Nhận xét về sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốcphòng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 82 - 87)

7. Bố cục của Luận văn

3.1. Nhận xét về sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốcphòng của

phòng của Australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI

3.1.1. Liên minh với Mỹ luôn là trụ cột trong chính sách đối ngoại của Australia dù trong bất kì hoàn cảnh nào Australia dù trong bất kì hoàn cảnh nào

Liên minh Mỹ - Australia có khuynh hướng rất vững mạnh ở mọi thời điểm, bất kể là dưới thời của lãnh đạo theo chủ nghĩa đơn phương như Tổng thống George W. Bush hay một nhà lãnh đạo với xu hướng ôn hòa như Barack Obama.

“Địa vị thống trị của Mỹ đã hạn chế những rủi ro chiến lược mà Australia có thể phải đối mặt” – GS Hugh White. “Dưới sự bảo trợ của Mỹ, Australia đã được hưởng đặc quyền của một cường quốc hạng trung mà trên thực tế chưa từng phải duy trì sức mạnh thực sự, trong đó có trách nhiệm của một cường quốc hạng trung”. Như vậy, một mặt liên minh với Mỹ sẽ là

nguồn đảm bảo an ninh tốt cho Australia một khi bị nước thứ ba tấn công. Nhưng điều đó cũng là mặt hạn chế bởi sự lệ thuộc của Australia vào ô bảo trợ an ninh của Mỹ, lệ thuộc vào các chính sách đối ngoại của Mỹ, ảnh hưởng đến vai trò chính trị của Australia trong quan hệ quốc tế.

Mặc dù nguy hiểm nhưng Australia vẫn định hướng mạnh theo Mỹ sau sự kiện 11/9 vì bối cảnh quốc tế bất ổn đang “thách thức các nền tảng dân chủ phương Tây”. Quyết định của Australia dựa trên cơ sở tương hỗ, Australia là đồng minh của Mỹ, nước Mỹ bị tấn công; “Hiệp ước ANZUS buộc Australia phải coi cuộc tấn công vào Mỹ cũng là mối đe dọa đối với nền hòa bình dân

chủ của chính Australia và phải hành động để giải quyết mối đe dọa chung này”. Đó là một cam kết nghiêm túc đối với một đồng minh và đối với cuộc chiến tranh quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố. Sự nguy hiểm của cam kết đó ở thời điểm đó là vì, người ta chưa xác định được kẻ khủng bố là ai, chưa rõ nước nào ủng hộ, nuôi dưỡng và che chở chúng. Đồng minh Australia không biết sẽ đánh nhau với ai, không biết quy mô cuộc chiến tranh đó như thế nào, kéo dài bao lâu và để lại hậu quả như thế nào? Sự rủi ro trong việc tính toán sai lầm là rất lớn khi phản ứng lại vụ 11/9 trong trạng thái tinh thần khủng hoảng.

Tuy nhiên Australia cần đoàn kết với Mỹ khi Mỹ đang ở trong những giờ phút đen tối nhất vì hai lý do lợi ích quốc gia cơ bản:

Một là, cuộc tấn công vào Mỹ là cuộc tấn công vào phong cách sống của

người Australia cũng như người Mỹ, đó là lời khẳng định của Thủ tướng Australia John Howard.

Hai là, nước Mỹ là bảo vệ an ninh tối cao của Australia và Mỹ hoàn toàn

có quyền đòi hỏi sự đoàn kết hỗ trợ của Australia khi an ninh của Mỹ bị vi phạm nghiêm trọng.

Thủ tướng John Howard cam kết mạnh mẽ ủng hộ cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế và cam kết đóng góp một vai trò đáng kể trong chiến dịch truy quét các phần tử khủng bố.

Australia từng được coi là phó cảnh sát trưởng (deputy sheriff), hay cánh tay nối dài của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương trong suốt thời kì cầm quyền của Thủ tướng John Howard. Australia gắn bó với Mỹ về mặt an ninh chủ yếu qua hiệp ước ANZUS với các mục tiêu hợp tác phòng thủ trước các cuộc tấn công trên Thái Bình Dương.

