Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 41)

2.2.1. Kinh nghiện về nâng cao chất lượng đội ngũ khuyến nông của một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Trung Quốc

Khuyến nông Trung Quốc đã có từ rất lâu. Tuy nhiên đến năm 1982 Trung Quốc mới chính thức có hệ thống tổ chức khuyến nông, bao gồm:

• Cấp quốc gia: Trung tâm KHKT và dịch vụ, khuyến nông Quốc gia • Cấp tỉnh: Trung tâm KHKT và khuyến nông tỉnh

• Cấp huyện: Trung tâm KHKT và khuyến nông quận, huyện

• Cấp xã: Trạm KHKT và khuyến nông xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ khuyến nông, kết nối trực tiếp để đáp ứng yêu cầu của nông dân.

Nhìn chung, mạng lưới KHKT và khuyến nông của Trung Quốc tương đối hoàn thiện. Về cơ chế quản lý, Trung tâm dịch vụ khuyến nông cấp trên chỉ hỗ trợ trung tâm dịch vụ cấp dưới về kỹ thuật và không có bất kỳ một mối liên kết nào về mặt hành chính. Các nhân viên khuyến nông làm việc tại trung tâm dịch vụ đều là những người được chính quyền địa phương tuyển dụng. Tất cả những trung tâm dịch vụ đều giữ mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức liên quan đến nông nghiệp như: các tổ chức của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các dịch vụ hỗ trợ khác.

Theo điều tra của Bộ Nông nghiệp, tính đến cuối năm 2007, Trung Quốc có 126.000 cơ quan KHKT và khuyến nông cấp xã, phường, thị trấn;

24.000 cơ quan cấp quận, huyện. Tổng số có 86.550 người đang làm việc trong cơ quan KHKT và khuyến nông, trong đó cấp huyện là 30.900 người và cấp xã, phường là 55.650 người.

Giống như các nước khác, khuyến nông Trung Quốc sử dụng các phương pháp cá nhân, phương pháp nhóm và phương pháp truyền thông đại chúng là chủ yếu.

1) Phương pháp cá nhân: Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở cấp Trạm khuyến khuyến nông xã, phường, đến thẳng trạng trại (cán bộ khuyến nông đến thăm cánh đồng hoặc nơi sản xuất của nông dân mà họ hướng dẫn về kỹ thuật), gọi điện thoại (nông dân gọi điện thoại đến Trạm khuyến nông để giúp đỡ về kỹ thuật). Đây là phương pháp hiệu qủa nhất. Ưu thế của phương pháp này là các khuyến nông viên có thể giải quyết vấn đề của nông dân, giúp nông dân đối diện với khó khăn, chiếm được lòng tin của nông dân, nhưng chi phí cao.

2) Phương pháp nhóm: Phương pháp này được sử dụng để cung cấp dịch vụ cho nhiều nông dân có liên quan đến nhau. Ví dụ xây dựng nhóm nông dân bao gồm các loại hình: hộ sản xuất, hộ dịch vụ kỹ thuật, hộ dịch vụ đóng gói sản phẩm, hộ dịch vụ thương mại để hình thành một liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

3) Phương pháp truyền thông đại chúng: In tài liệu là công cụ chung nhất được sử dụng trong công tác khuyến nông ở Trung Quốc. Băng video và phim về sản xuất nông nghiệp được phân phối tới trạm khuyến nông xã, phường để hướng dẫn cho nông dân. Trung tâm dịch vụ khuyến nông các cấp đều có quan hệ chặt chẽ với đài phát thanh để đưa tin về chương trình khuyến nông. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều trạm phát thanh được thành lập, có nhiều máy tính kết nối với mạng trạm để đăng tải các tiến bộ kỹ thuật mới, nghiên cứu mới, thị trường và nhiều thông tin khác.

