Doanh thu từ hoạt động cho vay của Ngân hàng Đông ÁThái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh thái bình (Trang 88 - 94)

Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 BQ 3 năm (%)

Tổng doanh thu cho vay Tỷ đồng 206,02 352,96 304,77 121,63 1. Doanh thu cho vay DN Tỷ đồng 175,98 288,65 247,9 118,69

- Tỷ lệ % 85,40 81,80 81,30

2. Doanh thu cho vay tín dụng Tỷ đồng 30,04 64,31 56,87 137,59

- Tỷ lệ % 14,60 18,20 18,60

Nguồn: Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình (2016) Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng lợi nhuận cho vay tín dụng tăng mạnh vào năm 2015, năm 2015 cho vay tín dụng đạt mức 64,31 tỷ đồng. Năm 2016 cho vay tín dụng có sự giảm nhẹ, doanh thu chỉ đạt 56,87 tỷ đồng. Thực tế tỷ trọng doanh thu cho vay tín dụng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu cho vay là điều rất dễ hiểu bởi khách hàng tín dụng chủ yếu, thường xuyên, truyền thống của NH là các doanh nghiệp, còn khách hàng cá nhân vay với mục đích tiêu dùng là không lớn. Tuy nhiên, doanh thu cho vay tín dụng có tốc độ phát triển bình quân đạt 137,59% cho thấy NH đã chú trọng vào mảng tín dụng mới này. Đây cũng là mảng hoạt động cho vay tín dụng còn rất nhiều tiềm năng hứa hẹn một thị trường với đông đảo khách hàng và tạo ra nguồn thu quan trọng cho Ngân hàng.

4.1.6.2. Đánh giá chung

* Những kết quả đạt được

Nhìn chung công tác quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Đông ÁThái Bình đã có những thay đổi rõ rệt so với trước đây, cụ thể là:

Thứ nhất: Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình đã đánh giá được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng và đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa và phát hiện rủi ro tín dụng. Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình đã xây dựng một chính sách quản trị rủi ro tín dụng rõ ràng dưới hình thức văn bản, với các quy định chặt chẽ và tăng cường khả năng kiểm soát những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.

Thứ hai: Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình là ngân hàng Việt Nam tiên phong trong ứng dụng mô hình quản trị rủi ro theo hướng hiện đại và hướng đến các chuẩn mực quốc tế với việc phân tách các Phòng chức năng theo hướng chuyên môn hóa cao hơn. Đây là mô hình tổ chức khá phổ biến của các ngân hàng trên thế giới, tuy nhiên khi áp dụng vào Việt Nam còn có nhiều lung túng do những đặc thù của nên kinh tế, tập quán thói quan và văn hóa…

Thứ ba: Hệ thống thông tin tín dụng ngày càng được hoàn thiện, đã thực hiện cung cấp các thông tin, chuyên đề phân tích về ngành thường xuyên cho các chi nhánh để tăng khả năng nắm bắt thông tin, sử dụng hiệu quả trong công tác thẩm định tín dụng.

Thứ tư: Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để giảm nợ xấu, thực hiện kiểm soát tín dụng chặt chẽ, chú trọng đến chất lượng hơn là tăng dư nợ.

4.1.6.3. Tồn tại, hạn chế và các vấn đề đặt ra

Qua phân tích thực trạng quản lí hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình, ta thấy rằng hoạt động cho vay là khoản mục mang lại lợi nhuận tương đối lớn cho ngân hàng, tuy nhiên kết quả phân tích cũng cho thấy hoạt động này hiện còn một số tồn tại như sau:

- Một số doanh nghiệp hiện nay làm ăn không hiệu quả, nhiều doanh nghiệp phá sản, nên nguy cơ các khoản nợ thành nợ xấu có thể xảy ra. Mặc dù tỷ trọng cho vay doanh nghiệp là cao, nhưng chủ yếu là khách hàng quen, những doanh nghiệp thường xuyên giao dịch với Ngân hàng, do khách hàng quen nên việc thẩm định và đánh giá, kiểm tra giám sát các khoản nợ còn hạn chế, nhiều khi chủ quan không kiểm tra dẫn đến việc xảy ra rủi ro. Một số doanh nghiệp mới giao dịch thì việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn cũng dẫn đến việc cho vay vốn gặp nhiều rủi ro.

