Phần 1 Mở đầu
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông ở
trong nước
2.2.2.1. Lịch sử hình thành hệ thống khuyến nông ở Việt Nam
Lịch sử khuyến nơng Việt Nam đã có từ rất lâu đời từ thời vua Hùng với nền văn minh nơng nghiệp lúa nước. Q trình phát triển khuyến nơng trải qua các giai đoạn sau:
- Thời kỳ phong kiến:
Đặc điểm chung của công tác khuyến nông thời kỳ này là các hoạt động khai hoang, phục hố, mở rộng diện tích sản xuất, lập các đồn điền, đắp đê trị thuỷ, xây dựng các hệ thống thuỷ nông chống lại thiên tai… Nông dân đã chọn lọc ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi đặc sản, tạo ra nhiều công cụ sản xuất cải tiến nhằm nâng cao năng suất lao động. Những kinh nghiệm sản xuất lâu đời được đúc kết thành các câu ca dao, bài hát dễ thuộc, dễ nhớ để tuyên truyền, phổ biến cho mọi người làm theo.
- Thời kỳ từ 1945 đến 1993:
Các hoạt động khuyến nông gắn liền với hoạt động chỉ đạo sản xuất, phục vụ các mục tiêu, kế hoạch của nhà nước. Phương pháp hoạt động khuyến nông chủ yếu là cán bộ truyền đạt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước hay TBKT thơng qua các HTX rồi từ đó đến người nơng dân; về chỉ đạo sản xuất ở cơ sở.
- Thời kỳ từ 1993 đến nay:
Ngày 02/3/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP về công tác khuyến nông, khuyến ngư. Hệ thống khuyến nơng nhà nước được hình thành từ trung ương đến cơ sở, hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Ngày 26/4/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP thay thế Nghị định 13/CP. Ngày 08/01/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông thay thế Nghị định 56/2005/NĐ-CP. Hoạt động khuyến nông đã được bổ sung và mở rộng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất.
Tính đến 31/12/2013, cả nước có gần 30.070 cán bộ khuyến nông nhà nước. Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam bao gồm:
- Ở Trung ương: Trung tâm Khuyến nông Quốc gia trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, có 90 cán bộ khuyến nơng, với các nhiệm vụ chính: xây dựng cơ chế chính sách về khuyến nông; triển khai các chương trình, dự án khuyến nông trung ương; hướng dẫn nội dung và phương pháp khuyến nông; xây dựng
và ban hành các tài liệu nghiệp vụ khuyến nông; triển khai các hoạt động thông tin truyền thông quốc gia; là đầu mối hợp tác quốc tế về hoạt động khuyến nông.
- Cấp tỉnh/ thành phố: Ở tất cả các tỉnh/ thành phố đều có các Trung tâm khuyến nơng tỉnh, trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Theo thống kê cả nước có 1.992 cán bộ khuyến nơng cấp tỉnh, bình qn 31,6 người/tỉnh, tổ chức triển khai các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh.
- Cấp huyện/ Quận: Ở các huyện có Trạm Khuyến nơng huyện trực thuộc UBND huyện hoặc phịng nơng nghiệp huyện, phòng kinh tế huyện hoặc Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Cả nước có 4.240 cán bộ khuyến nơng bình qn 7,1 người/huyện.
- Cấp xã: Cả nước hiện có 23.838 cán bộ khuyến nơng xã, bình qn mỗi xã có 1 cán bộ khuyến nơng.
Ngồi hệ thống khuyến nơng nhà nước, cả nước có 18.744 khuyến nơng viên thôn và cộng tác viên khuyến nơng các cấp. Cộng tác viên khuyến nơng có thể là cán bộ công chức, viên chức nhà nước, HTXNN, câu lạc bộ khuyến nơng, các tổ chức đồn thể, chính trị xã hội, nghề nghiệp, các doanh nghiệp… (Phạm Bảo Dương, 2016).
* Một số điểm yếu, hạn chế của khuyến nông Việt Nam thời gian qua:
- Nguồn nhân lực còn thiếu, năng lực hệ thống khuyến nơng cịn hạn chế. - Hoạt động khuyến nông chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhóm đối tượng nơng dân khác nhau.
- Nội dung và phương pháp đào tạo, tập huấn chưa phù hợp với nhu cầu thực tế địi hỏi ngày càng cao của nơng dân.