Do nguồn kinh phí ngân sách eo hẹp, Trung Quốc đã cho phép các Trung tâm dịch vụ khuyến nông cung cấp các dịch vụ tư vấn với mục tiêu “Đưa dịch vụ tư vấn nông nghiệp trở thành hàng hóa”. Việc đa dạng hóa các hoạt khuyến nông đã góp phần đáp ứng không chỉ nhu cầu của người sản xuất (đặc biệt những người sản xuất nhỏ) mà còn làm hài lòng cả các doanh nghiệp do họ có được nguồn hàng ổn định, chất lượng hơn. Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ tư vấn cho phép các cơ quan khuyến nông cải thiện điều kiện làm việc, mua sắm trang thiết bị, tuy nhiên số này không nhiều. Ở Trung Quốc vẫn còn nhiều cơ quan

khuyến nông điều kiện làm việc khó khăn, cơ sở vật chất lạc hậu. Đồng thời do chính sách, chế độ đãi ngộ còn chưa phù hợp nên một số cán bộ khuyến nông đã chuyển sang làm các công việc khác có mức thu nhập cao hơn (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2012).

2.2.1.2. Pháp

Thê kỷ XV - XIV đánh dấu một mốc đầu tiên trong lịch sử phát triển khoa học Pháp, vì một số công trình đã được bắt đầu ở thời kỳ này như tác phẩm “ngôi nhà nông thôn” của Enstinne và Liebault nghiên cứu về kinh tế nông thôn thế giới thứ nhất (1914 - 1918) trung tâm nghiên cứu kỹ thuật đầu tiên được tổ chức do sáng kiến của nông dân vùng Pari, hoạt động với nguyên tắc:

+ Người nông dân có trách nhiệm và chủ động trong công việc. + Sáng kiên từ cơ sở.

+ Hoạt động nhóm là rất quan trọng.

Đây là một phương pháp hết sức độc đáo thời bấy giờ, người nông dân được quyền tham gia tích cực vào công việc của nông trại, họ chủ động tìm ra những giải pháp thích hợp với sự hỗ trợ của các kỹ sư nông nghiệp (Đào Thế Anh, 2012).

2.2.1.3. Thái Lan

Ở Thái Lan, Cục Khuyến nông là một bộ phận quan trọng thuộc Bộ Nông nghiệp Thái Lan, được thành lập vào ngày 21/10/1967. Hệ thống khuyến nông Thái Lan gồm:

- Trung ương: Cục khuyến nông có 12 phòng ban, 6 văn phòng khuyến nông và phát triển nông nghiệp vùng.

- Cấp tỉnh: có 76 văn phòng khuyến nông tỉnh. - Cấp huyện: có 879 văn phòng khuyến nông huyện.

- Cấp cơ sở (xã, liên xã): có 7.105 Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp.

Trong giai đoạn đầu do thiếu kinh phí và hệ thống chưa hoàn chỉnh nên các hoạt động khuyến nông của Thái Lan chủ yếu triển khai thông qua các nhóm nông dân hoặc thanh niên, với các hoạt động chính là chuyển giao kiến thức dựa vào trình diễn, thi đua sản xuất, triển lãm và hội chợ nông nghiệp ở các tỉnh. Tỷ lệ giữa cán bộ khuyến nông và nông dân là 1: 4.000.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống khuyến nông Thái Lan cũng từng bước phát triển theo hướng tập trung phát triển nguồn lực cho khuyến nông viên và nông dân. Hệ thống khuyến nông này bao gồm 2 phần chính là hoạt động tại thực địa (nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông huyện và liên xã) và hỗ trợ hoạt động (nhiệm vụ của các cán bộ khuyến nông cấp trung ương và cấp tỉnh).

Cho đến nay cả nước Thái Lan đã có 7.105 Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp được thành lập ở cấp liên xã, là cơ sở để tổ chức các hoạt động thực địa khuyến nông, và khâu nối hoạt động của các tổ chức liên quan ở tất cả các cấp về hoạt động khuyến nông. Mục đích của Trung tâm là chuyển giao kiến thức và cung cấp dịch vụ nông nghiệp cho người dân địa phương với sự tham gia của người dân. Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp hoạt động trên cơ sở lấy cộng đồng làm trung tâm bằng cách tạo cho người nông dân có cơ hội tự mình phân tích và giải quyết các vấn đề tồn tại. Trung tâm đã thiết lập hoạt động gần gũi với các tổ chức hành chính liên xã nhằm tạo ý thức sở hữu của cộng đồng địa phương.

Văn phòng Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp được đặt ở các xã, được đầu tư các trang thiết bị hiện đại. Văn phòng có: phòng làm việc, phòng họp, phòng thông tin tư liệu, tài liệu kỹ thuật và các ấn phẩm để phục vụ người dân. Ban điều hành Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp bao gồm: đại diện của cộng đồng được chỉ định, đại diện chính quyền địa phương và cán bộ khuyến nông. Cán bộ khuyến nông hoạt động với vai trò như là thư ký, khâu nối các bên có liên quan để triển khai các hoạt động khuyến nông. Nhiệm vụ chính của cán bộ khuyến nông cơ sở là:

- Phân tích vấn đề và nhu cầu của cộng đồng thông qua sự tham gia của nông dân trong quá trình phân tích thông tin và quyết định về kế hoạch trang trại của họ.

- Lập kế hoạch cộng đồng đáp ứng được nhu cầu của nông dân.

- Đề xuất các dự án dựa trên kế hoạch của cộng đồng để trình cấp huyện và cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ tài chính.

- Lập kế hoạch hành động, kế hoạch đào tạo, tổ chức đào tạo và tham quan, nhân rộng kết quả thành công của nông dân ra các vùng khác.

- Quảng bá thông tin về các hoạt động của Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp thông qua triển lãm, xuất bản, truyền thanh tại thôn, tạo điều kiện để nông dân tham gia vào các hoạt động.

Như vậy hệ thống tổ chức khuyến nông cơ sở của Thái Lan tương đối lớn mạnh và hoạt động hiệu quả thông qua hình thức các Trung tâm chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp.Các Trung tâm được đầu tư nhiều kinh phí, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại và gắn kết chặt chẽ với cộng đồng và nông dân nông thôn (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2012).

2.2.1.4. Nhật Bản

Công tác khuyến nông được hình thành và đi vào hoạt động từ những năm 1900 tại Nhật Bản và được xem là sớm nhất trên thế giới, cơ cấu hành chính và các chính sách đã được điều chỉnh, hoàn thiện qua các thời kỳ khác nhau. Lúc đầu khuyến nông được thực hiện bởi các trường học và các trang trại của chính phủ thông qua việc tiến hành thử nghiệm và đưa các công nghệ mới vào sản xuất. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp, hoạt động khuyến nông ở Nhật đã được chính thức hóa bằng pháp luật và đội ngũ cán bộ khuyến nông được xây dựng và củng cố. Các giai đoạn tiếp theo, do sự cải cách hệ thống xã hội, nông dân đã buộc phải áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật và kiến nghị của cán bộ khuyến nông - được gọi là "Mở rộng bắt buộc". Đến năm 1948, dịch vụ khuyến nông chính thức được khôi phục tại Nhật Bản với tên gọi là “Dịch vụ Khuyến nông Hợp tác xã” và phát triển đến nay (Đào Thế Anh, 2012).

Vai trò, hệ thống tổ chức và chính sách khuyến nông tại Nhật Bản:

- Vai trò: Dịch vụ khuyến nông tại Nhật Bản có ba vai trò chính một là để cải thiện kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, hai là cải thiện các tiêu chuẩn sống của cộng đồng dân cư ở các vùng nông thôn và ba là giáo dục thế hệ trẻ ở nông thôn.

- Hệ thống tổ chức: Bộ Lâm nghiệp, Nông nghiệp và Thủy sản là cơ quan giúp Chính phủ Nhật bản thực hiện dịch vụ khuyến nông trên phạm vi toàn quốc. Đội ngũ cán bộ khuyến nông của Nhật Bản hiện nay có khoảng 10.000 người, Đội ngũ cán bộ này làm việc như các chuyến gia cố vấn và được phân bổ chủ yếu ở 47 cơ quan khuyến nông cấp tỉnh và 630 cơ quan khuyến nông cấp huyện. Mỗi tỉnh có một trung tâm đào tạo nông dân.

- Về chính sách hỗ trợ hoạt động khuyến nông, Chính phủ Nhật bản đã tập trung vào các nội dung:

+ Tạo hành lang pháp lý về khuyến nông, phát triển nông thôn, với phương châm “thể chế mạnh và minh bạch” .

+ Hàng năm, Chính phủ hỗ trợ 40% kinh phí cho các hoạt động dịch vụ khuyến nông của các tổ chức khuyến nông địa phương. Phần còn lại là sự đóng

góp của người dân hoặc doanh nghiệp và thậm chí là sự huy động của tổ chức khuyến nông.

Một trong những hình thức khuyến nông được áp dụng phổ biến ở Nhật bản hiện nay là hệ thống khuyến nông điện tử, với hệ thống thông tin điện tử này đã giúp cho tất cả các nông dân có điều kiện tiếp cận các chính sách và kỹ thuật mới. Hệ thống thông tin điện tử trong hoạt động khuyến nông của Nhật Bản: Khoảng 20 năm trước đây, hệ thống thông tin điện tử trong khuyến nông được hình thành xuất phát từ nhu cầu cung cấp thông tin trong các dịch vụ khuyến nông và sự bùng nổ của xã hội internet. Cơ quan thực hiện và triển khai hệ thống thông tin điện tử trong dịch vụ khuyến nông ở trung ương làTrung tâm Thông tin khuyến nông Trung ương, hoạt động của Trung tâm thông tin khuyến nông nhận được sự hỗ trợ tài chính từ chính phủ quốc gia và sự phối hợp cung cấp thông tin từ các cơ quan nghiên cứu và cơ quan khuyến nông địa phương. Hiện nay, vai trò chính của Trung tâm Thông tin là để quản lý hệ thống mạng máy tính, và hệ thống đó được gọi là “Mạng thông tin mở rộng, EI-net”. Các EI-net bao gồm nhiều cơ sở dữ liệu về kỹ thuật, chính sách, bản tin, hệ thống e-mail để tư vấn kỹ thuật… (Đào Thế Anh, 2012).

Nguồn số liệu được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau:

- Các cơ quan quản lý nhà nước của Chính phủ, cấp quốc gia cung cấp các thông tin về thống kê, kết quả nghiên cứu, chính sách mới…

- Các công ty cung cấp về tin tức, thị trường và thời tiết…thông tin về nguyên liệu nông nghiệp như phân bón, hóa chất, máy móc...

- Các thông tin mở rộng, được cung cấp bởi các các cố vấn hoặc cán bộ khuyến nông, tình nguyên viên.

- Các thông tin sử dụng cho hệ thống còn được cung cấp bởi những người nông dân, hoặc các diễn đàn, hệ thống e-mail...

Đối tượng sử dụng hệ thống thông tin điện tử EI-net không chỉ là nông dân, chủ trang trại, cán bộ khuyến nông, các nhà cố vấn chuyên môn, mà còn có các nhà hoạch định chính sách, người làm công tác nghiên cứu, các nhà kinh doanh... và hệ thống thông tin điện tử khuyến nông được xem là một mạng lưới giúp cho việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan khuyến nông, cán bộ khuyến nông và nông dân một cách nhanh nhất (Đào Thế Anh, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)