Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động cho vay của ngân hàng tmcp
4.1.4. Tổ chức giám sát tín dụng và thu hồi nợ
4.1.4.1. Giám sát tín dụng
* Công tác giám sát tín dụng
Qua điều tra khách hàng ta thấy đa số người được hỏi đánh giá là việc giám sát các khoản cho vay của Ngân hàng Đông Á là chặt chẽ, đầy đủ, thường xuyên đặc biệt là việc giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ, kiểm tra các hình thức đảm bảo tiền vay.
Qua bảng số liệu cho thấy năm 2016 có 51 khách hàng cá nhân và 4 khách hàng là doanh nghiệp sử dụng sai mục đích vay vốn, sau đó Ngân hàng đã dùng những hình thức xử lý như là điều chỉnh cho vay vốn và yêu cầu khách hàng nộp phạt theo hợp đồng, một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoàn toàn thì bị dừng cho vay vốn.
Bảng 4.7. Kết quả công tác giám sát tín dụng năm 2016
Diễn giải DN Cá nhân Số lượng (hồ sơ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hồ sơ) Tỷ lệ (%) Số DN/Cá nhân vay vốn 235 100,00 2856 100,00 - Sử dụng đúng mục đich 231 98,30 2805 98,21 - Sử dụng vốn vay sai mục đích 4 1,70 51 1,79
- Số DN/CN bị điều chỉnh cho vay vốn 1 0,43 28 0,98
- Số DN/CN bị dừng cho vay vốn 3 1,28 23 0,81
Nguồn: Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình (2016)
* Đánh giá của khách hàng về công tác giám sát các khoản vay
Tuy còn một số hoạt động không thể diễn ra một cách thường xuyên đó là việc phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ, viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cự ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn, giám sát hoạt động của khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác, giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác.
Biểu đồ 4.2. Đánh giá của khách hàng về quy trình giám sát các khoản cho vay của Ngân hàng Đông Á
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2017) 4.1.4.2. Thanh lý hợp đồng cho vay
* Thu nợ: Ngân hàng tiến hành thu nợ của khách hàng theo đúng điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tuỳ theo tính chất của khoản vay và tính hình tài chính của khách hàng mà hai bên thoả thuận và lựa chọn một trong các hình thức thu nợ sau:
- Thu gốc và lãi một lần khi đáo hạn
- Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ - Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn
Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét và cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ
* Tái xét hợp đồng cho vay: thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu là đánh giá chất lượng tín dụng phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kíp thời.
* Thanh lý hợp đồng cho vay: Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và
khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng cho vay, và giải chất tài sản thế chất nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ. Trong trường hợp này hai bên ngân hàng và khách hàng tiến hành thanh lý hợp đồng cho vay mặc nhiên. Trong trường hợp ngân hàng giám sát và phát hiện thấy khách hàng có những vi
phạm cam kết ghi trong hợp đồng cho vay nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ sau này, ngân hàng có thể đề nghị và tiến hành thanh lý hợp đồng bắt buộc.