Vai trò của độ ngũ cán bộ khuyến nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 27)

Phần 1 Mở đầu

2.1. Cơ sở lý luận về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến

2.1.2. Vai trò của độ ngũ cán bộ khuyến nông

- Đội ngũ cán bộ khuyến nông chịu trách nhiệm cung cấp thông tin giúp nông dân hiểu được và ra quyết định về một vấn đề cụ thể (ví dụ áp dụng một cách làm ăn mới, gieo trồng một loại giống mới). Khi nông dân đã quyết định làm theo, cán bộ khuyến nông chuyển giao kiến thức, kỹ năng cần thiết để họ áp dụng thành cơng cách làm mới đó. Như vậy vai trị của cán bộ khuyến nơng là đem kiến thức đến cho dân và giúp họ sử dụng kiến thức đó một cách có hiệu quả.

- Cán bộ khuyến nông phải biết giúp người nông dân phát triển sản xuất trên những điều kiện, nguồn lực sẵn có của họ. Muốn vậy cán bộ khuyến nơng phải thường xuyên hỗ trợ và động viên nông dân phát huy những tiềm năng và sáng kiến của họ để chủ động giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

Những nhiệm vụ cơ bản của cán bộ khuyến nông:

- Cung cấp kiến thức KHKT và huấn luyện nông dân, biến những kiến thức, kỹ năng đó thành những kết quả cụ thể trong sản xuất và đời sống.

- Thúc đẩy các ý tưởng, sáng kiến mới trong sản xuất và tư vấn, hỗ trợ giúp nông dân thực hiện thành cơng các ý tưởng, sáng kiến đó.

từ nhiều nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân, giúp họ cùng nhau chia sẻ và học tập.

- Hỗ trợ nơng dân giải quyết các vấn đề khó khăn: Gặp gỡ, trao đổi với nông dân, giúp họ phát hiện, nhận biết và phân tích được các vấn đề khó khăn trong sản xuất và đời sống, từ đó tìm ra biện pháp giải quyết phù hợp.

- Hỗ trợ nông dân, cộng đồng thành lập các tổ chức của nông dân như câu lạc bộ khuyến nơng, nhóm sở thích, HTX, tổ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho nông dân.

- Xây dựng, giám sát, đánh giá hoạt động khuyến nơng: Phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể triển khai các hoạt động khuyến nông; theo dõi, giám sát tình hình thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả và hiệu quả các hoạt động khuyến nơng, từ đó khuyến cáo phát triển, nhân rộng ra sản xuất. Trong q trình thực hiện, cán bộ khuyến nơng cần khuyến khích người dân tham gia một cách chủ động, tự nguyện, các hoạt động khuyến nông cần được cộng đồng hưởng ứng, ủng hộ và làm theo, phát huy tinh thần dân chủ cơ sở.

Ngoài những nhiệm vụ nêu trên, cán bộ khuyến nông thường phải tham gia các nhiệm vụ khác như chỉ đạo sản xuất, phòng chống các dịch bệnh trên cây trồng, vật ni, theo dõi, thống kê tình hình sản xuất tại địa phương…Do đó cơng việc của một cán bộ khuyến nông là khá nặng nề, vất vả, địi hỏi phải có sự cố gắng cũng như “lịng u nghề” mới có thể hồn thành tốt nhiệm vụ được giao (Tống Khiêm, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)