- Cơ chế chính sách về khuyến nơng cịn chưa hồn thiện.
- Công tác thơng tin tun truyền cịn chậm đổi mới về chất lượng, nội dung và tính thời sự.
- Chưa có cơ chế, quy định về dịch vụ khuyến nơng có thu.
- Liên kết giữa hệ thống khuyến nông nhà nước với các tổ chức khuyến nơng ngồi nhà nước cịn chưa mạnh, sự phối hợp với khuyến nơng với nghiên cứu và đào tạo chưa chặt chẽ.
- Hệ thống giám sát, đánh giá hoạt động khuyến nơng cịn thiếu và yếu (Phạm Bảo Dương, 2016).
Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam
2.2.2.2. Phú Thọ
Theo quy định về tổ chức, tổ khuyến nông cơ sở được tuyển chọn từ 1 đến 3 khuyến nơng viên có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn; tham mưu cho UBND cấp xã xây dựng các chương trình, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh các ngành nghề sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy nông, cơ điện nông nghiệp và ngành nghề nông thôn. Đặc biệt tổ khuyến nông cơ sở phải tiếp nhận các chủ trương, chính sách, tiến bộ kỹ thuật, thơng tin thị trường, các nội dung có liên quan đến sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn người dân áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Tổ chức điều tra, nắm bắt tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật ni và hướng dẫn nơng dân các biện pháp phịng trừ. Tham gia tư vấn dịch vụ khuyến nông cho nhân dân về chính sách pháp luật giống, phân bón, thuốc BVTV, thiết bị máy móc, cơng cụ nơng nghiệp, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất…Với khối lượng công việc “khổng lồ” như vậy đội ngũ cán bộ khuyến nông luôn sát cánh với nông dân trong hầu hết các hoạt động sản xuất nơng nghiệp góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, sự đầu tư cho các hoạt động khuyến nông tại cơ sở còn nhiều bất cập, nhất là trong việc huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ và chế độ phụ cấp cho đội ngũ này (Đào Thế Anh, 2013).
Tính đến nay, tồn tỉnh có 277 tổ khuyến nơng cấp xã và đã tuyển chọn được 680/695 cán bộ khuyến nơng so với quy định cịn thiếu 15 người. Trong đó các huyện: Hạ Hịa thiếu 5 người, Đoan Hùng thiếu 2 người, Tam Nông thiếu 3 người, Thanh Sơn thiếu 1 người, Tân Sơn thiếu 1 người, Yên Lập thiếu 3 người do chưa tuyển chọn được người có trình độ phù hợp với yêu cầu. Lực lượng cán bộ khuyến nơng có trình độ, chun mơn khơng đồng đều. Trong đó số có trình độ đại học là 124 người, trung cấp 541 người, sơ cấp 15 người. Trong khi đó theo quy định phải có trình độ từ trung cấp trở lên. Đối với cộng tác viên khuyến nơng có 2.722 người, trong đó có 203 người trình độ trung cấp trở lên, 554 người trình độ sơ cấp, 1.964 người tốt nghiệp PTTH. Chưa kể, có những cán bộ khuyến nơng phải kiêm nhiệm việc khác, nên việc đầu tư vào hoạt động khuyến nông chưa được chuyên sâu. Ngay cả chuyên ngành đào tạo của khuyến nông
viên khi áp dụng vào thực tế cũng có những bất cập, nhiều trường hợp, khuyến nơng viên có chun ngành trồng trọt phải kiêm luôn cả lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản... Tóm lại hầu hết các cơng việc thuộc về nông, lâm nghiệp, thủy sản ở cơ sở đều giao cho tổ khuyến nông. Do phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực nên khối lượng công việc của cán bộ khuyến nơng q nhiều, ngồi tham gia các chương trình khuyến nơng, khuyến ngư ở địa phương, tiếp thu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất họ còn phải tham mưu, thực hiện cho địa phương việc tổ chức phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật ni… Trong khi đó, chế độ phụ cấp cho cán bộ khuyến nơng cịn thấp. Trong những năm qua tỉnh đã nhiều lần điều chỉnh tăng phụ cấp cho cán bộ khuyến nông. Hiện nay, mức phụ cấp đối với cán bộ khuyến nông, tổ trưởng có trình độ đại học là 750 nghìn đồng/tháng, có trình độ trung cấp 650 nghìn đồng/tháng; tổ viên có trình độ đại học 650 nghìn đồng/tháng, trung cấp 550 nghìn đồng/tháng; cộng tác viên khuyến nông cơ sở 150 nghìn đồng/tháng. Năm 2011, cán bộ khuyến nông hưởng mức phụ cấp cũ là: Tổ trưởng có trình độ đại học 450 nghìn đồng/tháng, trung cấp 360 nghìn đồng/tháng; tổ viên có trình độ đại học 360 nghìn đồng/tháng, trình độ trung cấp 320 nghìn đồng/tháng. Chị Đặng Thị Nhâm, cán bộ khuyến nông xã Thạch Khoán (Thanh Sơn) tâm sự: “Công việc của một khuyến nông viên cấp xã rất nhiều, chưa lo xong chống rét cho mạ, lúa lại lo đến phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, vụ mùa vụ đông… Địa bàn xã khá rộng với diện tích tự nhiên 14 km2, chia 16 khu dân cư nên mức phụ cấp 650 nghìn đồng/tháng chi vào tiền xăng xe cũng chẳng cịn được là bao. Chúng tơi vẫn làm việc vì lịng u nghề, gắn bó với nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn”. (Đào Thế Anh, 2013).
