Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 66)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để phục vụ việc đánh giá thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh tôi tiến hành chọn 3 huyện đại diện cho 3 tiểu vùng sinh thái của tỉnh, đó là:

- Huyện Quế Võ, đại diện cho tiểu vùng trung du - Huyện Gia Bình, đại diện cho tiểu vùng đồng bằng

- Huyện Tiên Du đại diện cho tiểu vùng đồng bằng nhưng không phát triển về nông nghiệp.

- Chọn cán bộ khuyến nông: Ở 3 huyện tiến hành điều tra tất cả các cán bộ khuyến nông hiện nay đang làm việc. Nội dung điều tra theo phiếu điều tra, bao gồm: Điều kiện làm việc, nội dung hoạt động, năng lực bản thân, nhu cầu cần tăng cường năng lực... Tổng số cán bộ khuyến nông điều tra là 45 cán bộ khuyến nông.

- Chọn hộ nông dân để điều tra, phỏng vấn: Mỗi huyện điểm chọn 20 hộ nông dân để điều tra. Các nông dân được UBND xã, HTXNN lựa chọn theo tiêu chí: có tham gia sản xuất nông nghiệp, quy mô sản xuất từ trung bình trở lên, có hộ đã từng tham gia các chương trình, dự án khuyến nông và cũng có hộ chưa tham gia. Nội dung điều tra bao gồm đánh giá các hoạt động khuyến nông trong thời gian qua ở địa phương và đánh giá năng lực cán bộ khuyến nông xã, nhu cầu về hoạt động khuyến nông trong thời gian tới. Tổng số hộ nông dân điều tra là 60 hộ.

- Chọn các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cấp tỉnh để phỏng vấn, điều tra: Ngoài ra còn tiến hành phỏng vấn lãnh đạo và các cán bộ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh. Nội dung phỏng vấn, điều tra là đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nông của các huyện điều tra, của tỉnh nói chung và những cơ chế chính sách cần thiết để nâng cao năng lực khuyến nông cơ sở trong thời gian tới. Tổng số phiếu điều tra, phỏng vấn là 5 phiếu.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

- Thông tin thứ cấp bao gồm: Tình hình hoạt động khuyến nông trên thế giới và ở Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh những năm qua; tình hình cơ bản của tỉnh về tự nhiên, kinh tế, xã hội; các chủ trương, chính sách của nhà nước và tỉnh Bắc Ninh về hoạt động khuyến nông; các bài viết, nghiên cứu của các chuyên gia trên

thế giới và trong nước về hoạt động khuyến nông, tăng cường năng lực cán bộ khuyến nông.

- Phương pháp thu thập: Sử dụng phương pháp sao chép để thu thập thông tin qua các nguồn: sách, báo, tạp chí, internet, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, kết quả nghiên cứu khoa học... Các dữ liệu, thông tin được thu thập từ các cơ quan: Bộ Nông nghiệp và PTNT, các viện, trường, Tổng cục thống kê, Cục thống kê Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND các huyện... Các thông tin này được kiểm định thực tế và khi sử dụng có trích dẫn đầy đủ.

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập từ việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn thảo sẵn.

Thông tin sơ cấp bao gồm: Những thông tin về thực trạng năng lực cán bộ khuyến nông; kết quả và hiệu quả các hoạt động cán bộ khuyến nông trong thời gian qua; ý kiến đánh giá của nông dân về: Năng lực của cán bộ khuyến nông, các nhu cầu về dịch vụ khuyến nông; ý kiến đánh giá của các nhà quản lý về năng lực của hệ thống khuyến nông và những cơ chế chính sách để nâng cao năng lực hệ thống khuyến nông.

- Các thông tin này được thu thập bằng các phương pháp sau: + Phỏng vấn trực tiếp cán bộ khuyến nông.

+ Lấy ý kiến của người dân.

+ Lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý có liên quan. - Đối tượng khảo sát và phương thức khảo sát:

+ Hộ nông dân: Điều tra qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp, quan sát, câu chuyện… Với đối tượng này tôi sẽ tiến hành điều tra 60 hộ nông dân (mỗi huyện 20 hộ) để tìm hiểu, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông.

+ Cán bộ khuyến nông: Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp. Đối tượng này chúng tôi tiến hành tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh là 5 cán bộ khuyến nông; 45 cán bộ khuyến nông ở 3 huyện Quế Võ, Gia Bình và Tiên Du (mỗi huyện điều tra 15 cán bộ khuyến nông).

- Nội dung khảo sát: Các hoạt động khuyến nông trên địa bàn, đánh giá của người dân về các hoạt động đó, chất lượng của cán bộ khuyến nông, yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của cán bộ khuyến nông.

3.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin

- Phân tích thông tin về cán bộ khuyến nông theo các tiêu thức: huyện, độ tuổi, giới tính, và từng hoạt động khuyến nông.

