Đặc trưng cơ bản của khí hậu tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 55)

Tháng Các chỉ tiêu

Nhiệt độTB (0C) Lượng mưa (mm)

1 16,5 12 2 17,4 33 3 20 34 4 24 87 5 27,7 211 6 29,2 245 7 29,2 332 8 28,8 337 9 27,7 234 10 25,2 98 11 21,6 34 12 18,5 23 Trung bình Cả năm 23,82 140

Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Ninh (2016)

Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1680mm nhưng phân bổ không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất thuộc thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du, cịn khu vực có lượng mưa trung bình nhỏ nhất thuộc huyện Quế Võ.

Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung bình là 1417 giờ, trong đó tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ, tháng có giờ nắng trung bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ. Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đơng Nam. Gió mùa Đơng Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình vào tháng 1

khoảng 2,6m/s; gió mùa Đơng Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s.

Bắc Ninh có mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc, mật độ lưới sơng khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sơng lớn chảy qua gồm sơng Đuống, sơng Cầu và sơng Thái Bình. Ngồi ra trên địa bàn tỉnh cịn có các hệ thống sơng ngịi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sơng Bùi, ngịi Tào Khê, sơng Đồng Khởi, sơng Đại Quảng Bình.

3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên rừng: Rừng ở Bắc Ninh chủ yếu là rừng trồng với trữ lượng

ước tính khoảng 3300m2, phân bố tập trung ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Tổng trữ lượng gỗ ước tính khoảng 3279m3 trong đó rừng phịng hộ chiếm khoảng 363m3, rừng đặc dụng 2916m3.

Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh là địa bàn ít khống sản tài nguyên, chủ

yếu chỉ có vật liệu xây dựng như đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thành phố Bắc Ninh, đá, cát với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh có trữ lượng khoảng 300000m3 . Điều này lại là một thuận lợi cho nghề làm gốm. Gốm Phù Lãng Bắc Ninh cũng là một thương hiệu nổi tiếng được du khách và bạn bè trong nước u mến. Ngồi ra đá và cát cịn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60 nghìn đến 200 nghìn tấn.

Tài nguyên đất: Đất ở Bắc Ninh chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm 64,7%,

đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5%, đất lâm nghiệp chiếm 0,7%, còn lại là đất chưa sử dụng. Nhìn chung tiềm năng đất đai của tỉnh vẫn cịn lớn, cịn nhiều diện tích để đầu tư phát triển các khu công nghiệp và các dự án lớn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tồn tỉnh. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 822,71 km2, trong đó đất nơng nghiệp chiếm 53,12%, đất ni trồng thủy sản chiếm 6,16%, đất lâm nghiệp chiếm 0,75%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 39,2%, đất chưa sử dụng còn 0,77%.

Đất đai là điều kiện quan trọng, tham gia vào mọi hoạt động của con người. Do đó việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải hợp lý và hiệu quả. Mỗi một địa phương có những điều kiện thuận lợi khác nhau về địa hình, địa chất và phương hướng phát triển kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)