Thực trạng triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến

4.1.2. Thực trạng triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

được tốt hơn. Tuy nhiên hiện nay tỉnh Bắc Ninh chưa có thêm hỗ trợ gì cho cán bộ cán bộ khuyến nơng ngồi lương. Đối với cán bộ khuyến nơng trình độ đại học, mức lương hàng tháng cịn giúp trang trải thêm chi phí hàng tháng của gia đình nhưng cán bộ khuyến nơng chưa có trình độ đại học thì lương, phụ cấp không đủ trang trải cuộc sống, đội ngũ cán bộ khuyến nông này đa phần là người nhiều tuổi có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác. Vì vậy đã có những ảnh hưởng nhất định đến tâm lý, nhiệt tình với nghề nghiệp.

Hiên nay, tỉnh Bắc Ninh bố trí mỗi xã, thị trấn, thị xã, thành phố 01 cán bộ Khuyến nơng có trình độ Đại học kỹ thuật nông Nghiệp (Trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản), thuộc biên chế Trạm Khuyến nông huyện, thị xã, thành phố.

Cán bộ khuyến nông được phân công làm nhiệm vụ trên địa bàn xã, thị trấn; chịu sự quản lý, chỉ đạo toàn diện của Trạm Khuyến nông huyện, thị xã, thành phố; đồng thời, chịu sự điều hành trực tiếp của UBND xã, thị trấn, thị xã, thành phố về công tác khuyến nơng trên địa bàn.

* Những nơi chưa có cán bộ có trình độ Đại học kỹ thuật nơng nghiệp, thì tiếp tục cho phép hợp đồng cán bộ có trình độ trung cấp kỹ thuật nơng nghiệp hoặc nơng dân sản xuất giỏi. Khi có cán bộ có trình độ Đại học kỹ thuật nơng nghiệp thì thay thế.

Chế độ phụ cấp cho ngời hợp đồng có trình độ Trung cấp và nơng dân sản xuất giỏi tăng thêm 30% so với mức phụ cấp quy định trước đây (cán bộ trung cấp là 162.000đ x 130% = 210.000đ/tháng; nông dân sản xuất giỏi: 144.000đ x 130% = 187.000đ/tháng).

4.1.2. Thực trạng triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nơng bộ khuyến nơng

4.1.2.1. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ * Trình độ chun mơn

khuyến tỉnh Bắc Ninh đã có trình độ từ cao đẳng trở lên.

Bảng 4.3. Trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: người Trình độ chun mơn, nghiệp vụ 2014 2015 2016 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Trên đại học 11 4,78 12 4,80 15 5,43 Đại học 204 88,70 225 90,00 250 90,58 Cao Đẳng, trung cấp 10 4,35 9 3,60 8 2,90 Còn lại 5 2,45 4 1,60 3 1,09 Tổng 230 100 250 100 276 100

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh (2017)

- Cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh có trình độ chun mơn nghiệp vụ tương đối cao với khoảng 95% cán bộ khuyến nơng có trình độ đại học và trên đại học và chỉ có khoảng gần 5% cán bộ khuyến nơng có trình độ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Số cán bộ khuyến nơng có trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo rất ít và chủ yếu là các cán bộ khuyến nơng thơn, cơng tác viên. Trong đó một lượng cán bộ khuyến nơng trẻ tuổi đã đi học nâng cao trình độ thành thạc sỹ.

Để đạt được đội ngũ cán bộ khuyến nơng có trình độ như trên là do:

Ngày 11/05/2003 UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 36/QĐ-UB quy định chế độ, chính sách, tiêu chuẩn cán bộ khuyến nơng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Theo đó cán bộ khuyến nơng tỉnh Bắc Ninh có đặc điểm sau:

- Cán bộ khuyến nông là cán bộ khuyến nông trực tiếp làm việc ở các xã, phường, thị trấn. Mỗi xã có một cán bộ khuyến nông làm nhiệm vụ trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp và bảo vệ thực vật.

- Các yêu cầu đối với cán bộ khuyến nông: Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, trung cấp các trường nơng lâm nghiệp, có lý lịch rõ ràng, có đơn tự nguyện xin tham gia công tác khuyến nơng cơ sở, có đủ sức khoẻ để đảm nhận cơng việc được giao.

lương theo trình độ chuyên môn và được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được nâng lương thường xuyên như cán bộ cơng chức nhà nước. Kinh phí cho cán bộ khuyến nông do ngân sách tỉnh trả theo kế hoạch ngân sách hằng năm.