Theo quy định cán bộ khuyến nông là người làm chuyên trách công tác khuyến nông. Ban quản trị HTX nơng nghiệp, bí thư chi bộ Đảng, trưởng khu dân cư không được kiêm nhiệm công việc này, nhưng do thiếu người nên một số nơi vẫn phải làm trái quy định. Anh Hà Ngọc Giang - Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện Lâm Thao cho biết: “Vai trị của cán bộ cán bộ khuyến nơng rất quan trọng, là người trực tiếp tổ chức vận động nông dân tham gia vào các chương trình nơng nghiệp trọng điểm của huyện. Tuy nhiên hiện nay họ khơng có lương, khơng bảo hiểm y tế, không bảo hiểm xã hội, phụ cấp cịn thấp nên khơng tuyển được người đúng chuyên môn, cán bộ năng động, sáng tạo. Một số xã chưa tuyển được người có chun mơn, hoặc có thì là người cao tuổi hoặc trình độ yếu
kém”. Để tìm hiểu thực trạng này chúng tơi đã đến một số xã, thị trấn. Anh Triệu Văn Hịa ở thị trấn Lâm Thao cho hay: “Tơi làm cán bộ khuyến nông xã từ năm 2001, đến năm 2008 thì chuyển sang làm chủ nhiệm HTX. Theo quy định tôi không được kiêm nhiệm. Thế nhưng do thị trấn tuyển mãi không được người thay thế nên tôi buộc phải kiêm cả chủ nhiệm HTX và tổ trưởng khuyến nơng”. Ơng Nguyễn Văn Uyên ở xã Sơn Vi (Lâm Thao) đã ngoài 60 tuổi từng là chủ nhiệm HTX, thường trực đảng đã nghỉ hưu, từ năm 2008 được vận động làm cán bộ khuyến nơng. Ơng Un nói: “Do tuổi cao việc đi lại khó khăn, tiếp thu KHKT mới hạn chế, tôi đã nhiều lần xin nghỉ nhưng xã chưa có người thay thế. Trên địa bàn xã có 2 cháu đã tốt nghiệp học đại học về lĩnh vực nông nghiệp xã tuyển dụng nhưng khơng cháu nào về vì phụ cấp thấp, khơng có biên chế đối với cán bộ khuyến nơng xã”.
Lực lượng khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở đã hướng dẫn nông dân sử dụng con giống mới trong chăn nuôi mang lại hiệu quả cao. Ni gà an tồn sinh học tại thị trấn Lâm Thao (huyện Lâm Thao).
Từ thực tế đó, đã có trường hợp cán bộ khuyến nơng gặp cơng việc nào có thu nhập khá hơn họ sẵn sàng ra đi, vì thế, nhiều xã rơi vào tình trạng thiếu cán bộ khuyến nông, làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nơng trong tồn tỉnh.
