7. Bố cục của Luận văn
2.1. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốcphòng của Australia
2.1.2.5. Sự chuyển biến lực lượng vũ trang Australia
Sau sự kiện 11/9, Thủ tướng John Howard nhận thấy Australia phải có khả năng đủ mạnh để ngăn chặn kẻ thù tấn công các tuyến đường không, đường bộ, không cho kẻ thù đặt chân lên đất liền và tìm cách đạt được các kết quả chính trị nhờ sử dụng sức mạnh quân sự đối với Australia, vì vậy việc lập kế hoạch cho lực lượng vũ trang Australia (ADF) là cần thiết. Chính phủ Howard đã tiến hành việc cải tổ toàn diện nhất kể từ những năm 1960. Kế hoạch bảo vệ lãnh thổ và hoạt động ở nước ngoài được đặt ngang hàng bên nhau.
* Vai trò mới của lục quân
Trong toàn bộ lực lượng vũ trang, lục quân Australia bị tác động mạnh nhất vì những thay đổi. Lục quân vốn chỉ nhằm vào việc phòng thủ đất nước, nhưng giờ đây nó phải được chuyển sang một cấu trúc can thiệp hiện đại và phải thích ứng với thực tế tác chiến. Nó phải được tối ưu hóa cho các hoạt động ở những vùng đô thị phức tạp và tham gia các chiến dịch liên minh trong các cuộc xung đột mức trung.
Trên bình diện cơ cấu lực lượng vũ trang, theo dự kiến, toàn bộ lực lượng lục quân với khoảng 26.000 người sẽ được tăng lên tới trên 30.000 trong 10 năm tới. Đầu năm 2006, lực lượng này đã được quyết định tăng thêm 1.458
người. Cuối tháng 8/2006, Thủ tướng Howard thông báo việc xây dựng hai tiểu đoàn bộ binh hạng nhẹ gồm tổng cộng 2.600 người với tổng chi phí ước tính 6 tỷ Euro. Theo kế hoạch, tiểu đoàn đầu tiên phải có khả năng chiến đấu vào năm 2010. Những đơn vị này để dành cho các hoạt động giữ gìn ổn định như ở Đông Timo và quần đảo Salomon. Như vậy, số tiểu đoàn có khả năng hoạt động của lục quân tăng từ sáu lên tám tiểu đoàn, tổng quân số trên 30.000 người sẽ đạt mức cao nhất kể từ cuộc Chiến tranh Việt Nam tới lúc đó. Trong tương lai, lục quân không chỉ có hai tiểu đoàn cơ giới, mà còn có thể tự khẳng định mình tốt hơn trong các chiến dịch duy trì ổn định mạnh mẽ như ở Đông Timo, Iraq và Afghanistan [21, tr. 39].
Những đơn vị dự bị cũng được nhận vai trò mới. Lực lượng đặc nhiệm
của lục quân được hỗ trợ sức mạnh bởi “Lực lượng Dịch vụ hàng không đặc
biệt” – lực lượng đã chịu gánh nặng chính của các hoạt động ở Afghanistan
và Iraq, đã được tăng 300 người và được tối ưu hóa trong những năm tới. Nhằm mục tiêu cải thiện việc kết nối qua mạng và sức mạnh tấn công của
lục quân, 900 triệu Euro đã được cấp cho chương trình “Quân đội tôi luyện và
kết nối mạng”.
Năm 2003, Chính phủ Howard đã chi 330 triệu Euro để thay thế những
xe tăng chiến đấu cũ kỹ loại Leopart A1 bằng tổng cộng 59 xe tăng của Mỹ loại Abram M1A1. Từ năm 2007, trang bị cho một lữ đoàn cơ giới có thể triển
khai nhanh. Với 1,2 tỷ Euro mua máy bay châu Âu cho thấy Australia là một thị trường tiêu thụ vũ khí châu Âu mạnh.
* Tăng cường thể hiện quyền lực biển
Trong thập kỷ tới, Hải quân Hoàng gia Australia sẽ nâng cao rõ rệt khả
năng quyền lực biển của mình. Một chương trình đầy tham vọng được phát triển với hai tàu lội nước đa năng cỡ vừa (LHD) và một chiếc tàu mới để vận chuyển chiến lược đường biển. Mỗi loại LHD này có trọng lượng 25.000 tấn
và sức chứa ít nhất 6 máy bay lên thẳng, 4 thuyền đổ bộ và khoảng 1.000 người. Dự kiến tới năm 2017, những chiếc tàu đa năng này sẽ được đưa vào hoạt động. Chiếc đầu tiên hoàn thành vào năm 2010. Như vậy, triển vọng Australia sẽ có một khả năng quyền lực trên biển không thể tranh giành ở Nam Thái Bình Dương và Đông Nam Á, một khi lực lượng vũ trang quyết
định chọn loại lên thẳng được của máy bay chiến đấu đời mới Joint Strike
Fighter (JSF), loại có thể hoạt động tác chiến từ các LHD [21, tr. 41].
