3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Bắc Ninh cách trung tâm Hà Nội 31km về phía Đông Bắc, nằm ở khu vực phía Bắc của vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên. Với vị trí như thế Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội như:
- Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như QL1, QL18, QL38, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thủy như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và hành khách giao lưu giữa Bắc Ninh với các tỉnh khác.
- Gần thủ đô Hà Nội, một thị trường rộng lớn hàng thứ 2 trong cả nước, có sức cuốn hút vô cùng lớn về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi trong việc chiếm lĩnh vùng thị trường trọng điểm này. Các mặt hàng của Bắc Ninh như nông, lâm, thủy sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ…được tiêu thụ trực tiếp tại đây. Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua việc xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình CNH-HĐH.
- Là khu vực chịu tác động của vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nên Bắc Ninh chịu ản hưởng về mọi mặt trong đó đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch.
Với vị trí địa lý không gian thuận lợi như vậy sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hóa của tỉnh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hòa nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2016)
Bảng 3.1. Các đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh Ðơn vị hành chính cấp Huyện Dân số (người) Số đơn vị hành chính Huyện lỵ Xã, phường, thị trấn
Thành phố Bắc Ninh 164 370 Suối Hoa 16 phường và 3 xã Thị xã Từ Sơn 140 040 Đông Ngàn 7 phường và 5 xã Huyện Gia Bình 92 269 Gia Bình 1 thị trấn và 13 xã Huyện Lương Tài 96 326 Thứa 1 thị trấn và 13 xã Huyện Quế Võ 135 938 Phố Mới 1 thị trấn và 20 xã Huyện Thuận Thành 144 536 Hồ 1 thị trấn và 17 xã Huyện Tiên Du 124 396 Lim 1 thị trấn và 13 xã Huyện Yên Phong 126 660 Chờ 1 thị trấn và 13 xã
3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước, chỉ khoảng 822.7km2, thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng nằm gọn trong vùng châu thổ sông Hồng; là cửa ngõ phía Bắc và cách Thủ đô Hà Nội 30km. Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gồm các tỉnh, thành phố: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Bắc Ninh - Hải Dương - Hưng Yên - Vĩnh Phúc sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt; trong đó đặc biệt là công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ, chế biến nông sản và dịch vụ du lịch. Đồng thời, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao).
Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình của tỉnh Bắc Ninh khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu, sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình trên toàn tỉnh không lớn. Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 - 7m so với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m, núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao 71m.
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa khá rõ rệt, có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm là 24,0oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 29,4oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,4oC (tháng 1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,0oC.
Độ ẩm tương đối trung bình của Bắc Ninh khoảng 81%, độ chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không lớn, độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất từ 72% đến 75% thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 trong năm.
Bảng 3.2. Đặc trưng cơ bản của khí hậu tỉnh Bắc Ninh
Tháng Các chỉ tiêu
Nhiệt độTB (0C) Lượng mưa (mm)
1 16,5 12 2 17,4 33 3 20 34 4 24 87 5 27,7 211 6 29,2 245 7 29,2 332 8 28,8 337 9 27,7 234 10 25,2 98 11 21,6 34 12 18,5 23 Trung bình Cả năm 23,82 140
Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Ninh (2016)
Lượng mưa trung bình hàng năm tại Bắc Ninh khoảng 1680mm nhưng phân bổ không đều trong năm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Khu vực có lượng mưa trung bình lớn nhất thuộc thị xã Từ Sơn, huyện Yên Phong, huyện Tiên Du, còn khu vực có lượng mưa trung bình nhỏ nhất thuộc huyện Quế Võ.
Khoảng 12 năm trở lại đây, tổng số giờ nắng trung bình là 1417 giờ, trong đó tháng có giờ nắng trung bình lớn nhất là tháng 7 với 168 giờ, tháng có giờ nắng trung bình ít nhất là tháng 1 với 64 giờ. Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió trung bình vào tháng 1
khoảng 2,6m/s; gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào, tốc độ trung bình vào tháng 7 khoảng 2,4m/s.
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.
3.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên rừng: Rừng ở Bắc Ninh chủ yếu là rừng trồng với trữ lượng
ước tính khoảng 3300m2, phân bố tập trung ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Tổng trữ lượng gỗ ước tính khoảng 3279m3 trong đó rừng phòng hộ chiếm khoảng 363m3, rừng đặc dụng 2916m3.
Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh là địa bàn ít khoáng sản tài nguyên, chủ
yếu chỉ có vật liệu xây dựng như đất sét làm gạch, ngói, gốm với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thành phố Bắc Ninh, đá, cát với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu, đá sa thạch ở Vũ Ninh có trữ lượng khoảng 300000m3 . Điều này lại là một thuận lợi cho nghề làm gốm. Gốm Phù Lãng Bắc Ninh cũng là một thương hiệu nổi tiếng được du khách và bạn bè trong nước yêu mến. Ngoài ra đá và cát còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60 nghìn đến 200 nghìn tấn.
Tài nguyên đất: Đất ở Bắc Ninh chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm 64,7%,
đất chuyên dùng và đất ở chiếm 23,5%, đất lâm nghiệp chiếm 0,7%, còn lại là đất chưa sử dụng. Nhìn chung tiềm năng đất đai của tỉnh vẫn còn lớn, còn nhiều diện tích để đầu tư phát triển các khu công nghiệp và các dự án lớn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là 822,71 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 53,12%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 6,16%, đất lâm nghiệp chiếm 0,75%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 39,2%, đất chưa sử dụng còn 0,77%.
