Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 68)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

- Thông tin thứ cấp bao gồm: Tình hình hoạt động khuyến nơng trên thế giới và ở Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh những năm qua; tình hình cơ bản của tỉnh về tự nhiên, kinh tế, xã hội; các chủ trương, chính sách của nhà nước và tỉnh Bắc Ninh về hoạt động khuyến nông; các bài viết, nghiên cứu của các chuyên gia trên

thế giới và trong nước về hoạt động khuyến nông, tăng cường năng lực cán bộ khuyến nông.

- Phương pháp thu thập: Sử dụng phương pháp sao chép để thu thập thông tin qua các nguồn: sách, báo, tạp chí, internet, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, kết quả nghiên cứu khoa học... Các dữ liệu, thông tin được thu thập từ các cơ quan: Bộ Nông nghiệp và PTNT, các viện, trường, Tổng cục thống kê, Cục thống kê Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND các huyện... Các thông tin này được kiểm định thực tế và khi sử dụng có trích dẫn đầy đủ.

3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được thu thập từ việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn thảo sẵn.

Thông tin sơ cấp bao gồm: Những thông tin về thực trạng năng lực cán bộ khuyến nông; kết quả và hiệu quả các hoạt động cán bộ khuyến nông trong thời gian qua; ý kiến đánh giá của nông dân về: Năng lực của cán bộ khuyến nông, các nhu cầu về dịch vụ khuyến nông; ý kiến đánh giá của các nhà quản lý về năng lực của hệ thống khuyến nông và những cơ chế chính sách để nâng cao năng lực hệ thống khuyến nông.

- Các thông tin này được thu thập bằng các phương pháp sau: + Phỏng vấn trực tiếp cán bộ khuyến nông.

+ Lấy ý kiến của người dân.

+ Lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà quản lý có liên quan. - Đối tượng khảo sát và phương thức khảo sát:

+ Hộ nông dân: Điều tra qua bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp, quan sát, câu chuyện… Với đối tượng này tôi sẽ tiến hành điều tra 60 hộ nông dân (mỗi huyện 20 hộ) để tìm hiểu, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông.

+ Cán bộ khuyến nông: Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp. Đối tượng này chúng tôi tiến hành tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh là 5 cán bộ khuyến nông; 45 cán bộ khuyến nơng ở 3 huyện Quế Võ, Gia Bình và Tiên Du (mỗi huyện điều tra 15 cán bộ khuyến nông).

- Nội dung khảo sát: Các hoạt động khuyến nông trên địa bàn, đánh giá của người dân về các hoạt động đó, chất lượng của cán bộ khuyến nơng, yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của cán bộ khuyến nông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)