Từ năm 2013, những nhóm thủy chiến này sẽ được bảo vệ bới 3 tàu khu trục phòng không mới, cũng được phát triển và chế tạo tại các xưởng đóng tàu Australia. Họ đã chọn loại Arleigh Burke để làm mẫu thiết kế. Những chiếc tàu khu trục này có thể được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn xa của Mỹ và hệ thống điều khiển tên lửa Aegis của Mỹ, qua đó, chúng có khả năng là một bộ phận cho hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển chung với Mỹ. Đồng thời những tàu khu trục loại ANZAC và những tàu ngầm loại Collins chạy bằng dầu diesel cũng được gia tăng giá trị chiến đấu.
* Khả năng chiến lược đối với không quân
Để tạo ra khả năng hành động tự chủ hơn trong các hoạt động tại khu vực, cũng như đảm bảo khả năng liên kết trong các chiến dịch quốc tế của liên
minh, không quân (Không lực Hoàng gia Australia) cũng đã đưa ra chương
trình mua sắm. Cụ thể là mua 4 máy bay vận tải chiến lược loại Boing C-17 Globemaster, 100 máy bay chiến đấu JSF và F/A-18. Với máy bay chiến đấu JSF, về lâu dài, không quân Australia có những máy bay chiến đấu hiện đại nhất thế giới, những máy bay này được trang bị tên lửa không đối đất hiện đại nhất của Mỹ loại AGM - 158. Việc mua ít nhất 5 máy bay tiếp dầu trên không đa năng loại Airbus A330 cũng nhằm tăng cường khả năng thể hiện quyền lực khu vực. Không quân Australia đã đưa lại vào hoạt động 18 máy bay giám sát
biển loại AP-3C-Orion đã được nâng cao giá trị chiến đấu và mua máy bay
không người lái loại Global Hawk cho việc do thám đường dài [21, tr. 42].
* Chi phí quốc phòng
Chi phí quốc phòng thể hiện sức mạnh quân sự của một đất nước. Chính phủ Howard từ năm 2000 đã đầu tư lớn vào quốc phòng và tăng ngân sách mỗi năm lên 3% cho đến năm 2010.
Riêng năm 2005, chi phí quốc phòng tăng đáng kể, chủ yếu chi cho các hoạt động sau: Tăng thêm 218,6 triệu USD cho công tác đảm bảo hậu cần tác chiến toàn cầu, trong đó có 91,6 triệu USD cho chiến tranh Iraq; Tăng thêm 227 triệu USD mua thêm 2 máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát cảnh báo sớm. Như vậy Australia có thêm 6 máy bay cảnh giới theo dõi trên không và trên biển; Mua các thiết bị toàn bộ của hệ thống hỏa lực trang bị cho máy bay chiến đấu F/A-18; Chi 37,9 triệu USD cho chiến tranh chống khủng bố thời
gian 4 năm tiếp theo; Chi 568 triệu USD cho công tác bảo đảm hậu cần.
Trong năm tài khóa 2007, có 11,7 tỷ Euro được chi cho quốc phòng, như vậy trên thực tế tăng 8% so với những năm trước đó. Đây là mức gia tăng hàng năm cao nhất kể từ năm 1967.
Với những chương trình tăng cường lực lượng lục quân, hải quân, không quân như trên, thì trong 10 năm nữa, “lực lượng vũ trang Australia sẽ có tất cả những gì cần thiết cho việc cải thiện khả năng can thiệp khu vực và toàn cầu”. Tuy nhiên những chương trình hiện đại hóa quốc phòng là quá tốn kém, vì tiền mua vũ khí, chi phí vận hành, chi phí nhân sự đều tăng. Tất cả những điều đó sẽ gây thêm áp lực cho ngân sách quốc phòng.