Đất đai là điều kiện quan trọng, tham gia vào mọi hoạt động của con người. Do đó việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải hợp lý và hiệu quả. Mỗi một địa phương có những điều kiện thuận lợi khác nhau về địa hình, địa chất và phương hướng phát triển kinh tế xã hội.
Bảng 3.3. Hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Ninh năm 2016 TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích 82.271,12 100.00 1 Đất nông nghiệp 48.035,07 58,39
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 42.253,01 51,36 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 41.813,85 50,82 1.1.1.1 Đất trồng lúa 39.489,85 48,00 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 2.271,75 2,76 1.1.1.3 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 52,24 0,06 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 439,16 0,53 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 4.966,32 6,04 1.3 Đất lâm nghiệp 630,99 0,77 1.4 Đất nông nghiệp khác 184,75 0,22
2 Đất phi nông nghiệp 33.666,64 40,92
2.1 Đất ở 10.057,65 12,23 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 8.228,25 10,00 2.1.2 Đất ở tại đô thị 1.829,40 2,22 2.2 Đất chuyên dùng 17.847,52 21,69 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 210,61 0,26 2.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 212,78 0,26 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 4.834,97 5,88 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 12.589,16 15,30 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 203,96 0,25 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 786,26 0,96 2.5 Đất sông suối, mặt nước 4.754,18 5,78 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 17,07 0,02 3 Đất chưa sử dụng 569,41 0,69
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2016)
Về đặc điểm thuỷ văn:
Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km2, có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình.
Sông Đuống: Có chiều dài 42 km nằm trên đất Bắc Ninh, tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3. Mực nước cao nhất tại bến Hồ tháng 8/1945 là 9,64m, cao
hơn so với mặt ruộng là 3 - 4 m. Sông Đuống có hàm lượng phù sa cao, vào mùa mưa trung bình cứ 1 m3 nước có 2,8 kg phù sa.
Sông Cầu: Tổng chiều dài sông Cầu là 290 km với đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 70 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Sông Cầu có mực nước trong mùa lũ cao từ 3 - 6 m, cao nhất là 8 m, trên mặt ruộng 1 - 2 m, trong mùa cạn mức nước sông lại xuống quá thấp (0,5 - 0,8 m).
Sông Thái Bình: thuộc vào loại sông lớn của miền Bắc có chiều dài 385 km, đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 17 km. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị sói mòn nhiều nên nước sông rất đục, hàm lượng phù sa lớn. Do đặc điểm lòng sông rộng, ít dốc, đáy nông nên sông Thái Bình là một trong những sông bị bồi lấp nhiều nhất. Theo tài liệu thực đo thì mức nước lũ lụt lịch sử sông Thái Bình đo được tại Phả Lại năm 1971 đạt tới 7,21 m với lưu lượng lớn nhất tại Cát Khê là 5000 m3/s.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ huyện Khê, sông Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.
Với hệ thống sông này nếu biết khai thác trị thuỷ và điều tiết nước sẽ đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu thoát nước của tỉnh. Trong khi đó tổng lưu lượng nước mặt của Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m3, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các sông là 176 tỷ m3; được đánh giá là khá dồi dào. Cùng với kết quả thăm dò địa chất cho thấy trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn, trung bình 400.000 m3/ngày, tầng chứa nước cách mặt đất trung bình 3-5 m và có bề dày khoảng 40 m, chất lượng nước tốt. Toàn bộ nguồn nước này có thể khai thác để phục vụ chung cho cả sản xuất và sinh hoạt trong toàn tỉnh, trong đó có các hoạt động của đô thị.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
* Về tăng trưởng kinh tế:
Sau 20 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh đã vận dụng linh hoạt đường lối đổi mới, chính sách chủ trương của Đảng để lãnh đạo, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Các đơn vị kinh tế cơ sở đã phát huy tốt vai trò của mình trong cơ chế quản lý mới, cải cách hành chính được đẩy mạnh, môi trường đầu tư thông thoáng đã tạo điều kiện thuận lợi
để huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xây dựng xã hội. Vì thế, Bắc Ninh đã nhanh chóng thoát khỏi tình trạng yếu kém của một tỉnh thuần nông, bước vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2012-2016 trên 13%; trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 14,7%/năm; dịch vụ tăng 13,8%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,7-2%. GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 4.523 USD (giá thực tế).
- Năm 2016 tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,52%; công nghiệp và xây dựng 95,5%; dịch vụ 3,43%; GTSX công nghiệp năm 2016 đạt 519.594 tỷ đồng; GTSX nông, lâm, thủy sản 8.384 tỷ đồng; Dịch vụ 18.359 tỷ đồng (giá cố định 2012).
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2012-2016 tăng bình quân hàng năm 12,9%, đến năm 2016 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 21.975 triệu USD. Nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 12,72%, đến năm 2016 đạt 18.165 triệu USD.
- Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, phấn đấu đến năm 2017 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 50% GDP. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 đạt 12.440 tỷ đồng, tăng bình quân 14,74%/năm.
* Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của tỉnh liên tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hài hòa và hiện đại. Cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng khai thác lợi thế của từng ngành, giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Về giá trị sản xuất, tốc độ chuyển dịch cơ cấu nhanh và rất lớn đã tạo ra khoảng cách chênh lệch giữa khu vực công nghiệp - xây dựng và hai khu vực còn lại. Nếu như năm 2012, tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 84,94%, năm 2016 đã tăng lên tới 95,05%. Trong khi đó, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đã giảm nhanh, từ 5,58% năm 2012 xuống còn 1,52% năm 2016; tương tự, khu vực dịch vụ là 9,48% và 3,43%. Về giá trị tăng thêm, mức độ chuyển dịch cơ cấu cũng lớn nhưng tập trung ở hai khu vực. Khu vực I,