Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 32)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến

2.1.3. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông

Trình độ sản xuất của nơng dân nước ta còn thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, năng suất và hiệu quả cịn thấp. Để ngành nơng nghiệp tăng trưởng và phát triển nhanh, bền vững cần phải nhanh chóng đưa KHKT vào sản xuất, áp dụng những công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại. Đó là nhiệm vụ của công tác khuyến nơng, trong đó cán bộ khuyến nông là lực lượng chủ đạo, trực tiếp và quyết định đến kết quả và hiệu quả hoạt động của tồn bộ hệ thống khuyến nơng.

Khuyến nơng là cầu nối giữa khoa học và sản xuất, là nhân tố quan trọng để tạo ra mối quan hệ liên kết giữa 4 nhà (nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nơng), qua đó góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Tăng cường năng lực khuyến nông cũng chính là tăng cường sự liên kết giữa sản xuất, lưu

thơng và tiêu dùng, góp phần đưa nơng nghiệp, nơng thơn phát triển bền vững. Nghị quyết VII khố X của Đảng về nơng nghiệp - nơng dân - nông thôn đã khẳng định nông nghiệp, nông dân, nơng thơn có vai trị, vị trí chiến lược trong quá trình CNH- HĐH đất nước, đảm bảo nền kinh tế - xã hội phát triển ổn định, bền vững. Và một trong những nhiệm vụ trong thời gian tới là phải phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ để HĐH nông nghiệp, CNH nông thôn. Để làm được như vậy một trong những giải pháp đặt ra là phải tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở (Lê Ngọc Thạch, 2011).

Do vậy, trong thời kỳ hiện nay, vai trị, nhiệm vụ của cơng tác khuyến nông được mở rộng, đa dạng hơn. Hoạt động khuyến nông không chỉ là thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn đan xen cả các yếu tố xã hội, văn hoá. Hệ thống khuyến nông cơ sở cần được củng cố và tăng cường cả về mặt kỹ thuật cũng như các mặt kinh tế - xã hội để có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của sản xuất và đời sống.

2.1.3.1. Nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ cán bộ khuyến nơng

- Trình độ học vấn, trình độ tin học, ngoại ngữ là cơ sở để đội ngũ cán bộ khuyến nơng hồn thành tốt nhiệm vụ: Cán bộ khuyến nông cần được đào tạo và có những kiến thức về các lĩnh vực kỹ thuật trong phạm vi trách nhiệm công tác của mình. Vì các hoạt động ở nơng thơn tương đối tồn diện và đa ngành (trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, thủy sản…) nên cán bộ khuyến nông không chỉ hiểu sâu một chun ngành nào đó mà cịn cần phải biết rộng về các chuyên ngành khác, có như vậy mới có thể đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của nông dân. Nâng cao năng lực về trình độ tin học, ngoại ngữ là quan trọng, đáp ứng yêu cầu với công việc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngồi các kiến thức chun mơn, đội ngũ cán bộ khuyến nơng cũng cần có kiến thức về kinh tế - xã hội và cuộc sống nông thôn: Cán bộ khuyến nơng cần có các kiến thức về kinh tế (như lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý sản xuất, hoạch toán kinh tế, hợp đồng kinh tế, lập dự án đầu tư…) để có thể tư vấn, hỗ trợ nơng dân. Ngồi ra cán bộ khuyến nông cần hiểu được cả những vấn đề liên quan đến xã hội và đời sống nông thơn địa bàn mình đang cơng tác, đặc biệt là các phong tục tập quán, truyền thống văn hóa và những giá trị tinh thần của người dân.

Kiến thức về các quy định, chính sách của Đảng, nhà nước về nông nghiệp và khuyến nông: Cán bộ khuyến nông phải nắm được những chủ trương, chính

sách của Đảng, nhà nước về sản xuất nông nghiệp, khuyến nông, đặc biệt là những chính sách cụ thể áp dụng đối với địa phương nơi phụ trách.

Kiến thức về giáo dục người lớn tuổi: Do khuyến nơng là một tiến trình giáo dục mà đối tượng của nó là nơng dân, đa số là những người lớn tuổi, trình độ dân trí thấp, nên cán bộ khuyến nông phải biết cách tiếp cận và có phương pháp phù hợp để giáo dục người lớn tuổi, đặc biệt là phải biết cách vận động, lôi cuốn nông dân tham gia vào các chương trình, dự án khuyến nông (Lê Ngọc Thạch, 2011).

