Tác động đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 93 - 95)

7. Bố cục của Luận văn

3.2. Tác động của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốcphòng

3.2.3. Tác động đối với Việt Nam

Có thể nói, chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của Australia qua ba thời Thủ tướng (John Howard, Kevin Rudd và bây giờ là Thủ tướng Julia Gillard) đã tác động tích cực đến an ninh quốc phòng Việt Nam. Cụ thể là những lợi ích mà Việt Nam và Australia đạt được trong quan hệ chiến lược. Mối quan hệ hợp tác này giúp đảm bảo quyền lợi của cả hai nước. Australia ủng hộ việc Việt Nam tham gia vào WTO, là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an, đổi lại, Việt Nam ủng hộ Australia mạnh mẽ trong

ASEAN, Việt Nam đã mang lại cho Australia một nguồn hỗ trợ và một kênh thông tin - phối hợp chính sách hữu hiệu trong các dàn xếp do ASEAN lãnh đạo. Việt Nam đóng góp một phần không nhỏ vào việc Australia được chấp thuận trở thành thành viên của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Và đặc biệt với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Việt Nam với vị trí địa - chiến lược quan trọng của mình cần được Australia tính tới trong bất cứ cấu hình an ninh khu vực nào mà quốc gia này muốn hình thành trong tương lai.

Dưới góc nhìn của Việt Nam, quân đội Australia là một trong những lực lượng vũ trang hiện đại và có năng lực nhất trong khu vực Đông Nam Á, lại có liên minh chặt chẽ với quân đội Mỹ, do đó quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước là điều rất quan trọng đối với Việt Nam. Mới hơn 10 năm, kể từ năm 1999, khi hai nước quyết định đặt phòng tùy viên quân sự tại Đại sứ quán mỗi nước, thì sự hợp tác này đã gặt hái được một số kết quả cụ thể, mà rõ rệt nhất là chương trình giúp Việt Nam đào tạo sĩ quan và cán bộ. Australia tài trợ và cung cấp học bổng để đào tạo và huấn luyện cho quân đội Việt Nam. Từ năm 1999 đến nay, đã có hơn 150 sĩ quan Việt Nam qua Australia quan sát và nghiên cứu trong khuôn khổ chương trình DCP, trong đó có 40 sĩ quan được cấp bằng Thạc sĩ và gần 30 sĩ quan cao cấp theo học tại Trường Quốc phòng Australia. Australia là nước trợ giúp Việt Nam nhiều nhất trong địa hạt này. Bên cạnh đó, hai nước còn hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố, Binh chủng đặc công Việt Nam đã gửi người qua Australia.

Việt Nam và Australia đã thường xuyên tổ chức những cuộc đối thoại cấp cao về quốc phòng. Quan chức giữa hai Bộ Ngoại giao và Quốc phòng của hai nước hàng năm đều gặp nhau trong khuôn khổ cuộc đối thoại chiến lược thường niên. Chuyến thăm Australia của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 9/2009 diễn ra sau một loạt những mở rộng về hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Mỹ. Chuyến thăm Việt Nam của Phó Tổng Tư lệnh lực

lượng vũ trang Australia, Tướng David Hurley là nhằm vạch ra kế hoạch hợp tác quân sự Australia – Việt Nam trong tương lai, chủ đề bao gồm huấn luyện, quân y, chống khủng bố và bảo vệ biên giới.

Tư lệnh cảnh sát Australia thăm Việt Nam (tháng 3/2010) và khai trương Trung tâm phòng chống tội phạm xuyên quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh. Hai bên đã đàm phán về Hiệp định dẫn độ tội phạm và Hiệp định tương trợ tư pháp. Australia là nước đứng đầu về đào tạo tiếng Anh và chuyên môn cho cán bộ quân đội Việt Nam (với tổng số 1.284 người, 839 tại Việt Nam và 445 tại Australia tính đến hết tháng 1/2011). Việt Nam đã hợp tác tốt với Australia và hoàn tất việc tìm kiếm hài cốt lính Australia mất tích trong chiến tranh (đã

trao trả được 6 bộ hài cốt). Hai bên đã ký MOU về Hợp tác Quốc phòng nhân dịp Bộ trưởng Quốc phòng Australia sang Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng

Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +) tháng 10/2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 93 - 95)