* Chuyên ngành đào tạo

Tuỳ theo đặc thù, điều kiện sản xuất của từng địa phương để các huyện tuyển dụng những người có chun mơn phù hợp làm công tác khuyến nông cơ sở. Chuyên ngành đào tạo của đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016 được thể hiện như sau:

Bảng 4.4. Chuyên ngành đào tạo của đội ngũ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị tính: người Chuyên ngành đào tạo

2014 2015 2016 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Trông trọt 105 45,65 117 46,80 130 47,10 Chăn nuôi - Thú y 83 36,09 92 36,80 102 36,96 Lâm nghiệp 17 7,39 18 7,20 19 6,88 Khác 25 10,87 23 9,20 25 9,06 Tổng 230 100 250 100 276 100

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh (2017)

Cán bộ khuyến nơng tỉnh Bắc Ninh đa phần có chun ngành trồng trọt và chăn ni thú y. Năm 2016, chun ngành trồng trọt có 130 cán bộ đã qua đào tạo chiếm 47,1%, chuyên ngành chăn nuôi thú y chiếm 36,96%, chuyên ngành lâm nghiệp chiếm 6,88% và chuyên ngành khác chiếm 9,06%.

* Trình độ tin học và ngoại ngữ

Trình độ tin học và ngoại ngữ của cán bộ khuyến nơng tỉnh Bắc Ninh cịn yếu. Đa phần cán bộ khuyến nông khi được hỏi đều cho biết họ có chứng chỉ tin học văn phòng và chứng chỉ ngoại ngữ nhưng khả năng sử dụng không cao. Trong 276 cán bộ khuyến nơng tỉnh Bắc Ninh chỉ có 173 cán bộ khuyến nông đã qua đào tạo tin học và ngoại ngữ chiếm 62,68%, có 103 cán bộ khuyến nơng chưa qua đào tạo chiếm 37,32%. Khả năng sử dụng tin học không cao là một yếu tố làm hạn chế khả năng cập nhật thông tin qua mạng internet của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh.

Bảng 4.5. Trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

ĐVT: Người

Cán bộ Khuyến nông Đã qua đào tạo Chưa qua đào tạo

SL Cơ cấu SL Cơ cấu

Cán bộ KN tỉnh 31 17,92 0 0 Cán bộ KN huyện 45 26,01 03 2,91 KN viên xã 75 43,35 07 6,8 Cộng tác viên KN thôn 22 12,72 93 90,29

Cả tỉnh 173 62,68 103 37,32

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh (2017)

Trong tổng số cán bộ khuyến nông chưa qua đào tạo thì có tới 90,29% là Cộng tác viên khuyến nông thôn; 6,8% là cán bộ khuyến nông xã; 2,9% cán bộ khuyến nơng huyện và khơng có cán bộ khuyến nông tỉnh nào chưa qua đào tạo.

Cán bộ khuyến nông đã được đào tạo về tin học văn phịng (Word, Excel) trong q trình học ở các trường đại học, cao đẳng. Do điều kiện làm việc cịn gặp nhiều khó khăn nên chỉ có 30% cán bộ khuyến nơng được hỏi thường xuyên sử dụng máy tính để viết báo cáo, cịn lại 70% cán bộ khuyến nơng ít khi sử dụng máy tính trong cơng việc. Các thơng tin, dữ liệu về hoạt động khuyến nông hầu như chưa được tổng hợp, hệ thống và lưu giữ trong máy tính.

Cán bộ khuyến nơng đều đã được học ngoại ngữ cơ bản trong quá trình học phổ thơng và tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Tuy nhiên trong cơng việc hiện nay họ hầu như khơng có cơ hội để sử dụng, trau dồi.

4.1.2.2. Bồi dưỡng nâng cao kỹ năng khuyến nông cho cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh

Cán bộ khuyến nông là người hội tụ nhiều kỹ năng, nhiều TBKT, vì vậy mới có khả năng giúp người nơng dân trong việc truyền tải kiến thức. Kỹ năng khuyến nông của cán bộ khuyến nông bao gồm rất nhiều kỹ năng, trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, làm rõ một số kỹ năng như sau: Kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch; truyền đạt thông tin; kỹ năng viết báo cáo, tin bài và kỹ năng tiếp cận, làm việc với lãnh đạo địa phương.