- Ở từng tiêu chí đánh giá sử dụng phương pháp cho điểm theo các mức độ khác nhau để đánh giá năng lực của mỗi cán bộ khuyến nông, từ đó tính được điểm bình quân biểu hiện năng lực của cán bộ khuyến nông. Cách cho điểm theo các mức độ ở từng tiêu chí được các chuyên gia thảo luận, thống nhất sử dụng, được trình bày ở phụ lục.

- Phân tích năng lực cán bộ khuyến nông theo các mức độ tốt, khá, trung bình, yếu.

- Thông tin, dữ liệu được tổng hợp, xử lý trên phần mềm Excel và các phần mềm khác có liên quan.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng để thống kê, đánh giá chất lượng của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh thông qua các hoạt động khuyến nông mà cán bộ khuyến nông triển khai và đánh giá của người dân trên địa bàn.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở số liệu điều tra, thu thập được, chúng tôi tiến hành tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của cán bộ khuyến nông để so sánh giữa các huyện trong tỉnh, để qua đó có đánh giá tổng quan về năng lực, trình độ và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống khuyến nông tỉnh Bắc Ninh.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng của cán bộ khuyến nông

- Trình độ văn hóa.

- Trình độ chuyên môn: Trồng trọ và BVTV, Chăn nuôi& thú ý, kinh tế… - Trình độ tin học, ngoại ngữ: Tỷ lệ cán bộ khuyến nông được đào tạo tin học văn phòng, ngoại ngữ.

- Kinh nghiệm công tác: Số năm công tác khuyến nông.

- Tỷ lệ cán bộ khuyến nông được đào tạo phương pháp, nghiệp vụ khuyến nông.

- Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch: Tỷ lệ cán bộ khuyến nông được đào tạo kỹ năng lập kế hoạch, tham gia xây dựng kế hoạch khuyến nông hàng năm...

- Kỹ năng thuyết trình: Tỷ lệ cán bộ khuyến nông được đào tạo kỹ năng thuyết trình, cán bộ khuyến nông tự đánh giá khả năng thuyết trình, mức độ thường xuyên thuyết trình trước đám đông, mức độ tự tin khi thuyết trình.

- Kỹ năng phân tích đánh giá: Tỷ lệ cán bộ khuyến nông đã được đào tạo kỹ năng phân tích, đánh giá, mức độ cần thiết của kỹ năng phân tích đánh giá...

- Kỹ năng viết báo cáo, tin bài: Tỷ lệ cán bộ khuyến nông được đào tạo kỹ năng viết báo cáo, tin bài, tham gia viết báo cáo, tin bài...

- Kỹ năng tiếp cận và làm việc với các bên liên đới: Tỷ lệ cán bộ khuyến nông phối hợp với các bên liên đới như: UBND xã, HTXNN, câu lạc bộ khuyến nông, Hội nông dân.

- Phẩm chất đạo đức: Lối sống, tác phong làm việc, lòng yêu nghề, mức độ bằng lòng với công việc, các nguyên nhân chưa bằng lòng...

3.2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông

- Số mô hình xây dựng, các kỹ năng xây dựng mô hình.

- Số lớp tập huấn kỹ thuật tổ chức cho nông dân, các kỹ năng tập huấn. - Số hoạt động thông tin tuyên truyền, nội dung thông tin.

- Các loại hình tư vấn, dịch vụ cho nông dân.

- Khả năng tham gia các hoạt động khuyến nông: Xây dựng mô hình, tập huấn, truyền thông, tư vấn dịch vụ...

3.2.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của cán bộ khuyến nông

- Điều kiện làm việc: Tỷ lệ cán bộ khuyến nông có chỗ làm việc ổn định, có phương tiện làm việc, được trang bị tài liệu...

- Tỷ lệ cán bộ khuyến nông phân theo độ tuổi, giới, kinh nghiệm công tác... - Chính sách đãi ngộ: Lương, phụ cấp, công tác phí.

- Cơ chế quản lý: Chế độ báo cáo, cấp quản lý...

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ: Tỷ lệ cán bộ khuyến nông được đào tạo phương pháp, nghiệp vụ khuyến nông, các TBKT mới...

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG

4.1.1. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh thời gian qua Bắc Ninh thời gian qua

4.1.1.1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến nông

Số lượng cán bộ khuyến nông của tỉnh tuy đông, được đào tạo với nhiều chuyên ngành khác nhau, tuy nhiên trình độ vẫn còn hạn chế, chưa được đào tạo đúng chuyên ngành khuyến nông. Vì vậy, Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh cũng đã tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông và KNVCS, để nâng cao, rèn luyện tay nghề, nâng cao các phương pháp chuyên môn, cập nhật các ứng dụng công nghệ KHKT tiến bộ về khuyến nông.

Trên cơ sở thực trạng trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cần được đào tạo, trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh đã mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ C cán bộ khuyến nông.