2.1.3.2. Nâng cao kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ khuyến nông

Kỹ năng là sự thành thạo, khéo léo của mỗi cá nhân trong quá trình làm việc, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao. Kỹ năng cá nhân không chỉ do đào tạo mà có mà nó cịn phụ thuộc vào năng khiếu, sự rèn luyện bền bỉ, kiên trì của mỗi người, sự tích lũy kinh nghiệm trong quá trình hoạt động, cơng tác thực tiễn.

Những kỹ năng mà mỗi cán bộ khuyến nơng cần phải có bao gồm:

- Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch: Cán bộ khuyến nơng cần có khả năng lập kế hoạch các hoạt động khuyến nông và tổ chức, hướng dẫn nông dân thực hiện những kế hoạch đó.

- Kỹ năng truyền thơng: Cán bộ khuyến nơng phải có khả năng nói và viết tốt, bởi vì họ sẽ phải sử dụng thường xuyên những kỹ năng này để giao tiếp với nông dân và các cá nhân, tổ chức khác trong q trình hoạt động khuyến nơng. cán bộ khuyến nơng phải có khả năng nói trước đám đơng, biết cách chuyển tải những thơng tin, kiến thức của mình cho nơng dân để họ hiểu và áp dụng vào sản xuất.

- Kỹ năng phân tích và đánh giá: Cán bộ khuyến nơng phải có năng lực phân tích, đánh giá các tình huống gặp phải hàng ngày, nhận thức và hiểu rõ được các vấn đề để có thể đề xuất được các giải pháp kịp thời và hợp lý cho nông dân.

- Kỹ năng lãnh đạo: Cán bộ khuyến nông phải tự tin và biết tin tưởng vào những đối tượng mình đang phục vụ, phải gương mẫu trước quần chúng và có khả năng lãnh đạo quần chúng thực hiện thành công các hoạt động khuyến nông.

- Kỹ năng sáng tạo: Cán bộ khuyến nông thường phải làm việc trong các điều kiện độc lập và đối mặt với nhiều tình huống có thể xảy ra, vì vậy cần có khả năng sáng tạo, linh hoạt, chủ động chứ không phải lúc nào cũng dựa vào sự chỉ đạo, hỗ trợ của cấp trên.

- Kỹ năng viết báo cáo: Cũng như nói trước quần chúng, viết báo cáo là một kỹ năng cần thiết mà cán bộ khuyến nông phải rèn luyện cho mình. Viết báo cáo ở đây khơng chỉ mang nghĩa hẹp là viết báo cáo cho cấp trên theo quy định, mà bao hàm cả các loại tin bài đưa tin, hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều đối tượng khác nhau. Qua các báo cáo, tin bài của cán bộ khuyến nông, thông tin, tiến bộ kỹ thuật sẽ được phổ biến, truyền bá tới người nông dân, tới các nhà quản lý.

- Kỹ năng tiếp cận và làm việc với lãnh đạo địa phương: Một cán bộ khuyến nông giỏi phải luôn biết cách tiếp cận và tranh thủ những nguồn lực sẵn có ở địa phương để tổ chức các hoạt động khuyến nông. Cán bộ khuyến nông cần biết động viên khuyến khích các nhà lãnh đạo địa phương tham gia công tác khuyến nông và phát triển cộng đồng, xây dựng thành mạng lưới cộng tác viên khuyến nông (các cán bộ chính quyền, cán bộ đoàn thể ở địa phương, những người có kinh nghiệm sản xuất giỏi, có uy tín…). Đây là những người mà cán bộ khuyến nơng cần tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ và sử dụng ảnh hưởng của họ vào công tác khuyến nông (Lê Quốc Hưng, 2007).

2.1.3.3. Nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ khuyến nông

Hoạt động khuyến nông là một công việc mang tính xã hội, lợi ích gắn liền với cộng đồng, xã hội. Do đó để có thể hồn thành tốt công việc cán bộ khuyến nơng cần phải có phẩm chất đạo đức tốt, đó là:

- Chịu đựng gian khổ, sẵn sàng làm việc ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh, điều kiện khó khăn với tinh thần vì nhân dân.