* Kỹ năng lập kế hoạch

Bảng 4.6. Hoạt động tổ chức và lập kế hoạch của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh

Hoạt động tổ chức và lập kế hoạch Ý kiến (người) Tỷ lệ (%)

Tổng số mẫu lấy ý kiến 50 -

- Tự xây dựng kế hoạch cho mình 32 64,00 - Xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH của ĐP 20 40,00 - Xây dựng các hoạt động khuyến nông của ĐP 28 56,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

(*) Mỗi cán bộ khuyến nơng có thể chọn nhiều phương án trả lời

Muốn hoạt động có kết quả tốt nhất thì cần phải có kế hoạch của mình, vì vậy cán bộ khuyến nông đều lập trước kế hoạch cho mình có 32/50 cán bộ khuyến nông đều xây dựng kế hoạch cho mình chiếm 64% trong số cán bộ khuyến nơng được hỏi. Có 40% cán bộ khuyến nơng đều xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH. Đối với hoạt động xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của xã đều do cán bộ chuyên môn các ngành lập kế hoạch, Đảng uỷ, Văn phòng UBND xã sẽ tổng hợp vì vậy có thể nói cán bộ khuyến nơng không tham gia nhiều vào hoạt động này. Hoạt động khuyến nông của xã do cán bộ khuyến nông phụ trách, do vậy cán bộ khuyến nông cơ sở đều phải tự xây dựng kế hoạch cho hoạt động của mình. Kế hoạch này sẽ được UBND xã thơng qua.

Bảng 4.7. Đánh giá của cán bộ khuyến nông của kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch

Đánh giá Ý kiến (người) Tỷ lệ (%)

- Rất tốt 17 34,00

- Tốt 22 44,00

- Trung bình 10 20,00

- Kém 1 2,00

Tổng 50 100

Cán bộ khuyến nông khi được điều tra đã tự đánh giá kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch của mình. Có 17/50 cán bộ được điều tra tự đánh giá rất tốt về kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch chiếm 34%, số cán bộ tự đánh giá tốt về kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch chiếm 44% tương đương 22/50 cán bộ, số cán bộ tự đánh giá trung bình về kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch chiếm 20% tương đương với 10/50 cán bộ và có 01 cán bộ tương đương 2% cán bộ khuyến nơng cho rằng có kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch kém.

* Kỹ năng tuyên truyền

Hoạt động truyền đạt thông tin là một hoạt động mang tính chất cơ bản của cán bộ khuyến nơng vì vậy muốn truyền đạt thơng tin có kết quả cao, nơng dân dễ hiểu, dễ áp dụng thì ngồi phương pháp cịn cần có những chuẩn bị nhất định về nội dung cần truyền đạt. Tuy nhiên vẫn còn một lượng cán bộ khuyến nơng chưa chuẩn bị kỹ nghĩ gì nói đấy hoặc chỉ là sắp xếp các ý tưởng trong đầu, trong những trường hợp khác thường sẽ làm cán bộ khuyến nông không giải quyết được tình huống, làm cho người dân khơng tin tưởng.

Hoạt động truyền đạt thơng tin, nói trước đám đơng cần có sự rèn luyện nhất định mới có thể ứng phó những bất ngờ trong những trường hợp phổ biến kiến thức cho người dân. Vì vậy những cán bộ khuyến nơng cịn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế sẽ có những trở ngại nhất định.

Bảng 4.8. Kỹ năng truyền đạt thơng tin, nói trước đám đơng của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh

Hoạt động truyền đạt thông tin Ý kiến (người) Tỷ lệ (%)

Viết ra giấy 26 52,00

Nghĩ, sắp xếp ý tưởng trong đầu 17 34,00 Nghĩ gì nói đấy, khơng chuẩn bị 7 14,00

Tổng 50 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Có rất ít cán bộ khuyến nông chuẩn bị tốt nội dung của mình. Chỉ có 52% cán bộ khuyến nơng chuẩn bị nội dung bằng hình thức viết ra giấy, có 34% cán bộ khuyến nông nghĩ và sắp xếp ý tưởng trong đầu trong khi đó vẫn cịn 14% cán bộ khuyến nông khơng chuẩn bị, nghĩ gì nói đấy khi truyền đạt thơng tin, nói trước bà con nơng dân.

