Tác động của ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 31 - 34)

7. Bố cục của Luận văn

1.2. Tác động của Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN đối với chính sách

1.2.4. Tác động của ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trải qua 45 năm hình thành và lớn mạnh, trở thành một trong những tổ chức khu vực được đánh giá là thành công nhất, với những đóng góp quan trọng được ghi nhận cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

ASEAN đang bước vào thời kỳ quan trọng và quyết định để chuyển sang một giai đoạn mới: trở thành một Cộng đồng đoàn kết, vững mạnh liên kết,

gắn bó về các mặt chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội vào năm 2015. ASEAN ngày nay đã thực sự là một nhân tố quan trọng và không thể thiếu đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á, là động lực thúc đẩy mạnh mẽ đối thoại, hợp tác và liên kết ở khu vực Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương.

Hiện nay, ASEAN đang phát huy vai trò chủ động trong việc bảo đảm môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực; nhất là phát huy

hiệu quả của các cơ chế, công cụ hợp tác ở khu vực như Hiệp ước Thân thiện

và Hợp tác Đông Nam Á (TAC)7, Hiệp ước Khu vực Phi vũ khí hạt nhân

Đông Nam Á (SEANWFZ), Tuyên bố về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF); thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, giải

quyết hòa bình các tranh chấp, tuân thủ Luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Hiến chương Liên hợp quốc và Hiến chương ASEAN.

Hơn nữa, trên phương diện an ninh quốc phòng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, vị trí địa – chiến lược của Australia và của các nước ASEAN đóng vai trò hết sức quan trọng.

Đông Nam Á có tầm quan trọng mang tính sống còn đối với an ninh và quốc phòng Australia. Có đến tám trong tổng số mười quốc gia ASEAN (trừ Myanmar và Lào) nằm ở khu vực biển Đông, khu vực quan trọng ở Thái Bình Dương. Với vô số eo biển, biển Đông án ngữ con đường từ Đông Bắc Á đi xuống phía nam để ra Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải và Australia. Những eo biển như Malacca và Singapore có vai trò là những cửa ngõ giao thông của thế giới, trong đó cảng Singapore là một trong những hải cảng có sức chứa lớn nhất thế giới, vì thế nó có vai trò rất quan trọng về chiến lược quân sự trong lịch sử và hiện tại. Không những thế, các tuyến đường giao thông huyết mạch trên biển đa số đều nằm ở khu vực Đông Nam Á. Đây là những con

đường mà hầu hết việc buôn bán của châu Á – Thái Bình Dương đều phải đi qua, do việc chuyên chở hàng hóa chủ yếu đều được thực hiện bằng tàu thuyền, vì thế các con đường này mang tính trọng yếu đối với tất cả các nước trong khu vực. Những con đường qua các eo biển: Lombok, Sunda, Malacca, Ombai (đều nằm ở Indonesia) có tầm quan trọng chiến lược, vì đó là những tuyến hàng hải lớn nhất giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Thực tế thì hải quân Mỹ đã tận dụng các điểm nút giao thông đường biển này để duy trì sự có mặt hiệu quả của nó ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Australia là một nước có vị trí địa lý quá cách xa các bạn hàng lớn như Cộng đồng châu Âu EC, Mỹ, Nhật Bản và các nước Đông Bắc Á khác, vì thế việc gìn giữ an ninh của các tuyến đường biển càng trở nên có ý nghĩa đối với Australia [8, tr. 30].

Từ góc độ của Australia, các cuộc tranh chấp về chủ quyền ở vùng biển Đông đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra sự mất ổn định cho an ninh hàng hải quốc tế, và dẫn đến tổn hại cả về lợi ích kinh tế và chính trị cho khu vực. Vì thế mặc dù không dính líu về chủ quyền ở khu vực Biển Đông, Australia có cùng quan điểm với Mỹ về các cuộc tranh chấp ở khu vực này, đó là: phản đối sự đe dọa hay sử dụng vũ lực để giải quyết những tranh chấp; ủng hộ các biện pháp hòa bình; đàm phán song phương và đa phương giữa các nước tuyên bố chủ quyền để giải quyết các tranh chấp đó.

Các nước ASEAN là các nước châu Á gần gũi của Australia về mặt địa lý đưa đến những yếu tố nhạy cảm về an ninh và quốc phòng Australia. Chiến tranh thế giới Thứ hai đã cho thấy Đông Nam Á là khu vực mà từ đó hoặc qua đó, đối phương có thể tấn công vào lãnh thổ thưa thớt dân cư phía Bắc của Australia như Nhật Bản đã làm vào nửa đầu năm 1942.

Những điều kiện đặc thù về địa lý cho thấy, cả trên lý thuyết lẫn thực tế, Đông Nam Á chiếm một vị trí chiến lược quan trọng đối với an ninh quốc

phòng của các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Australia.

Nhận thấy tầm quan trọng của ASEAN, Australia đã gắn kết chặt chẽ hơn với các nước trong ASEAN, tích cực đề cao vai trò tại các thể chế khu vực như ARF, EAS8, APEC, ADMM+…

Trong ASEAN, Australia tiếp tục coi trọng và tăng cường mạnh mẽ quan hệ với Indonesia và Việt Nam. Australia cũng tiến hành tập trận thường niên tại Malaysia với 4 nước Malaysia, Singapore, New Zealand và Anh (tháng 8/2009) và đẩy mạnh hợp tác chống khủng bố với Campuchia.

Hợp tác về các vấn đề an ninh (bao gồm an ninh truyền thống và phi truyền thống) sẽ được cả Australia và ASEAN chú trọng hơn do những yếu tố khó lường trước được của tình hình thế giới, những thách thức lan rộng và khó kiểm soát của các vấn đề an ninh mới, và những sắp xếp về một trật tự thế giới mới.

Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp Australia - ASEAN trong thế kỷ XXI sẽ góp phần đem lại đảm bảo lợi ích của cả Australia, ASEAN và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)