Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 35)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng

lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông

2.1.4.1. Các yếu tố bên ngoài

- Sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông: Tỉnh Bắc Ninh rất chú trọng tới công tác tuyển dụng đầu vào của cán bộ, công chức, viên chức nên đã có các chính sách ưu đãi những người có tài vào làm việc đúng chuyên môn phù hợp với chuyên ngành như: Quyết đinh số 33/2012/QĐ-UBND ngày 08/6/2012 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc quy đinh chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 198/2013/QĐ-UBND ngày 29/5/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc sửa đổi, bổ sung quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài; cán bộ khuyến nông cũng được tuyển dụng theo cơ chế chính sách của Nhà nước và tỉnh ban hành. Nếu cơ chế chính sách khuyến nơng phù hợp với thực tiễn sản xuất thì các hoạt động sẽ được triển khai thuận lợi, hoạt động có hiệu quả, khuyến khích được cán bộ khuyến nơng làm việc có tâm huyết, trách nhiệm với cơng việc. Một trong những chính sách có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực cán bộ khuyến nơng là chính sách đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Cán bộ khuyến nông rất cần được đào tạo và đào tạo lại một cách thường xuyên và liên tục để có thể trang bị, tiếp cận với kiến thức mới, KHKT mới, phương pháp mới. Một chính sách nữa của tỉnh nhằm đổi mới đội ngũ cán

bộ là ban hành Đề án tinh giản biên chế, từ nhiều năm qua công tác tinh giản biên chế đã và đang được các cấp chính quyền, địa phương rất chú trọng, việc lựa chọn ra các cán bộ, cơng chức, viên chức có tài, có trình độ chun mơn tốt đáp ứng cơng việc được giao. Có như vậy cán bộ khuyến nơng mới có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất nơng nghiệp, nơng thơn đáp ứng q trình CNH-HĐH đất nước cũng như góp phần vào việc đưa thành phố Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc TW năm 2022.

- Nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến nơng: Nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến nông từ: Ngân sách nhà nước, thực hiện hợp đồng tư vấn và dịch vụ khuyến nông… ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông.

- Cơ sở vật chất: Để chuyển giao TBKT cho nông dân, cán bộ khuyến nơng khơng chỉ biết dạy cho dân làm mà cịn phải có điều kiện làm thực tế cho nông dân xem. Do vậy cán bộ khuyến nơng cần được bố trí đủ các điều kiện làm việc, các trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động khuyến nông. Điều kiện làm việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như giúp nơng dân tiếp thu một cách đầy đủ, chính xác, rõ ràng nhất những kiến thức, kỹ thuật mà cán bộ khuyến nơng chuyển giao.

- Chính sách đối với đội ngũ cán bộ khuyến nơng: Chế độ chính sách bao gồm chế độ tiền lương, phụ cấp và các chế độ bảo hiểm cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chế độ chính sách mở đường là động lực thúc đẩy tính tích cực, tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, nhưng cũng có thể kìm hãm nhiệm vụ của cán bộ, công chức, làm thui chột tài năng, sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi người. Vì vậy, chế độ chính sách là ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Thực tế cho thấy tình trạng lương cán bộ, cơng chức, viên chức theo sau sự tăng giá của thị trường đã khiến nhiều hiện tượng tiêu cực diễn ra, hiện tượng công chức bỏ nghề sang một nghề khác có mức lương cao hơn và phù hợp với công sức và trình độ của họ; đồng thời tiền lương không tương xứng dẫn tới họ xao nhãng công việc và hiệu quả cơng việc thấp. Điều này cho thấy chính sách tiền lương là nhân tố ảnh hưởng đối với việc thu hút người tài vào khu vực công và việc giữ chân người tài để tránh hiện tượng chảy máu chất xám trong cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy nếu chế độ tiền lương là hình thức đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội thì chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.

- Môi trường hoạt động khuyến nông: Môi trường cho các hoạt động khuyến nông được triển khai trên địa bàn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến các hoạt động khuyến nơng. Nhằm khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong nơng nghiệp, Chính phủ có thể sử dụng một hệ thống các nhóm chính sách khác nhau như chính sách đất đai, chính sách đãi ngộ với cán bộ khuyến nơng viên cơ sở, chính sách đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nơng nghiệp, chính sách hỗ trợ cho các chương trình/dự án khuyến nơng, chính sách khuyến nơng đối với các hộ nông dân nghèo... tạo một môi trường tốt để phát triển các hoạt động khuyến nông.

2.1.4.2. Các yếu tố bên trong

- Độ tuổi, giới tính: Yếu tố này gắn liền với các yếu tố sức khoẻ, kinh nghiệm. Với những người tuổi trẻ thì sức khoẻ tốt hơn nhưng kinh nghiệm làm việc lại chưa nhiều. Họ có thể đảm đương những cơng việc vất vả, khó khăn, tuy nhiên kiến thức về văn hoá, xã hội, kinh nghiệm sản xuất, những hiểu biết về địa phương cịn hạn chế. Làm khuyến nơng khơng chỉ nói cho nơng dân làm mà cịn phải biết làm cho nông dân xem, muốn giúp nơng dân làm kinh tế giỏi thì bản thân cán bộ khuyến nông cũng phải làm kinh tế giỏi. Do vậy ở các địa phương cần phải có cả những khuyến nơng viên trẻ và những người có kinh nghiệm lâu năm để có thể phối hợp, hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động.

Trong hoạt động khuyến nơng, vấn đề giới có những ảnh hưởng nhất định. Ở các nước châu Á cũng như Việt Nam, do đặc thù công việc người làm công tác khuyến nông cơ sở thường là nam giới. Trong khi đó lao động chính trong sản xuất nơng nghiệp lại thường là phụ nữ. Từ thực tế này, trong công tác khuyến nông cũng thường nghiên cứu lồng ghép các vấn đề về bình đẳng giới, cụ thể: đối với nơng dân thì khuyến khích đối tượng là phụ nữ tham gia, đối với cán bộ khuyến nơng thì thường ưu tiên tuyển chọn cán bộ nữ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nơng.

- Trình độ chun mơn, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ khuyến nông: Sản xuất nơng nghiệp càng phát triển thì địi hỏi cán bộ khuyến nơng cần phải có kiến thức chun mơn sâu và có khả năng vận dụng vào sản xuất thực tiễn, nắm vững những phương pháp, kỹ năng cần thiết trong hoạt động khuyến nơng. Do đó người làm cơng tác khuyến nông cơ sở cần phải được đào tạo và thường xuyên học tập

rèn luyện, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nắm bắt được những TBKT, công nghệ mới để chuyển giao cho nông dân (Lê Ngọc Thạch, 2011).

- Kinh nghiệm làm việc của cán bộ khuyến nông: Sản xuất nông nghiệp càng phát triển thì địi hỏi cán bộ khuyến nơng cần phải có kinh nghiệm thực tiễn, nắm vững những phương pháp, kỹ thuật cần thiết trong hoạt động khuyến nông.

- Tinh thần, thái độ làm việc cán bộ khuyến nông: Để là một cán bộ khuyến nông giỏi cần phải yêu nghề cũng như yêu quê hương, làng xóm, gắn bó với nơng dân. Họ phải cảm thông, chia sẻ những khó khăn của nông dân, coi niềm vui và hạnh phúc của nơng dân cũng chính là niềm vui của bản thân mình. Nơng dân sản xuất đạt hiệu quả, có những mùa bội thu cũng chính là kết quả, thành tựu của cơng tác khuyến nông (Lê Ngọc Thạch, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)