Theo ông Trần Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông: “Để hệ thống khuyến nông cơ sở hoạt động hiệu quả thì trước hết cần có đội ngũ cán bộ tâm huyết, được đào tạo cơ bản, có trình độ chun mơn đáp ứng được u cầu công việc”. Như vậy, cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ khuyến nơng cơ sở và có chế độ phù hợp. Để thu hút được những người tâm huyết, có trình độ chun mơn đáp ứng u cầu trong tình hình mới, cần có chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ”. Nghị định của Chính phủ số 02/2010/NĐ-CP ngày 8/1/2010 về Khuyến nông quy định: Khuyến nông viên cấp xã thuộc công chức xã được hưởng lương theo trình độ đào tạo; không thuộc công chức xã được hưởng phụ cấp hoặc lương theo trình độ đào tạo do Chủ tịch UBND tỉnh quy định. Theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ thì có cơng chức cấp xã đối với lĩnh vực: Địa chính - nơng nghiệp - xây dựng và môi trường. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh do nhiều nguyên nhân nên chưa có xã nào có cơng chức xã là cán bộ khuyến nông hay cán bộ nông nghiệp. Trước thực trạng lực lượng khuyến nơng có nguy cơ vừa thiếu về số lượng và yếu về chất
lượng, các xã, thị trấn cần có cơng chức nơng nghiệp thì việc lựa chọn cán bộ có trình độ sẽ dễ dàng hơn. Đối với lực lượng cán bộ khuyến nông cơ sở nếu là công chức xã hoặc có lương, phụ cấp tương xứng chắc chắn sẽ lựa chọn được những người có trình độ chun mơn, có tâm huyết với nghề, từ đó cơng tác khuyến nông sẽ đạt hiệu quả cao hơn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới (Đào Thế Anh, 2013).
2.2.2.3. Đà Nẵng
Được thành lập từ tháng 10 năm 2009 theo Quyết định số 5918/QĐ- UBND ngày 5 tháng 8 năm 2009 về việc Phê duyệt đề án Khuyến nông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hoạt động trên địa bàn huyện Hịa Vang, đội ngũ cán bộ khuyến nơng gồm 11 người tại 11 xã của huyện Hịa Vang (1 người/xã) có trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên về chuyên ngành nông ngư nghiệp, được hưởng phụ cấp bằng mức lương cơ sở hiện hành của nhà nước, có chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội theo quy định, được tham gia các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ do Trung tâm khuyến ngư nông lâm và các cơ quan liên quan tổ chức.
Với nhiệm vụ giúp UBND xã xây dựng và tổ chức, thực hiện các chương trình khuyến ngư nơng lâm trên địa bàn được phân cơng, tham gia phịng chống dịch bệnh thuộc lĩnh vực khuyến nông lâm ngư, Phối hợp với các tổ chức quần chúng, đoàn thể ở địa phương vận động nông dân, các chủ trang trại áp dụng TBKH vào sản xuất, tuyên truyền vận động khuyến cáo những mơ hình, chương trình chuyển đổi thành cơng thuộc lĩnh vực khuyến nơng lâm ngư, báo cáo tình hình sản xuất nơng nghiệp tại địa phương…Để làm tốt công việc này lãnh đạo Trung tâm đã phân cơng 01 phó giám đốc phụ trách, Phịng kế hoạch thơng tin trực tiếp điều hành nhiệm vụ chuyên môn, mỗi tháng họp giao ban định kỳ 1 lần có sự tham gia của Lãnh đạo và các Phịng chun mơn của Trung tâm. Các cán bộ khuyến nơng phản ánh tình hình sản xuất, các thơng tin, tâm tư nguyện vọng của bà con nơng dân, phát hiện kịp thời những khó khăn, thuận lợi trong sản xuất tại địa phương và nhận sự chỉ đạo và điều hành về nhiệm vụ chuyên môn thời gian tới. (Đào Thế Anh, 2013).
Có thể thấy đội ngũ cán bộ khuyến nơng có vai trị quan trọng. Thời gian qua nhờ đội ngũ này tình hình sản xuất tại các địa phương được phản ánh nhanh nhạy nên các cơ quan chức năng chỉ đạo kịp thời hạn chế mức thấp nhất thiệt hại
về nông nghiệp, cán bộ khuyến nơng là hạt nhân nịng cốt trong tổ chức các hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã. Họ tiếp xúc trực tiếp với nông dân để nắm rõ nhu cầu về tổ chức sản xuất cây con, trang trại, gia trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi và phát triển các ngành nghề khác tại cơ sở, hỗ trợ lựa chọn