- Rủi ro đối với khoản tín dụng tiêu dùng còn cao, đặc biệt là khoản CVTD tín chấp. Do không có tài sản đảm bảo nên nguy cơ không thu hồi được

nợ gốc và lãi đúng hạn là rất lớn. Bên cạnh đó, việc đánh giá các khoản vay này quả thật không đơn giản nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay.

- Mặc dù tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Bình là hơn 20% nhưng xét trên tiềm năng thì vẫn còn là quá nhỏ, trên thế giới doanh số của CVTD chiếm tới 40-50%. Quy trình CVTD nằm trong quy chế cho vay chung của hệ thống Ngân hàng TMCP Đông Á, chưa có một văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tế hoạt động của chi nhánh và quy trình tín dụng còn phức tạp, thời gian thẩm định kéo dài khiến KH mất cơ hội mua hàng tốt,…

Ngoài ra, còn có những hạn chế nhất định về đối tượng cho vay, thời hạn cho vay và dư nợ cho vay tối đa. Những hạn chế này đã ảnh hưởng không ít đến quy mô cho vay của ngân hàng.

Về đối tượng cho vay: ngân hàng còn hạn chế đối tượng cho vay. Ngân hàng sẽ cho vay đối với những KH có uy tín và là KH thường xuyên của DAB , CBNV Nhà nước vì họ là những người có thu nhập ổn định. Còn những KH không thường xuyên giao dịch với ngân hàng thì đến vay phải có tài sản thế chấp.

Về thời hạn cho vay: Ngân hàng cho vay đối với những khoản vay sinh hoạt thì tối đa là 60 tháng, vay về bất động sản thì tối đa là 20 năm. NH chưa mạnh dạn cho vay với thời hạn dài hơn vì các khoản vay thường nhỏ bé, đơn lẻ nên khó có thể kiểm soát được hết.

Về dư nợ cho vay tối đa: Chính vì mỗi khoản vay nhỏ lẻ nên ngân hàng rất thận trọng khi cho vay, chi phí thẩm định lại khá tốn kém khiến cho mức dư nợ cho vay tối đa của ngân hàng đối với KH là còn hạn chế.

+ Nguyên nhân

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp

Thứ nhất: việc đi khảo sát thực tế nơi doanh nghiệp sản xuất còn nhiều hạn chế

Đặc biệt với một số DN ở xa địa bàn, việc đi khảo sát gây trở ngại và khó khăn cho các CBTD, từ đó hạn chế khả năng thẩm định tín dụng. Thậm chí một số CBTD đã bỏ qua bước này hoặc thực hiện một cách chiếu lệ, không nhằm mục đích phục vụ cho quy trình tín dụng. Do đó, việc tìm hiểu và nắm vững cơ sở sản xuất hay trụ sở kinh doanh của DN sẽ giúp CBTD thuận lợi hơn trong việc quyết

định tín dụng. Đồng thời, các CBTD nên tăng cường và tạo dựng mối quan hệ tốt với nhân dân địa phương nơi mình phụ trách, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí, vừa dễ dàng thu thập được những thông tin về KH kịp thời và đáng tin cậy.