2.2. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của Australia dưới sự lãnh đạo của Công Đảng15 (thời Thủ tướng Kevin Australia dưới sự lãnh đạo của Công Đảng15 (thời Thủ tướng Kevin Rudd16 từ tháng 11/2007 đến 6/2010 và Julia Gillard từ tháng 7/2010 đến nay)
2.2.1. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng dưới thời Thủ tướng Kevin Rudd và Julia Gillard thời Thủ tướng Kevin Rudd và Julia Gillard
Thế giới đang chứng kiến những biến đổi và sự dịch chuyển địa - chính trị nhanh chóng, sâu sắc, phức tạp và ẩn chứa nhiều yếu tố bất định. Sự phân bổ lực lượng chính trị, kinh tế và quân sự trên thế giới đang trở nên phân tán hơn. Sự trỗi dậy của Trung Quốc - một quốc gia có dân số đông nhất thế giới, và Ấn Độ - quốc gia đông dân nhì thế giới, đang tiếp tục ảnh hưởng tới quá trình hình thành hệ thống các quan hệ quốc tế ngày càng bất định hơn, trong đó trọng tâm kinh tế và địa - chính trị của thế giới đang dịch chuyển dần sang
châu Á - Thái Bình Dương (nơi có vai trò quan trọng chưa từng thấy đối với
sự tăng trưởng và an ninh toàn cầu).
Trước những diễn biến như vậy, Chính phủ Công đảng của Thủ tướng Kevin Rudd (lên cầm quyền tháng 11/2007 đến 6/2010 và Thủ tướng Julia Gillard lên cầm quyền 7/2010 đến nay) đã tích cực triển khai chính sách đối
ngoại an ninh quốc phòng với ba trụ cột chính là: (i) tăng cường quan hệ đồng
minh với Mỹ, (ii) tăng cường quan hệ với khu vực châu Á - Thái Bình Dương; và (iii) tích cực tham gia vào các thể chế đa phương, trong đó có LHQ.
Thủ tướng Rudd khi tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng lần thứ 26 của Australia đã tuyên bố: Chính phủ Australia sẽ đóng một vai trò tích cực hơn trong các vấn đề toàn cầu, kể các các vấn đề an ninh, biến đổi khí hậu và ổn định tài chính. Vì thế, ngay sau khi phê chuẩn Nghị định thư Kyoto, ông Rudd đã quyết định rút khoảng 550 binh sĩ Australia đang đóng quân tại Iraq về nước vào giữa năm 2008. (Trên thực tế, Australia là một trong những nước
đầu tiên tham gia liên quân do Mỹ đứng đầu tiến hành xâm chiếm Iraq năm 2003 và Chính phủ của cựu Thủ tướng John Howard đã luôn ủng hộ Washington trong cuộc chiến này và đóng góp 1.500 binh sĩ).
Ngày 24/6/2010, bà Julia Gillard, khi tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng lần thứ 27 của Australia, nhấn mạnh một số ưu tiên trong chính sách, trong đó có việc củng cố liên minh Australia - Mỹ, ủng hộ cuộc chiến ở Afghanistan.
Thủ tướng Gillard và Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd cùng chung
quan điểm tăng cường hợp tác Mỹ - Australia - Ấn Độ bằng việc thành lập
liên minh chiến lược tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Mục đích là nhằm kiềm chế Trung Quốc với vị thế và ảnh hưởng ngày càng tăng trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến chính trị, quân sự, ngoại giao. Một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất cho hợp tác ba bên là tăng cường an ninh hàng hải và duy trì tự do hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Nhằm tăng cường hợp tác an ninh Australia - Ấn Độ, Thủ tướng Gillard
đã thay đổi chính sách, bằng việc chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu uranium cho
Ấn Độ.
Australia là nước có trữ lượng uranium giàu nhất trên thế giới, khoảng 40% trữ lượng của toàn thế giới.
Trước đây, vào năm 2007 đã có những quyết định song hành giữa Tổng thống George W. Bush đồng ý trao đổi uranium và viện trợ kỹ thuật nguyên tử năng phụng sự hòa bình với Ấn Độ, và Thủ tướng Australia lúc bấy giờ là ông John Howard đã thỏa hiệp trên căn bản nguyên tắc là Australia bằng lòng bán uranium cho Ấn Độ. Tuy nhiên vào năm 2008 thì Thủ tướng Kevin Rudd đã đảo ngược chính sách của ông John Howard không bán uranium cho Ấn Độ nữa vì lý do Ấn Độ chưa phải là thành viên của hiệp ước chống vũ khí nguyên tử. Hành động này là bằng chứng cho thấy nhận thức còn khác biệt giữa Canberra và New Delhi. Việc không bán uranium cho nước này chỉ đơn
giản phản ánh sự không thống nhất trong nội bộ Công Đảng cầm quyền