Tuỳ theo năng lực về kiến thức, trình độ, kinh nghiệm cũng như năng khiếu của mỗi người mà ảnh hưởng đến mức độ dễ, khó khi nói trước đám đơng.

Bảng 4.9. Đánh giá của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh về kỹ năng truyền đạt thông tin, nói trước đám đơng

Đánh giá Ý kiến (người) Tỷ lệ (%)

- Dễ 15 30,00

- Bình thường 28 56,00

- Khó 7 14,00

Tổng 50 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Trong tổng số 50 cán bộ khuyến nơng được điều tra chỉ có 30% số cán bộ được hỏi cho rằng hoạt động truyền đạt thơng tin, nói trước đám đơng là hoạt động dễ, có 56% cán bộ khuyến nơng cho rằng hoạt động truyền đạt thông tin, nói trước đám đơng là hoạt động bình thường và còn 14% cán bộ cho rằng hoạt động truyền đạt thơng tin, nói trước đám đơng là hoạt động khó.

Bảng 4.10. Đánh giá của cán bộ khuyến nơng về kỹ năng truyền đạt thông tin thông tin

Đánh giá Ý kiến (người) Tỷ lệ (%)

- Rất tốt 16 32,00

- Tốt 19 38,00

- Trung bình 10 20,00

- Kém 5 10,00

Tổng 50 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Khi đánh giá kỹ năng truyền đạt thông tin của cán bộ khuyến nông được điều tra cho thấy lượng cán bộ khuyến nơng có kỹ năng yếu kém là 5/50 cán bộ chiếm 10%. Số lượng cán bộ khi tự đánh giá kỹ năng truyền đạt thơng tin của mình đạt mức trung bình gồm 10/50 cán bộ tương đương 20%, cịn lại 35/50 cán bộ khuyến nông chiếm 70 % cán bộ đánh giá ở mức tốt và rất tốt.

* Kỹ năng viết báo cáo, tin bài

Để nâng cao năng lực cán bộ khuyến nông trong công tác thông tin tuyên truyền, trong những năm qua Trung tâm Khuyến nơng tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức các khố tập huấn kỹ năng viết báo cáo, tin bài cho đội ngũ cán bộ khuyến nơng. Qua khố tập huấn, cán bộ khuyến nông được trang bị những kiến thức cơ bản về cách thức thu thập thơng tin cũng như hình thức trình bày của một số loại báo cáo, tin bài mà cán bộ khuyến nông thường phải thực hiện trong q trình cơng tác.

Hàng tháng, cán bộ khuyến nông phải viết báo cáo tình hình hoạt động trong tháng gửi UBND xã và Trạm Khuyến nông, Trung tâm Khuyến nông. Chế độ báo cáo khác nhau tuỳ theo quy định của các huyện, thường là hằng tuần và hằng tháng phải báo cáo. Nội dung báo cáo về tình hình sản xuất và hoạt động khuyến nông ở địa phương. Đối với mỗi dự án khuyến nông triển khai tại địa phương, cán bộ khuyến nông phải báo cáo tiến độ thực hiện định kỳ và báo cáo tổng kết khi kết thúc dự án. Như vậy số lượng báo cáo mà cán bộ khuyến nông phải thực hiện là tương đối nhiều.

Ngồi ra cán bộ khuyến nơng phải tham gia viết tin bài chỉ đạo sản xuất để phát thanh trên đài truyền thanh của xã, thôn. Các tin bài thường tập trung vào các nội dung: hướng dẫn nơng dân gieo cấy, chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh, thu hoạch, chăm sóc và phịng bệnh cho đàn vật nuôi, phổ biến thông tin thị trường, giá cả… Vào mùa vụ cán bộ khuyến nơng có thể phải cung cấp tin bài hằng tuần và trong những lúc nơng nhàn thì có thể viết tin bài một tháng một lần.

Bảng 4.11. Tần suất viết báo cáo của cán bộ Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh

Tần suất viết báo cáo Ý kiến (người) Tỷ lệ (%)

- Rất thường xuyên 15 30,00

- Thường xuyên 26 52,00

- Ít khi 6 12,00

- Không 3 6,00

Tổng 50 100

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Lượng cán bộ khuyến nông không thường xuyên viết báo cáo và không viết báo cáo chỉ chiếm 15/50 cán bộ, số lượng cán bộ thường xuyên và rất thường xuyên viết báo cáo chiếm đa phần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)