Thứ hai: Chất lượng của nguồn thông tin thu thập được chưa cao

Từ thực tế Ngân hàng Đông Á gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập và xử lý thông tin của KH, ta thấy rằng, nếu không có lượng thông tin đầy đủ và chất lượng thì việc thẩm định tín dụng sẽ không thế thực hiện được, hoặc chất lượng thẩm định sẽ không đạt yêu cầu, bởi các CBTD sẽ tiến hành công việc một cách chủ quan, cảm tính, gây ra rủi ro tín dụng. Do vậy, việc đánh giá đúng tầm quan trọng của thông tin tín dụng sẽ giúp khắc phục tình trạng thiếu thông tin nhằm lành mạnh hóa hệ thống Ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đông Á chi nhánh Thái Bình. Mặt khác, quan hệ tín dụng chỉ hình thành dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau giữa Ngân hàng và KH. Các thông tin từ phía KH nhiều khi lại thiếu đầy đủ và chuẩn xác. Để các khoản cho vay an toàn và hiệu quả, thông tin phải được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau như: hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, hồ sơ KH, các cơ quan chức năng có liên quan (như cơ quan thuế), trực tiếp phỏng vấn KH,… nhằm phục vụ kịp thời cho các giai đoạn của quy trình tín dụng. Để có được những thông tin chính xác và đầy đủ, Ngân hàng cần có phương pháp tiếp nhận thông tin. Thay vì chỉ nhận thông tin tín dụng từ phía KH, Ngân hàng nên chủ động tìm kiếm, làm chủ thông tin để có biện pháp xử lý, khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất phục vụ cho toàn bộ quy trình tín dụng.

- Đối với khách hàng là người tiêu dùng

Thứ nhất: trong tất cả các loại hình cho vay của ngân hàng thì CVTD có độ rủi ro cao nên mức lãi suất thường khá cao so với các loại hình cho vay khác. Khoảng cách giữa CVTD và cho vay ngắn, trung và dài hạn là từ 0,5 - 1%/tháng. Bên cạnh đó, CVTD thường là những khoản vay nhỏ lẻ song chi phí cho mỗi khoản vay lại không nhỏ. Ngoài chi phí lớn nhất là chi phí trả lãi tiền gửi của KH và tiền vay của các tổ chức tín dụng khác tương ứng với phần đã sử dụng để CVTD còn có chi phí thẩm định đánh giá khoản vay, chi phí đi lại, chi phí tiếp thị,… nên không ít ngân hàng rất e ngại khi cho vay.

Thứ hai: môi trường kinh tế chưa thực sự ổn định, nhiều diễn biến bất ngờ xảy ra, đặc biệt là sự tăng giá xăng dầu khiến nhiều sản phẩm cũng tăng giá. Từ đó mà nhu cầu của người dân cắt giảm đi một cách đáng kể, cuộc sống của người dân trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đặc biệt, thời gian gần đây sự biến động của

thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý của người dân. Họ e ngại khi tiêu dùng những khoản tiền mình chưa có ở hiện tại, ngại đi vay các ngân hàng vì sợ lãi suất tăng cao và rủi ro từ những biến động của nền kinh tế.

Thứ ba: mỗi khoản cho vay của ngân hàng thường không lớn vì ngân hàng đề phòng không thu được nợ do không thể nắm bắt được tất cả các thông tin của KH. Do vậy nhiều khi không đáp ứng đủ nhu cầu của KH, dẫn đến việc KH đi vay của các tổ chức tín dụng khác.

Thứ tư: việc xây dựng các chính sách như chính sách về giá cả chưa linh hoạt, mức lãi suất cho vay còn cao so với các ngân hàng khác và sản phẩm chưa có gì đổi mới đặc biệt, chưa hấp dẫn nên chưa thu hút được nhiều KH đến với ngân hàng. Ngoài ra, có sự cạnh tranh lớn từ các ngân hàng công ty tài chính trên địa bàn. Các ngân hàng này cũng nhạy bén đưa ra những sản phẩm đa dạng, hấp dẫn tối đa nhu cầu của người dân.

