Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 60)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

* Về tăng trưởng kinh tế:

Sau 20 năm tái lập tỉnh, Bắc Ninh đã vận dụng linh hoạt đường lối đổi mới, chính sách chủ trương của Đảng để lãnh đạo, tổ chức quản lý và điều hành hoạt động kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Các đơn vị kinh tế cơ sở đã phát huy tốt vai trị của mình trong cơ chế quản lý mới, cải cách hành chính được đẩy mạnh, mơi trường đầu tư thơng thống đã tạo điều kiện thuận lợi

để huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xây dựng xã hội. Vì thế, Bắc Ninh đã nhanh chóng thốt khỏi tình trạng yếu kém của một tỉnh thuần nông, bước vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2012-2016 trên 13%; trong đó, cơng nghiệp - xây dựng tăng 14,7%/năm; dịch vụ tăng 13,8%/năm; nơng, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,7-2%. GDP bình quân đầu người năm 2014 đạt 4.523 USD (giá thực tế).

- Năm 2016 tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,52%; công nghiệp và xây dựng 95,5%; dịch vụ 3,43%; GTSX công nghiệp năm 2016 đạt 519.594 tỷ đồng; GTSX nông, lâm, thủy sản 8.384 tỷ đồng; Dịch vụ 18.359 tỷ đồng (giá cố định 2012).

- Giá trị kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2012-2016 tăng bình quân hàng năm 12,9%, đến năm 2016 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 21.975 triệu USD. Nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 12,72%, đến năm 2016 đạt 18.165 triệu USD.

- Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, phấn đấu đến năm 2017 tổng vốn đầu tư xã hội đạt 50% GDP. Thu ngân sách trên địa bàn năm 2016 đạt 12.440 tỷ đồng, tăng bình quân 14,74%/năm.

* Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế của tỉnh liên tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, hài hòa và hiện đại. Cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng khai thác lợi thế của từng ngành, giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp và tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.

Về giá trị sản xuất, tốc độ chuyển dịch cơ cấu nhanh và rất lớn đã tạo ra khoảng cách chênh lệch giữa khu vực công nghiệp - xây dựng và hai khu vực còn lại. Nếu như năm 2012, tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 84,94%, năm 2016 đã tăng lên tới 95,05%. Trong khi đó, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đã giảm nhanh, từ 5,58% năm 2012 xuống còn 1,52% năm 2016; tương tự, khu vực dịch vụ là 9,48% và 3,43%. Về giá trị tăng thêm, mức độ chuyển dịch cơ cấu cũng lớn nhưng tập trung ở hai khu vực. Khu vực I, tỷ trọng từ 10,37% năm 2012 xuống còn 5,76 năm 2016; khu vực II, từ 62,77% năm 2012 tăng lên 74,41% năm 2016. Từ năm 2012, khu vực II đã vượt qua khu vực I để chiếm vị trí đầu và trở thành “đầu tầu” trong tăng trưởng và phát triển

kinh tế của tỉnh. Trong khi đó, khu vực III tuy cũng giảm nhưng ở mức thấp hơn, từ 26,86% năm 2012 còn 19,83% năm 2016. Để hiểu rõ hơn về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần đi sâu phân tích thực trạng chuyển dịch trong nội bộ từng khu vực và theo ngành.

Bảng 3.4. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh từ 2012 - 2016

Đơn vị tính: %

Năm

Ngành 2012 2013 2014 2015 2016

Nông, lâm, thủy sản 5,58 3,85 2,26 1,33 1,52 Công nghiệp - xây dựng 84,94 90,42 93,84 95,86 95,05 Dịch vụ - thương mại 9,48 5,74 3,90 2,81 3,43 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2016)

Mặc dù trong thời gian vừa qua, dịch vụ trên địa bàn tỉnh có xu hướng phát triển, đáp ứng tốt hơn đời sống của nhân dân, tuy nhiên quan hệ giữa khu vực sản xuất và dịch vụ vẫn chưa hợp lý. Năm 2012 khu vực dịch vụ chiếm 26,86%, năm 2015 là 17,76%, đến năm 2016 giảm còn 19,83%; khu vực sản xuất là 76,60% năm 2012 và tăng lên 92,28% năm 2016.

Tỉnh Bắc Ninh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi, ngồi ra cịn có các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư. Các khu công nghiệp Bắc Ninh đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp thực hiện đúng trình tự, quy định, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 khu cơng nghiệp tập trung đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, tổng vốn đầu tư hạ tầng đạt 865 triệu USD, đã thu hút được các dự án đầu tư lớn trong và ngồi nước, có cơng nghệ hiện đại như Samsung, Canon, ABB, Unilever, P&G, Nokia…

3.1.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội

Văn hố: Bắc Ninh được biết đến như là một miền đất của các di tích lịch

sử, văn hoá. Tiêu biểu nhất là chùa, đền, đình miếu gắn liền với các lễ hội: đền thờ Kinh Dương Vương, đền Đơ, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, chùa Phật Tích, đền

Bà Chúa Kho, Văn Miếu, hội Lim… Ngoài ra thu hút khách du lịch phải kể đến các làng nghề truyền thống: tranh Đông Hồ, đúc đồng Đại Bái, đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, gốm Phù Lãng… và đặc biệt một loại hình nghệ thuật làm nên bản sắc văn hoá rất riêng của Bắc Ninh là các làn điện dân ca Quan họ đằm thắm, trữ tình đã ln là nguồn tài ngun phong phú cho phát triển du lịch của tỉnh. Sự kiện văn hóa quan trọng đặc biệt, niềm tự hào của q hương Bắc Ninh chính là việc UNESCO cơng nhận Dân ca quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lao động: Năm 2015, Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động

từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 65% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780 người, chiếm 25 % tổng dân số cịn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm 10% tổng dân số. Nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục - đào tạo và giải quyết việc làm.

Giáo dục: Bắc Ninh là tỉnh đầu tiên của cả nước đạt chuẩn phổ cập cho trẻ

mầm non 5 tuổi, là 1 trong 2 tỉnh đầu tiên đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2; luôn đứng trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về phong trào giáo dục mạnh và kết quả thi Đại học, Cao đẳng; Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn cao nhất vùng Đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chuẩn 100%, trên chuẩn 70,86%. Tỉnh ln quan tâm nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chú trọng về ngoại ngữ, tin học; cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại, gắn với chương trình xây dựng nơng thơn mới;tỷ lệ phòng học kiên cố các cấp học đạt trên 96%, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 80%, cao nhất cả nước. Đầu tư xây dựng trường THPT Chuyên của tỉnh, các trường trọng điểm mầm non Phương Anh, Tiểu học và THCS Suối Hoa đạt chuẩn, hiện đại tầm cỡ quốc gia và khu vực, nâng cấp hệ thống trường chất lượng cao cấp huyện.

Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được coi trọng. Cơng tác xã hội hố giáo dục được quan tâm, mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn phát triển.

Với những điều kiện hạ tầng giáo dục như trên, tỉnh Bắc Ninh là môi trường tương đối thuận lợi về đào tạo lao động cung cấp cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh bắc ninh (Trang 56 - 60)