NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG 4.2.1. Các yếu tố bên ngoài
4.2.1.1. Sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông
Tỉnh Bắc Ninh rất chú trọng tới công tác tuyển dụng đầu vào của cán bộ, công chức, viên chức nên đã có các chính sách ưu đãi những người có tài vào làm việc đúng chuyên môn phù hợp với chuyên ngành như: Quyết đinh số 33/2012/QĐ-UBND ngày 08/6/2012 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc quy đinh chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 198/2013/QĐ-UBND ngày 29/5/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh
về việc sửa đổi, bổ sung quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài; cán bộ khuyến nông cũng được tuyển dụng theo cơ chế chính sách của Nhà nước và tỉnh ban hành. Nếu cơ chế chính sách khuyến nông phù hợp với thực tiễn sản xuất thì các hoạt động sẽ được triển khai thuận lợi, hoạt động có hiệu quả, khuyến khích được cán bộ khuyến nông làm việc có tâm huyết, trách nhiệm với công việc. Một trong những chính sách có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực cán bộ khuyến nông là chính sách đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Cán bộ khuyến nông rất cần được đào tạo và đào tạo lại một cách thường xuyên và liên tục để có thể trang bị, tiếp cận với kiến thức mới, KHKT mới, phương pháp mới. Một chính sách nữa của tỉnh nhằm đổi mới đội ngũ cán bộ là ban hành Đề án tinh giản biên chế, từ nhiều năm qua công tác tinh giản biên chế đã và đang được các cấp chính quyền, địa phương rất chú trọng, việc lựa chọn ra các cán bộ, công chức, viên chức có tài, có trình độ chuyên môn tốt đáp ứng công việc được giao. Có như vậy cán bộ khuyến nông mới có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất.
4.2.1.2. Nguồn kinh phí cho hoạt động khuyến nông
Nguồn kinh phí là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cán bộ khuyến nông, nguồn kinh phí giúp cán bộ khuyến nông có kinh phí để học tập, tập huấn... qua đó tích luỹ được kiến thức.
Bảng 4.24. Đánh giá của cán bộ khuyến nông về sự ảnh hưởng nguồn kinh phí đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông
Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)
Tổng số mẫu lấy ý kiến 50 100
- Rất ảnh hưởng 40 80
- Ảnh hưởng 10 20
- Bình thường 0 0
- Không ảnh hưởng 0 0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
Kết quả điều tra cho thấy có 100% cán bộ khuyến nông cho rằng nguồn kinh phí ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông.
4.2.1.3. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cán bộ khuyến nông, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ giúp cán bộ khuyến nông tiếp cận được với các thông tin mới, qua đó tích luỹ được kiến thức.
Hiện nay cơ sở vật chất cán bộ khuyến nông tương đối đầy đủ, họ được Trung tâm khuyến nông tỉnh, Trạm khuyến nông, UBND xã trang bị, hoặc nếu thiếu nhưng cần thiết với nghề nghiệp thì họ tự trang bị. Tuy nhiên hiện nay, máy điện thoại cố định và máy Fax là những thiết bị mà cán bộ khuyến nông không có nhiều.
Bảng 4.25. Đánh giá của cán bộ khuyến nông về điều kiện làm việc
Các tiêu chí đánh giá Ý kiến Tỉ lệ (%)
1. Phòng làm việc 50 100 - Tốt 45 90 - Trung bình 3 6 - Kém 2 4 2. Điện thoại 50 100 - Tốt 40 80 - Trung bình 7 14 - Kém 3 6 3. Máy vi tính 50 100 - Tốt 33 66 - Trung bình 8 16 - Kém 9 18
4. Tài liệu chuyên môn 50 100
- Tốt 50 100
- Trung bình 0 0
- Kém 0 0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)
- Phòng làm việc: Theo quy định, cán bộ khuyến nông vừa triển khai các hoạt động khuyến nông tại địa phương, vừa tham gia các công việc do UBND xã, huyện phân công. Do đó cán bộ khuyến nông cần có một chỗ làm việc để nông dân dễ tiếp cận. 90% ý kiến đánh giá của cán bộ khuyến nông là phòng làm việc tốt, 6% ý kiến đánh giá trung bình và 4% ý kiến đánh giá kém.
