền tại ngân hàng tôi nhận thấy cán bộ ngân hàng cũng đã thanh tra, kiểm tra rất kỹ, tuy nhiên cũng chỉ kiểm tra theo từng đợt thôi, có lần tôi đi vay cũng không thấy kiểm tra”.
Nguồn: Phỏng vấn sâu khách hàng Nguyễn Thị Thủy ngày 26/7/2016 Các ý kiến đánh giá của đại diện Ban giám đốc Ngân hàng và khách hàng cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động cho vay tại Ngân hàng còn mang tính hình thức tuy đã được thực hiện song chưa được thực sự thường xuyên và
liên tục để phát hiện kịp thời các sai phạm. Mặc dù đã được sự quan tâm đánh giá đúng của Ban giám đốc Ngân hàng song hoạt động thanh tra, kiểm tra vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức.