Khái quát về hệ thống khuyến nông tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 60)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Khái quát về hệ thống khuyến nông tỉnh Bắc Ninh

3.1.3.1. Hệ thống tổ chức

Ngày 2/3/1993 Chính phủ ban hành Nghị định số 13/CP quy định về công tác khuyến nông, tổ chức khuyến nơng Nhà nước chính thức được ra đời. Ở tỉnh Bắc Ninh, ngày 22/7/1993 UBND tỉnh Hà Bắc (cũ) đã có quyết định số 691/QĐ-UB về việc thành lập Trung tâm Khuyến nông trực thuộc Sở Nông nghiệp và ngày 17/9/1993 có quyết định số 256/QĐ-UB về việc thành lập Trung tâm Khuyến lâm trực thuộc Sở Lâm nghiệp. Sau khi tái lập tỉnh, đến ngày 20/1/1997 UBND tỉnh Bắc Ninh đã có quyết định thành lập Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Ngày 21/8/2008, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định số 87/QĐ-UB về việc đổi tên thành Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Ninh (gọi chung là Trung tâm Khuyến nông tỉnh).

Sau hơn 24 năm thành lập, hệ thống tổ chức khuyến nông của tỉnh Bắc Ninh từ tỉnh xuống xã cơ bản đã được hoàn thiện:

Sơ đồ 3.1. Hệ thống tổ chức cán bộ khuyến nông ở tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh (2017)

Ngày 07/11/2016, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định số 632/QĐ-UBND về việc đổi tên và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm Khuyến nông trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Ninh.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh

Cán bộ Khuyến nông của 8 huyện, thị xã, thành phố

Cán bộ Khuyên nông cấp xã

Sơ đồ hệ thống tổ chức của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh:

Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh (2017)

- Trung tâm Khuyến nơng tỉnh: Trực thuộc Sở Nơng nghiệp và PTNT, có 23 cán bộ viên chức, trong đó 100% có trình độ đại học và trên đại học. Bộ máy của Trung tâm gồm Giám đốc, 02 phó giám đốc và 4 phịng chức năng.

- Trạm Khuyến nơng huyện, thị xã, thành phố: Trực thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố (theo quyết định số 24/QĐ-UB ngày 11/3/2003 của UBND tỉnh). Mỗi Trạm có từ 5-8 cán bộ, trong đó chủ yếu là kỹ sư trồng trọt, chăn nuôi và lâm sinh. Tổng số cán bộ khuyến nông cấp huyện năm 2016 là 48 người, bình quân mỗi Trạm huyện có khoảng 6 cán bộ.

- Khuyến nông viên xã: Thực hiện quyết định số 52/QĐ-UB ngày 11/6/2003 của UBND tỉnh, đến nay toàn tỉnh đã tuyển dụng được 85 cán bộ khuyến nơng cơ sở. Tính đến năm 2016 tất cả các xã nơng nghiệp đều đã có cán bộ khuyến nơng phụ trách.

- Cộng tác viên khuyến nông ở thôn: Cơ bản mỗi thơn có một người phụ trách cơng tác khuyến nông theo mùa vụ và kiêm nhiệm nhiều công tác khác ở địa phương. Khuyến nông viên thôn do UBND xã quản lý, không thuộc hệ thống khuyến nông tỉnh Bắc Ninh.

Số lượng cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh tăng dần qua các năm, năm 2014 là 230 cán bộ, năm 2015 tăng lên 250 cán bộ và năm 2016 là 276 cán bộ. Tốc độ tăng bình qn là 9,54%. Ban Giám đốc Phịng Hành chính- tổng hợp Phịng thơng tin và Đào tạo

Phịng Kỹ thuật trồng trọt Phịng Kỹ thuật Chăn ni – Thuỷ sản

Bảng 3.5. Số lượng cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh

Cán bộ khuyến nông Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 BQ Cán bộ KN tỉnh 28 30 31 107,14 103,33 105,22 Cán bộ KN huyện 44 46 48 104,55 104,35 104,45 KN viên xã 68 74 82 108,82 110,81 109,81 Cộng tác viên KN thôn 90 100 115 111,11 115,00 113,04 Tổng 230 250 276 108,70 110,40 109,54

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh (2017)

3.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh

- Tham mưu, đề xuất Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh ban hành chính sách, phê duyệt chương trình, dự án khuyến nơng nhằm hỗ trợ nông dân trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi.

- Triển khai thực hiện các văn bản chuyên môn nghiệp vụ, định mức kinh tế kỹ thuật và chuyên ngành để hướng dẫn hệ thống khuyến nông thực hiện đúng các quy định của Bộ, Ngành.

- Thông tin tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách phát triển nơng nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị trường giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, phát triển nông nghiệp và nông thôn, tổ chức và tham gia hộ nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ triển lãm liên quan đến hoạt động khuyến nông.

Hệ thống khuyến nông các cấp được phân cấp quản lý tương đối rõ ràng, cụ thể: chỉ đạo chuyên môn thực hiện theo ngành dọc, quản lý thực hiện theo cấp:

Trạm Khuyến nông huyện chịu sự quản lý trực tiếp của UBND huyện và chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm khuyến nông tỉnh.

Trạm khuyến nông huyện chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ, UBND xã quản lý các hoạt động khuyến nông nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa phương.

3.1.3.3. Kết quả hoạt động của trung tâm khuyến nông tỉnh Bắc Ninh

nhiều hoạt động, có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.

* Về thông tin-tuyên truyền- đào tạo

Về thông tin tuyên truyền bao gồm: Số chủng loại ấn phẩm được biên soạn, Số ấn phẩm được in ấn và phát hành, Số tin, bài trên các báo, tạp chí, Số tin, bài, chuyên mục trên đài truyền hình tăng dần qua các năm. Năm 2016, cơng tác đào tạo, tuyên truyền luôn được Trung tâm quan tâm đầu tư cả về kinh phí và nguồn nhân lực, cơng tác này có bước tiến cả về số lượng và chất lượng:

Xuất bản và phát hành tới tay người đọc được 11 số Bản tin Khuyến nông với tổng số 5.360 cuốn. Ngoài ra, các cán bộ của Trung tâm đã tích cực viết và gửi tin bài đăng trên trên Báo Bắc Ninh, Bản tin Khuyến nơng quốc gia và các loại hình báo chí khác với tổng số 142 tin bài, 59 chương trình “Đồng hành cùng nhà nơng” đã phát sóng trên đài phát thanh truyền hình Bắc Ninh.

Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Khuyến nông: Lãnh đạo và cán bộ, viên chức trung tâm luôn nhận thức học tập, đào tạo nâng cao kiến thức là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên nên lãnh đạo đã tích cực tạo điều kiện để các cán bộ viên chức tham gia các khóa tập huấn, đào tạo do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và viện, trường … tổ chức. Trong năm, Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức 02 lớp tập huấn nghiệp vụ Khuyến nông TOT (tiểu giáo viên) cho cán bộ và cộng tác viên khuyến nông về kỹ năng quay phim, chụp ảnh, viết tin bài.

* Tập huấn

Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân: Trong năm, Trung tâm đã tổ chức được 91 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cho 5.600 lượt người dân tham gia. Nội dung các lớp tập huấn được xây dựng phù hợp theo nhu cầu của bà con nông dân. Tại các buổi tập huấn, các giảng viên là cán bộ của trung tâm đã áp dụng phương pháp tập huấn có sự tham gia của học viên là bà con nơng dân, học viên được tham gia tích cực trong quá trình dạy và học, lớp học được xem là nơi trao đổi kinh nghiệm và thảo luận chuyên sâu. Ngồi ra, cịn sử dụng máy vi tính, máy chiếu và đĩa hình để hỗ trợ góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác tập.

* Đánh giá chung hoạt động hệ thống khuyến nông tỉnh Bắc Ninh

- Với sự cố gắng, nỗ lực của toàn bộ lãnh đạo, cán bộ viên chức của Trung tâm, Trung tâm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, các chương trình

khuyến nơng - khuyến ngư năm 2016 đã thực hiện hoàn thành đúng tiến độ, mục tiêu đề ra.

- Các chương trình đã chọn điểm phù hợp với tập quán canh tác, trình độ dân trí ở từng địa phương đồng thời mang tính định hướng phát triển kinh tế của từng vùng. Những kết quả từ thực hiện chương trình đã giúp Trung tâm tham mưu đề xuất với lãnh đạo Sở trong chỉ đạo sản xuất nơng nghiệp của tỉnh.

- Chương trình triển khai có sự kết hợp chặt chẽ với trạm khuyến nơng các huyện từ chọn điểm, tập huấn kiểm tra giám sát hộ nơng dân tham gia đồng thời có sự hướng dẫn nơng dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật.

- Mơ hình đạt hiệu quả đã được tổ chức hội thảo tham quan rút kinh nghiệm tại chỗ để có kế hoạch cho việc nhân rộng ở nơi khác và năm sau.

- Kinh phí phân bổ triển khai các hoạt động khuyến nông chậm dẫn tới việc triển khai các mơ hình bị muộn, cơng tác thơng tin tuyên truyền từ đầu năm gặp nhiều khó khăn. Kinh phí các chương trình xây dựng cịn phân tán chưa tập trung vẫn cịn mang tính bình qn.

- Công tác đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, cộng tác viên khuyến nơng chủ yếu phụ thuộc từ nguồn kinh phí của Trung tâm khuyến nơng Quốc Gia nên không thường xuyên. Chủ yếu là cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn TOT do Trung tâm khuyến nông Quốc Gia và các đơn vị liên quan tổ chức. Một số nội dung cần tập huấn theo đặc thù của tỉnh Bắc Ninh thường khơng có kinh phí để triển khai.

3.1.3.4. Sự phối hợp giữa hệ thống khuyến nông với các cơ quan, tổ chức khác trong tỉnh

a. Phối hợp với các đồn thể chính trị xã hội

Hệ thống khuyến nông tỉnh thường xuyên phối hợp với Hội Nơng dân, Hội Phụ nữ, Đồn thanh niên của tỉnh để tổ chức nhiều hoạt động khuyến nông. Đặc biệt trong công tác tập huấn đã tổ chức được hàng trăm lớp tập huấn với hàng chục nghìn nơng dân tham gia. Nhiều học viên đã trở thành những hộ điển hình sản xuất kinh doanh giỏi, những tuyên truyền viên khuyến nơng đắc lực. Ngồi ra, Trung tâm Khuyến nơng tỉnh cịn phối hợp với các đồn thể tổ chức các hội thi Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, hội thi nhà nơng đua tài đã có tác dụng lớn trong việc chuyển giao TBKT cho bà con nông dân.

b. Phối hợp với các doanh nghiệp và các cơ quan khác

Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với nhiều Viện, trung tâm nghiên cứu, Trường Học viện Nông nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các cơ quan khác ở trung ương để triển khai các hoạt động nghiên cứu và Khuyến nông trong tỉnh. Ở tỉnh Trung tâm cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục Trồng trọt và BVTV, Chi Chăn nuôi và cục Thú y, Chi cục Phát triển nông thôn, Công ty Cổ phần Giống cây trồng, Công ty Cổ phần Giống chăn nuôi, Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp, Công ty Phân đạm và hoá chất Hà Bắc, Ban quản lý dự án... tổ chức khảo nghiệm, xây dựng mơ hình trình diễn, tập huấn, hội thảo, quảng bá, tuyên truyền, chuyển giao TBKT cho bà con nông dân; giải quyết các vấn đề phát sinh về sâu hại, dịch bệnh; tổ chức sản xuất, tiêu thụ nơng sản hàng hố thông qua hợp đồng cho nông dân.

c. Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp

Trung tâm Khuyến nơng tỉnh thường xun phối hợp với UBND, Phịng Nông nghiệp (kinh tế) các huyện, thị xã, thành phố trong công tác khuyến nông từ việc tổ chức chọn điểm, chọn hộ, tập huấn đến tham quan, hội thảo... Hằng năm, căn cứ vào nguồn kinh phí được giao, Trung tâm chỉ đạo các Trạm Khuyến nông huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ của huyện,thị xã, thành phố. Kế hoạch các chương trình được duyệt hằng năm Trung tâm đều gửi bằng văn bản đến UBND, Phịng Nơng nghiệp (kinh tế) để các huyện nắm bắt, kiểm tra và đôn đốc thực hiện.