- Máy vi tính: Do công việc của cán bộ khuyến nông gắn liền với sản xuất, với đồng ruộng của nông dân nên nhu cầu sử dụng máy vi tính không nhiều. Tuy
nhiên, việc báo cáo cũng như theo dõi tình hình sản xuất, lưu trữ các thông tin, dữ liệu các chương trình, dự án khuyến nông nếu không sử dụng máy tính sẽ mất nhiều thời gian, công sức cũng như không đảm bảo an toàn. Qua điều tra, 66% ý kiến đánh giá cán bộ khuyến nông tốt về điều kiện máy vi tính do cơ quan trang bị. Tuy nhiên vẫn còn 18% đánh giá về điều kiện máy vi thí chưa tốt có thể do chưa được trang bị howcj đã trang bị nhưng máy tính trong tình trạng hỏng.
- Tài liệu chuyên môn: Để có thể hoàn thành tốt công việc, cán bộ khuyến nông cần được trang bị các tài liệu chuyên môn như sách kỹ thuật, báo, tạp chí, tờ rơi, tờ gấp…Qua điều tra, 100% cán bộ khuyến nông đã có đầy đủ các tài liệu chuyên môn, đặc biệt là các tài liệu kỹ thuật.
4.2.1.4. Chế độ chính sách
Chính sách, chế độ của nhà nước quy định hoạt động khuyến nông có vai trò rất quan trọng đối với cả người làm công tác khuyến nông cũng như những nông dân được tham gia và hưởng lợi từ hoạt động khuyến nông. Để công tác khuyến nông tại cơ sở đạt hiệu quả cao cần phải có chính sách, chế độ phù hợp khuyến khích được người làm công tác khuyến nông.
Bảng 4.26. Đánh giá của cán bộ khuyến nông về chế độ chính sách
Đánh giá Ý kiến (người) Tỷ lệ (%)
1. Về tiền lương, phụ cấp 50 100,00 - Rất phù hợp 4 8,00 - Phù hợp 12 24,00 - Bình thường 27 54,00 - Chưa phù hợp 7 14,00 2. Về phúc lợi xã hội 50 100,00 - Cao 9 18,00 - Trung bình 34 68,00 - Thấp 7 14,00
3. Về thời gian làm việc 50 100,00
- Rất phù hợp 5 10,00
- Phù hợp 15 30,00
- Bình thường 25 50,00
- Chưa phù hợp 5 10,00
Kết quả điều tra về chính sách tiền lương, phụ cấp của cán bộ khuyến nông tại tỉnh Bắc Ninh cho thấy dưới có 32% cán bộ khuyến nông đánh phù hợp và rất phù hợp, 54% ý kiến đánh giá bình thường, 14% ý kiến đánh giá chưa phù hợp. Về phúc lợi xã hội có 18% ý kiến cho rằng chế độ phúc lợi xã hôi cao, 68% ý kiến cho rằng bình thường và 14% ý kiến đánh giá thấp. Về thời gian làm việc thì được các cán bộ khuyến nông đánh giá cao hơn, có 40% ý kiến đánh giá phù hợp và rất phù hợp, 50% ý kiến bình thường và 10% ý kiến đánh giá chưa phù hợp.
4.2.2. Các yếu tố bên trong
4.2.2.1. Độ tuổi của cán bộ khuyến nông
Qua số liệu điều tra có thể thấy, độ tuổi của cán bộ cán bộ khuyến nông có từ trẻ đến trên 50 tuổi, cho thấy độ tuổi không đồng đều, dẫn đến việc cán bộ trẻ nhiều nhiệt huyết, kiến thức kỹ năng có nhưng không nhiều kinh nghiệm bằng cán bộ cán bộ khuyến nông đã hoạt động lâu năm.