Thời Thủ tướng Julia Gillard, quan hệ đồng minh quân sự giữa hai nước ngày càng được tăng cường. Việc Mỹ triển khai quân ở Australia đã được bà

Gillard nói: “Đó là thỏa thuận quân sự song phương mới nhằm mở rộng quan

hệ hợp tác hiện nay giữa Lực lượng Phòng vệ Australia với Lực lượng Thủy quân Lục chiến và Không quân Mỹ... Cụ thể, từ giữa năm 2012, Australia sẽ đón một lực lượng cỡ trung đội từ 200 đến 250 lính thủy quân lục chiến tới Vùng lãnh thổ phía Bắc theo cơ chế luân phiên sáu tháng” [42].

Thỏa thuận trên, không bao gồm 2.500 quân nhân Mỹ đang đồn đóng tại Australia, sẽ giúp Mỹ có được một hướng tiếp cận gần hơn tới Biển Đông so với các căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời góp phần duy trì cấu trúc an ninh tại châu Á cũng như giúp đối phó với các vấn đề an ninh và nhân đạo ở khu vực này.

Australia luôn là một đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Việc củng cố quan hệ liên minh hai nước cho thấy cả hai bên đều nhìn nhận rằng an ninh và thịnh vượng của cả hai nước phụ thuộc vào an ninh và sự thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trọng tâm của mối liên minh Mỹ - Australia trong thế kỷ XXI chính là để đối phó với một mối đe dọa mới là Trung Quốc.

3.1.2. Chính sách hướng Đông và cách tiếp cận “tích cực”, “chủ động” của Australia động” của Australia

Trên thực tế, sau Chiến tranh thế giới thứ II, Australia đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ mật thiết với các nước châu Á – Thái Bình Dương láng giềng. Australia đã nhận thức được ý nghĩa kinh tế, vai trò chiến lược của Trung Quốc, Nhật Bản và ASEAN và bắt đầu thực hiện chính sách hội nhập, hướng về châu Á. Vì hợp tác trên nhiều lĩnh vực đã đem lại những kết quả tốt đẹp cho cả hai phía. Chiến lược duy trì quan hệ và chính sách can dự vào châu Á – Thái Bình Dương được coi là chiến lược lâu dài của đối ngoại Australia, nhưng chiến lược đó qua mỗi thời kỳ lại có sự điều chỉnh và cách tiếp cận không giống nhau. Dưới thời Thủ tướng John Howard vì

chính sách đối ngoại của Australia định hướng mạnh mẽ theo Mỹ cả về nhận thức lẫn thực tiễn, Australia ủng hộ Mỹ trong mọi vấn đề từ đòn đánh phủ đầu, cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, đến việc đưa quân vào Iraq, Afghanistan. Điều này làm cho chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của Australia hướng đến Trung Đông nhiều hơn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Xét về yếu tố địa lý, thì sự gần gũi của Australia với châu Á ít có nước phương Tây nào sánh được. Sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa là một lợi thế để Australia tăng cường hợp tác với các nước láng giềng châu Á. Có khoảng 4% dân số châu Á hiện nay là người gốc Á, và tỷ lệ này tiếp tục tăng nhanh vì gần một nửa số người nhập cư và tị nạn đến Australia hàng năm là từ châu Á [5, tr.35]. Ngoài sự gần gũi về địa lý thì những lợi ích kinh tế thiết thực đã thúc đẩy chính sách hướng về châu Á của Australia [6, tr. 35].

Từ chính sách can dự toàn diện vào châu Á, Australia đã hoạt động tích cực, nỗ lực hợp tác với các tổ chức và diễn đàn của khu vực, tích cực tham gia

vào các cơ chế đối thoại tại châu Á – Thái Bình Dương như Diễn đàn An ninh

Khu vực ASEAN (ARF), Diễn đàn Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

(APEC), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), và Hội nghị Bộ trưởng Quốc

phòng ASEAN Mở rộng (ADMM +).

Diễn đàn cấp cao 2020 “Vì tương lai Australia” do Thủ tướng Kevin

Rudd khởi xướng tổ chức tại Canberra đã nêu rõ rằng để nâng cao vai trò của Australia trên trường quốc tế, chính phủ cần tăng cường quan hệ với châu Á. Theo các nhà phân tích dự đoán đến năm 2020, châu Á sẽ chiếm 45% GDP, 56% dân số, 1/3 thương mại và hơn một nửa mức tăng nhu cầu tiêu thụ năng

lượng toàn cầu. “Australia nhận thức về châu Á không phải chỉ là nơi tiềm ẩn

những nguy cơ, hiểm họa, mà lại chính là nơi Australia có thể tìm kiếm những lợi ích quốc gia rất quan trọng” [5, tr. 59].

Trong bối cảnh vai trò của các thiết chế đa phương ngày càng tăng trong

đời sống quốc tế, bởi: thứ nhất, trật tự thế giới là đa cực với nhiều cực mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga; thứ hai, toàn cầu hóa, khu vực hóa tiếp tục tạo ra sự đan xen lợi ích giữa các quốc gia về mọi mặt; thứ ba, sự xuất hiện ngày

càng nhiều, với mức độ ngày càng gay gắt các thách thức toàn cầu. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của Australia trong bối cảnh mới theo xu hướng tăng cường hợp tác quốc phòng – an ninh trong các thể chế đa phương là hoàn toàn hợp logic. Các quốc gia ngày càng coi trọng các thiết chế đa phương và ngoại giao đa phương trong chính sách đối ngoại của mình, hợp tác về an ninh quốc phòng trong các diễn đàn, tổ chức đa phương cũng không ngoại lệ, không một quốc gia đơn lẻ nào hoặc một số ít các quốc gia có thể tự mình giải quyết được các thách thức an ninh chung. Hợp tác về quốc phòng an ninh sẽ ngày càng mở rộng do nổi lên các vấn đề về dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, chống vũ khí hủy diệt hàng loạt, các vấn đề an ninh phi truyền thống khác, v.v...

Ý tưởng xây dựng cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương nằm trong chính sách hợp tác đa phương của Australia, mặc dù không thành hiện thực nhưng những nỗ lực của Thủ tướng Kevin Rudd nhằm triển khai sáng kiến Cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương sẽ góp phần tăng cường khả năng hội nhập của các nước trong khu vực, qua đó tăng cường hiệu quả trong việc phối hợp giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu. Theo đánh giá của chuyên gia

về quan hệ quốc tế Jia Qingguo: “Mặc dù ý tưởng xây dựng Cộng đồng châu

Á – Thái Bình Dương là khó thực hiện do gặp nhiều thách thức về mặt địa lý, thể chế, quyền lãnh đạo, nhưng trước mắt đã phát huy tác dụng là khuyến khích người dân trong khu vực đánh giá một cách nghiêm túc về tính hiệu quả của các tổ chức khu vực hiện nay và cách thức để cải tiến các tổ chức này”.

Australia với diện tích đất đai đứng thứ 7 thế giới, có đầy đủ tài nguyên động thực vật và tài nguyên thiên nhiên, với nền kinh tế phát triển có GDP đạt khoảng 1.000 tỷ USD mỗi năm, được Mỹ hỗ trợ về công nghiệp quốc phòng, được ưu tiên mua sắm vũ khí của Mỹ... Nhờ những nhân tố bên trong và bên ngoài như vậy, Australia có điều kiện để phát triền khoa học kĩ thuật quân sự bậc cao cũng như sở hữu nền công nghiệp quốc phòng hiện đại, phục vụ cho mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Tuy nhiên có một hạn chế đó là gánh nặng chi phí quốc phòng. Sách Trắng và Kế hoạch Ngân sách Quốc gia không chỉ rõ việc lấy đâu ra nguồn ngân sách để mở rộng bộ máy quân sự trong các năm tới. Việc thiếu hụt nhân lực để vận hành các trang thiết bị quân sự cũng chưa được chính quyền Australia quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 82 - 87)