- Thật thà, thẳng thắn và nhiệt tình, là niềm tin, chỗ dựa cho người nơng dân trong sản xuất cũng như trong đời sống. Người cán bộ khuyến nông khơng những được cán bộ cấp trên tín nhiệm mà cịn được nơng dân tin tưởng khi đưa ra những lời khuyên.

- Hoà nhã, cần cù, giản dị, khiêm tốn, người cán bộ khuyến nông cơ sở cần là những tấm gương tốt trong sản xuất cũng như trong đời sống để người dân noi theo.

- Có lịng nhân đạo, tình cảm yêu mến đối với bà con nơng dân và tính hài hước nhẹ nhàng trong công việc. Cán bộ khuyến nông cần biết thông cảm với những ước muốn và tình cảm của người dân, đồng thời khi làm việc cũng phải biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của họ.

gì đó để góp phần vào sự nghiệp phát triển nơng thơn. Vì làm việc trong điều kiện độc lập và ít có sự giám sát của cấp trên nên nếu khơng tin tưởng vào chính bản thân mình và khơng có lịng quyết tâm thì khó có thể làm tốt vai trò của người cán bộ khuyến nông (Lê Quốc Hưng, 2007).

Vai trò và mối quan hệ của cán bộ khuyến nông với nơng dân có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả và hiệu quả các hoạt động khuyến nông. Kinh nghiệm hoạt động khuyến nông cho thấy, để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, của nông dân, cán bộ khuyến nông cần phải đáp ứng được 4 yêu cầu sau:

Yêu cầu 1 Yêu cầu 2 Yêu cầu 3 Yêu cầu 4

Biết dành thời gian rèn luyện những kỹ năng cho mình để

giúp đỡ nơng dân có hiệu quả hơn chứ khơng chỉ biết tập trung tồn bộ những cố gắng của mình vào việc đạt được những mục tiêu cụ thể của các chương trình, dự án khuyến nơng Biết thường xun đến với nông dân chứ không phải lúc nào cũng ngồi ở văn phịng như một nhân viên hành chính Biết khuyến khích nơng dân phát huy sáng kiến, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh chứ không phải chỉ áp đặt cho nông dân những cách làm

ăn theo bài bản có sẵn

Biết hướng tới sự phát triển bền vững và lâu dài chứ khơng phải chỉ tìm kiếm những thành công nhất thời

Ở nước ta hiện nay, cán bộ khuyến nơng do chính quyền địa phương tuyển chọn, quản lý và sử dụng. Có 5 yêu cầu mà các tổ chức thường đặt ra khi tuyển chọn cán bộ khuyến nơng là:

1

Có trình độ từ trung cấp trở lên, được đào tạo một trong những chuyên ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi…nắm vững những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong hoạt động khuyến nơng

2 Có sức khoẻ tốt, có khả năng vận động, tập hợp quần chúng tổ chức các hoạt

động khuyến nông tại địa phương

3 Được đào tạo về phương pháp tiếp cận, điều tra đánh giá nhu cầu của nông dân

4 Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm

5

Có khả năng và sẵn sàng tham gia các nhiệm vụ về chỉ đạo sản xuất, theo dõi nắm bắt tình hình sản xuất ở địa phương, tham gia công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn

2.1.3.4. Gắn trách nhiệm nghĩa vụ với quyền lợi của đội ngũ cán bộ khuyến nơng

Vì trách nhiệm với cơng việc, họ sẽ tìm mọi cách để thực hiện nhiệm vụ như học hỏi kinh nghiệm của người khác, tự tìm hiểu, nghiên cứu để thực hiện nhiệm vụ được giao. Có ý thức sửa chữa khuyết điểm của bản thân. Ln có ý thức tổ chức kỷ luật của cơ quan, đơn vị.

Tinh thần, ý thức, thái độ phục vụ nhân dân, tính tích cực, tự giác của mỗi cơng chức quyết định năng suất hiệu quả công việc của mỗi người. Tinh thần, ý thức, thái độ phục vụ nhân dân dần được cải thiện thơng qua các buổi đóng góp ý kiến trực tiếp của lãnh đạo, của phòng, ban đối với công chức. Ý thức trách nhiệm với nhiệm vụ được giao giúp công chức thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm một cách dễ dàng. Các hoạt động khuyến nông cũng được gắn vào công tác thi đua khen thưởng của toàn ngành nhằm đáp ứng được quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ khuyên nông tạo động lực để cán bộ khuyến nông phát huy hết khả năng sáng tạo trong công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 32)