Biểu đồ 4.1. Độ tuổi của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh (2017)
Có 14% số cán bộ khuyến nông có độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi, có 44% số cán bộ khuyến nông có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi, có 30% số cán bộ khuyến nông có độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi và có 12% số cán bộ khuyến nông có độ tuổi trên 50 tuổi. Từ số liệu trên cho thấy khả năng tiếp thu của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh về tiến bộ khoa học tương đối cao.
Với độ tuổi còn khá trẻ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông ở một số mặt sau:
- Là những cán bộ trẻ nên nhiệt tình, hăng say công tác, có thể đi công tác ở vùng sâu vùng xa, làm việc trực tiếp trên đồng ruộng. Đây là ưu điểm, thế mạnh của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh.
- Tuy nhiên với độ tuổi còn trẻ nên kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều. Những khó khăn, vướng mắc của nông dân rất đa dạng, phức tạp với nhiều tình huống khác nhau. Do đó trong quá trình hỗ trợ, giúp đỡ nông dân đôi khi cán bộ khuyến nông còn lúng túng. Họ cũng chưa nắm được nhiều đặc điểm sản xuất, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương, do đó các kiến thức tư vấn, hỗ trợ đôi khi còn chưa sát với thực tế, phù hợp với sản xuất của các hộ.
- Do quá trình công tác chưa dài nên những cán bộ khuyến nông trẻ chưa xây dựng được uy tín riêng cho mình. Nhiều nông dân lớn tuổi thường bảo thủ và không chịu làm theo những tư vấn, hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.
4.2.2.2. Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ khuyến nông
Cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh 100% đã học xong THPT, tuy nhiên lượng cán bộ cán bộ khuyến nông có tuổi đời trên 40 tuổi thường chỉ học hệ THPT 10/10. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh tiếp thu nhanh kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phương pháp khuyến nông, áp dụng vào thực tế nhanh hơn, đạt chất lượng cao hơn.
Trình độ của cán bộ khuyến nông nghiên cứu đã có sự thay đổi qua các năm, cho thấy cán bộ khuyến nông đang tự hoàn thiện kiến thức, kỹ năng cho mình nhằm đáp ứng nhu cầu tư vấn, hướng dẫn ngày càng cao của bà con nông dân. Việc cán bộ khuyến nông có trình độ tốt, đảm bảo được yêu cầu của công việc là một nhân tố giúp cho hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có kết quả cao.
Trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông không chỉ thể hiện cán bộ khuyến nông đó đã có bằng cấp gì mà còn thể hiện cán bộ khuyến nông đó được đào tạo chuyên ngành gì.
Hiện nay cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh chủ yếu được đào tạo chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật. Trong tổng số 50 cán bộ khuyến nông được phỏng vấn có tới 23 cán bộ khuyến nông được đào tạo chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, chiếm 46%.
46% 36% 6% 12% Trồng trọt Chăn nuôi, thú ý Lâm nghiệp Khác
Biểu đồ 4.2. Trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh (2017)
Đối với chuyên ngành chăn nuôi, thú y có 18 cán bộ khuyến nông được đào tạo chiếm 36%. Chuyên ngành lâm nghiệp và thuỷ sản có ít cán bộ khuyến nông được đào tạo nhất, chỉ có 3 cán bộ khuyến nông được đào tạo chiếm 6% và có 6 cán bộ khuyến nông được đào tạo chuyên ngành khác tương đương với 12%. Ngoài trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông thì kỹ năng nghiệp vụ là một trong những điều kiện cơ bản quyết định đến chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông. Với kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh có sử dụng và đa phần có được từ các lớp đào tạo ngắn hạn mà Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh mở.