Bảng 4.1. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014-2016 Cán bộ Khuyến nông Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 BQ I. CBKN cấp tỉnh - Số lớp 3 4 5 133,33 125,00 129,10 - Số học viên 45 60 75 133,33 125,00 129,10 - Kinh phí 75 104 135 138,67 129,81 134,16 II. CBKN cấp cơ sở - Số lớp 23 25 26 108,70 104,00 106,32 - Số học viên 506 575 650 113,64 113,04 113,34 - Kinh phí 575 675 780 117,39 115,56 116,47 Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh (2017)

Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ khuyến nông cấp tỉnh số lớp đào tạo, số học viên và kinh phí đào tạo tăng qua các năm. Năm 2014 đào tạo 3 lớp đến năm 2016 tăng lên 5 lớp, tốc độ tăng bình quân là 29,1%. Kinh phí đào tạo cung tăng từ 75 triệu đồng lên 135 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 34,16%.

Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ khuyến nông cấp cơ sở số lớp đào tạo, số học viên và kinh phí đào tạo tăng qua các năm. Năm 2014 đào tạo 23 lớp đến năm 2016 tăng lên 26 lớp, tốc độ tăng bình quân là 6,32%. Kinh phí đào tạo cung tăng từ 755 triệu đồng lên 675 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân là 16,47%.

Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh bao gồm về đào tạo phương pháp, nghiệp vụ, kỹ năng khuyến nông (Nghiệp vụ khuyến nông, Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch, Kỹ năng thuyết trình thông tin, Kỹ năng phân tích thông tin, Kỹ năng lãnh đạo nhóm, Kỹ năng sáng tạo, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năng viết bài, tin, Kỹ năng kết hợp các bên liên quan). Về đào tạo đào tạo kỹ thuật chuyên ngành (Nông học; Chăn nuôi, thú y; Lâm nghiệp; Bảo quản chế biến nông sản; Tham quan học tập).

4.1.1.2. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông

Bổ sung, trang bị các tài liệu chuyên môn cho cán bộ khuyến nông là điều rất cần thiết và quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông. Như các văn bản quy định chế độ, chính sách có liên quan đến hoạt động khuyến nông, các giáo trình, tài liệu phục vụ công tác tập huấn cũng như các tài liệu kỹ thuật về các loại giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương, có tiềm năng phát triển mạnh, các cơ sở vật chất như: bàn ghế, máy tính làm việc kết nối Internet... Các tài liệu này giúp cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân sản xuất và như thế cũng tạo được niềm tin của cán bộ khuyến nông để họ có động lực phát triển trong công tác khuyến nông. Trung tâm khuyến nông tỉnh đã hỗ trợ theo chương trình khuyến nông hàng năm như sau:

Bảng 4.2. Tình hình đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của cán bộ khuyến nông Cán bộ Khuyến nông Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 BQ I. CBKN cấp tỉnh - Máy tính 7 8 10 114,29 125,00 119,52 - Bàn ghế 10 12 15 120,00 125,00 122,47 - Tài liệu 120 125 135 104,17 108,00 106,07 II. CBKN cấp cơ sở - Máy tính 28 32 38 114,29 118,75 116,50 - Bàn ghế 40 42 43 105,00 102,38 103,68 - Tài liệu 850 875 888 102,94 101,49 102,21 - Loa, đài 28 32 35 114,29 109,38 111,80 - Máy chiếu 12 16 18 133,33 112,50 122,47 Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh (2017)

Giai đoạn 2014 - 2016, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư thêm cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của cán bộ khuyến nông như: máy tính, bàn ghế, tài liệu, loa, đài, máy chiếu.

4.1.1.3. Cơ chế chính sách

Trong những năm qua Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ, Ngành liên quan, UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh đã ban hành các văn bản quy định các chính sách, chế độ có liên quan đến cán bộ khuyến nông và công tác khuyến nông, đến nay cơ bản đã hoàn thiện, thống nhất trong toàn tỉnh.

* Về tinh giản biên chế:

Theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 08/10/2015

của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Thực hiện việc tinh giản biên chế đã góp phần nâng cao chất lượng và trẻ hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giải quyết chính sách, đưa ra khỏi bộ máy những người không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất; bên cạnh đó tuyển chọn được những người có chuyên môn được đào tạo ở trình độ cao hơn phù hợp với yêu cầu và vị trí công việc, có sức khoẻ tốt hơn.

- Từng bước xây dựng cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức, viên chức theo chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ trong mỗi cơ quan, đơn vị; từ đó có chính sách phù hợp để thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, đánh giá, phân loại trong quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.

- Việc tổ chức triển khai thực hiện một cách đồng bộ, công khai, dân chủ cùng với những chính sách hỗ trợ hợp lý đã động viên và tạo điều kiện cho những người trong diện tinh giản biên chế an tâm tư tưởng, sau khi nghỉ việc có thêm một khoản kinh phí để bảo đảm ổn định cuộc sống.

* Về cơ chế phối hợp: Để triển khai các hoạt động khuyến nông, cán bộ khuyến nông phối hợp với các cơ quan, tổ chức sau:

- Phối kết hợp với các cơ quan của huyện và chính quyền địa phương để tiếp nhận và triển khai thực hiện các dự án khuyến nông.

- Phối kết hợp với các đoàn thể của xã để vận động cán bộ, đoàn viên, hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 66)