Các Trạm Khuyến nông thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Phịng Nơng nghiệp (kinh tế) trong việc thực hiện các chương trình khuyến nơng cũng như tham gia chỉ đạo sản xuất chung của huyện, tham gia nhiều chương trình bằng nguồn kinh phí của huyện và các nguồn khác. nhờ vậy, nhiều TBKT được chuyển giao vào sản xuất, vai trị của khuyến nơng ngày càng được nâng cao.

Đối với Đảng uỷ, UBND các xã có mơ hình trình diễn, Trung tâm Khuyến nơng tỉnh và các Trạm Khuyến nơng huyện, thị xã, thành phố đều có sự bàn bạc dân chủ, từ đó nắm được nhu cầu, nguyện vọng của địa phương, của người dân; phối hợp để chỉ đạo tốt, kịp thời phát hiện và giải quyết những phát sinh trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án khuyến nơng.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để phục vụ việc đánh giá thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Ninh tôi tiến hành chọn 3 huyện đại diện cho 3 tiểu vùng sinh thái của tỉnh, đó là:

- Huyện Quế Võ, đại diện cho tiểu vùng trung du - Huyện Gia Bình, đại diện cho tiểu vùng đồng bằng

- Huyện Tiên Du đại diện cho tiểu vùng đồng bằng nhưng không phát triển về nông nghiệp.

- Chọn cán bộ khuyến nông: Ở 3 huyện tiến hành điều tra tất cả các cán bộ khuyến nông hiện nay đang làm việc. Nội dung điều tra theo phiếu điều tra, bao gồm: Điều kiện làm việc, nội dung hoạt động, năng lực bản thân, nhu cầu cần tăng cường năng lực... Tổng số cán bộ khuyến nông điều tra là 45 cán bộ khuyến nông.

- Chọn hộ nông dân để điều tra, phỏng vấn: Mỗi huyện điểm chọn 20 hộ nông dân để điều tra. Các nông dân được UBND xã, HTXNN lựa chọn theo tiêu chí: có tham gia sản xuất nơng nghiệp, quy mơ sản xuất từ trung bình trở lên, có hộ đã từng tham gia các chương trình, dự án khuyến nơng và cũng có hộ chưa tham gia. Nội dung điều tra bao gồm đánh giá các hoạt động khuyến nông trong thời gian qua ở địa phương và đánh giá năng lực cán bộ khuyến nông xã, nhu cầu về hoạt động khuyến nông trong thời gian tới. Tổng số hộ nông dân điều tra là 60 hộ.

- Chọn các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý cấp tỉnh để phỏng vấn, điều tra: Ngồi ra cịn tiến hành phỏng vấn lãnh đạo và các cán bộ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh. Nội dung phỏng vấn, điều tra là đánh giá năng lực của đội ngũ cán bộ khuyến nơng của các huyện điều tra, của tỉnh nói chung và những cơ chế chính sách cần thiết để nâng cao năng lực khuyến nông cơ sở trong thời gian tới. Tổng số phiếu điều tra, phỏng vấn là 5 phiếu.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp

- Thơng tin thứ cấp bao gồm: Tình hình hoạt động khuyến nơng trên thế giới và ở Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh những năm qua; tình hình cơ bản của tỉnh về tự nhiên, kinh tế, xã hội; các chủ trương, chính sách của nhà nước và tỉnh Bắc Ninh về hoạt động khuyến nông; các bài viết, nghiên cứu của các chuyên gia trên

thế giới và trong nước về hoạt động khuyến nông, tăng cường năng lực cán bộ khuyến nông.

- Phương pháp thu thập: Sử dụng phương pháp sao chép để thu thập thông tin qua các nguồn: sách, báo, tạp chí, internet, niên giám thống kê, báo cáo tổng kết, kết quả nghiên cứu khoa học... Các dữ liệu, thông tin được thu thập từ các cơ quan: Bộ Nông nghiệp và PTNT, các viện, trường, Tổng cục thống kê, Cục thống kê Bắc Ninh, UBND tỉnh Bắc Ninh, UBND các huyện... Các thông tin này được kiểm định thực tế và khi sử dụng có trích dẫn đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 60)