4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á CHI NHÁNH THÁI BÌNH

4.2.1. Yếu tố khách quan

4.2.1.1. Tình hình kinh tế thế giới

Kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế đang có dấu hiệu hồi phục, các quốc gia đầu tàu như Mỹ, Trung Quốc có mức tăng trưởng tốt, khu vực đồng tiền chung Châu Âu đã có tiếng nói chung về vấn đề của Hy Lạp, thêm vào đó là giá dầu giảm mạnh trong 2 năm gần đây đã thúc đẩy sản xuất trên khắp thế giới. Nền kinh tế Việt Nam, cũng đã có những chuyển biến tích cực. GDP tăng trưởng 6,68% năm 2016, đầu tư phát triển và xuất khẩu tiếp tục tăng. Cùng với xu thế giảm của giá dầu quốc tế, giá dầu trong nước cũng giảm mạnh, lạm phát cũng giảm đáng kể, điều này thúc đẩy sản xuất, tạo ra sức cầu mạnh mẽ cho nền kinh tế, bên cạnh đó là sự khởi sắc của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản tiếp tục phát triển. Các yếu tố trên cộng với sự ổn định của kinh tế vĩ mô sẽ tạo ra đã tạo điều kiện rất tốt cho hoạt động cho vay với doanh nghiệp sản xuất và các cá nhân (Bộ Tài chính, 2016).

4.2.1.2. Tình hình kinh tế -chính trị - xã hội

Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc Đồng bằng sông Hồng. Trung tâm tỉnh là thành phốThái Bình.Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố (Hải Dương, Hưng

Yên, Hải Phòng, Hà Nam và Nam Định). Phía đông là biển Đông. Đây là vùng kinh tế phát triển mạnh với hai thành phố trực thuộc trung ương và các vệ tinh khác. Với những điểm mạnh về địa lýThái Bình có kinh tế đa dạng. Dân số 1,786 triệu người năm và gần như toàn bộ là người dân tộc Kinh với trình độ văn hóa cao và thu nhập cao nên có tiềm năng là một môi trường thuận lợi không chỉ đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ của DAB và rất thuận lợi cho hoạt động cho vay.

4.2.1.3. Chính sách, hệ thống văn bản phát luật của NHNN Việt Nam

Đây là một trong những điều kiện cần và rất quan trọng để ngân hàng có thể phát triển hoạt động cho vay, vì hoạt động của ngân hàng luôn tuân thủ theo chủ trương, chính sách của nhà nước. Ngày 23/1/2009, NHNN có Thông tư số 01, hướng dẫn về lãi suất thoả thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

Văn bản này chính thức tạo điều kiện để tín dụng tiêu dùng tìm hướng trở lại. Với văn bản trên, các khoản cho vay được thực hiện lãi suất thoả thuận đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, được xác định giới hạn tín dụng liên quan… nhưng chỉ áp dụng cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng chứ không phải áp dụng cho vay đối với mọi nhu cầu hợp pháp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các ngân hàng chưa mạnh dạn mở rộng CVTD trong thời gian qua. Thực tế, CVTD của các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục bảo đảm tiền vay đối với một số khách hàng có tài sản bảo đảm là thẻ tiết kiệm (hay còn gọi là sổ tiết kiệm). Theo quy định hiện hành của pháp luật, thì việc cầm cố thẻ tiết kiệm không bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Cho nên, khi đàm phán và ký kết hợp đồng bảo đảm loại tài sản này, ngân hàng thỏa thuận với khách hàng về việc không công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và bảo đảm cơ hội cho khách hàng. Lợi dụng sự thông thoáng trong cầm cố tài sản cùng với sự thiếu chuyên môn nghiệp vụ của ngân hàng và sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các ngân hàng (trong trường hợp thẻ tiết kiệm được phát hành ở ngân hàng này nhưng được chủ thẻ mang đến cầm cố ở ngân hàng khác mà không có sự xác nhận của ngân hàng phát hành), một số khách hàng đã sử dụng những thủ đoạn tinh vi để làm thẻ tiết kiệm giả và mang đến cầm cố để vay vốn ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đông á chi nhánh thái bình (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)