Bảng 4.27. Đào tạo và bồi dưỡng kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch của CBKN tỉnh Bắc Ninh
Đào tạo kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch Ý kiến (người) Tỷ lệ (%)
Tổng số mẫu lấy ý kiến 50 -
- Có và được đào tạo chính quy 28 56,00 - Có và được đào tạo ngắn hạn 15 30,00 - Không nhưng tự học 7 14,00
- Không 0 0
Do lượng cán bộ tự học các kỹ năng phục vụ cho công tác khuyến nông còn tương đối nhiều nên đã làm ảnh hưởng đến kết quả của công tác khuyến nông.
4.2.2.3. Kinh nghiệm làm việc của cán bộ khuyến nông
Thu phục lòng dân không chỉ cần có nhiều kiến thức mà còn phụ thuộc vào số năm công tác, công tác càng lâu năm kinh nghiệm càng nhiều càng linh hoạt xử trí các tình huống phát sinh. Cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh đa phần có kinh nghiệm từ 3-10 năm, số lượng người có kinh nghiệm dưới 3 năm và trên 10 năm rất ít. 14% 42% 36% 8% Dưới 3 năm Từ 3 - 5 năm Từ 5 - 10 năm Trên 10 năm
Biểu đồ 4.3. Kinh nghiệm làm việc của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh (2017)
4.2.2.4. Tinh thần, thái độ làm việc của cán bộ khuyến nông
Qua kết quả nghiên cứu về phẩm chất đạo đức của cán bộ khuyến nông ở trên, đa số cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh đều có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần và thái độ làm việc tốt. Nhiều cán bộ khuyến nông còn trẻ nhưng đã tổ chức được nhiều hoạt động có ích, thiết thực, hiệu quả, được bà con nông dân ủng hộ, đánh giá cao.
Tuy nhiên một số cán bộ khuyến nông còn tâm lý ngại việc, ngại khó; trong công việc còn thiếu nhiệt tình, sâu sát; làm việc còn nặng về lý thuyết “sách vở”, không phù hợp với thực tế, điều kiện cụ thể. Những cán bộ khuyến nông
này còn chưa có động lực làm việc, chưa có định hướng rõ ràng để phấn đấu, dễ dao động và có thể chuyển sang làm những công việc khác, do đó công việc thường đạt kết quả không cao. Số lượng cán bộ khuyến nông thuộc nhóm này không nhiều, nhưng cũng có thể làm ảnh hưởng đến uy tín và sự nghiệp phát triển khuyến nông Bắc Ninh.
4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN TỚI KHUYẾN NÔNG TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN TỚI
4.3.1. Định hướng
Để đổi mới công tác khuyến nông, góp phần đưa hoạt động khuyến nông có được kết quả tốt hơn giúp nền nông nghiệp nước ta tăng năng suất, chất lượng và tăng giá trị, đáp ứng được thị hiếu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu giúp nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống cho cư dân nông dân, đảm bảo an ninh lương thực cả trước mắt và lâu dài cần phải đổi mới những nội dung sau:
- Đổi mới về nội dung hoạt động khuyến nông theo hướng: tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, chuyển giao đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật tổng hợp (bao gồm cả chuyển giao kỹ thuật, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất và xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm).
- Đổi mới về phương pháp hoạt động khuyến nông theo hướng: chú trọng hơn việc đào tạo tập huấn, công tác truyền thông, tăng cường áp dụng các phương tiện, công nghệ hiện đại trong hoạt động khuyến nông (như: điện thoại, internet, phát thanh, truyền hình…) để nâng cao hiệu quả của các hoạt động khuyến nông.
- Đổi mới về công tác tổ chức thực hiện theo hướng: phát huy cao hơn vai trò, năng lực, kinh nghiệm của hệ thống khuyến nông nhà nước, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở và huy động cao hơn sự tham gia của các doanh nghiệp trong tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Chấn chỉnh, tăng cường năng lực của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và hệ thống khuyến nông các cấp theo hướng:
+ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia rà soát, đề xuất Bộ điều chỉnh chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cán bộ, bổ sung điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật