Với Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 98 - 103)

7. Bố cục của Luận văn

3.3. Triển vọng hợp tác an ninh quốcphòng của Australia

3.3.3. Với Đông Na mÁ

Đông Nam Á là một khu vực đa dạng. Các nước ASEAN cũng rất khác nhau về hệ thống chính trị và những hoàn cảnh chiến lược, nhưng khu vực này đã được hưởng lợi nhiều từ cơ hội phát triển và 30 năm tương đối hòa bình. Nếu 10 nền kinh tế ASEAN gộp lại với nhau, với tổng dân số trên 600

triệu người, khu vực này sẽ có GDP là 3.076 tỉ USD. GDP của Australia trong năm 2010 là 889,6 tỉ USD, đứng sau Indonesia.

Đông Nam Á đã bắt đầu cảm thấy những tác động của các cường quốc đang nổi lên của châu Á. Khu vực này không còn là một tiểu vùng riêng biệt và bị cách ly, đồng thời đang ngày càng quan trọng trong cán cân quyền lực rộng hơn ở châu Á. Sự xâm nhập cường quốc có nghĩa là những dàn xếp chiến lược cũ đang được thay thế bởi những dàn xếp mới. Các cường quốc bên ngoài đang tìm kiếm những vai trò khu vực mới và kết quả là những dàn xếp an ninh phức tạp đang nổi lên. Những quan hệ cường quốc đang thay đổi thúc đẩy các nước Đông Nam Á phải quyết định mức độ mà họ muốn trở thành bên tham gia với sức nặng chiến lược đáng kể. Đông Nam Á đang tiếp cận một thời điểm chiến lược mà có thể xác định vị trí của khu vực này trong những thập niên tới.

Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản ở những mức độ khác nhau đang tiến vào khu vực này, một phần là để kiềm chế ảnh hưởng của nhau, nhưng chủ yếu là để củng cố những đòi hỏi của họ về một vai trò to lớn hơn trong tương lai của khu vực. Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là lợi ích chiến lược "cốt lõi" của họ là một ví dụ chính cho những căng thẳng mới. Mỹ cũng đã có phản ứng trước tuyên bố đó. Nhật Bản đã tìm cách làm gia tăng vai trò ở Đông Nam Á của nước này thông qua Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang đối với tàu bè ở châu Á (ReCAAP) và Ấn Độ đã công bố một chính sách "Hướng Đông" nhằm thúc đẩy vị trí của họ ở Đông Nam Á cũng như chống lại vị thế khu vực ngày càng tăng của Trung Quốc. Nói chung, ảnh hưởng của Nhật Bản và Ấn Độ ở Đông Nam Á còn kém nhiều so với ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc.

Các nước Đông Nam Á tìm cách duy trì một "trạng thái cân bằng năng động" mà sẽ cho phép họ lợi dụng và quản lý những cường quốc kình địch.

Hầu như Đông Nam Á sẽ không thể phát triển được một bộ dàn xếp an ninh đơn giản. Có bốn mô hình chính cho hợp tác an ninh mà sẽ kết hợp và cạnh tranh để định hình khu vực Đông Nam Á: (i) Hợp tác quốc phòng đa phương giữa các cường quốc bên ngoài và từng quốc gia Đông Nam Á; (ii) Hợp tác an ninh do Mỹ lãnh đạo; (iii) Hợp tác an ninh khu vực Đông Á chuyên biệt do Trung Quốc lãnh đạo; (iv) Các nỗ lực đa phương do ASEAN làm trung tâm.

Cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều không thể bảo đảm tất cả những mục tiêu của mình ở Đông Nam Á. Các nước thành viên ASEAN sẽ chống lại những đề xuất đe dọa làm giảm ảnh hưởng hoặc hạn chế sự tự do hành động của họ.

Đề xuất của Trung Quốc đối với Đông Nam Á là tái đảm bảo với các nước khu vực bằng cách cam kết một "sự nổi lên hòa bình", nhưng những vốn liếng "quyền lực mềm" của người Trung Quốc đã thu được rất ít.

Trong khi cưỡng lại sự thống trị của Mỹ, hầu hết các nước Đông Nam Á muốn Mỹ vẫn can dự trong khu vực này, cân bằng với Trung Quốc ở những mức độ khác nhau. Cân bằng cường quốc là một hiện tượng tương đối mới ở Đông Nam Á, và chắc chắn không phải là yếu tố quyết định duy nhất của các vấn đề chiến lược và quốc phòng ở đó. Các chính sách quốc phòng của những quốc gia Đông Nam Á đang được chèo lái bởi một loạt những nhân tố, và trong rất nhiều trường hợp những chính sách này liên quan nhiều đến an ninh nội địa, uy tín và sự bảo trợ nhiều hơn là đến những mối đe dọa đặt ra từ các nước khác. Nhiều nước Đông Nam Á tiếp tục phải trải qua những thách thức an ninh nội bộ.

Tương lai chiến lược của Indonesia sẽ đóng một vai trò lớn trong việc định hình tương lai chiến lược của tiểu khu vực này. Indonesia là nền kinh tế lớn nhất trong 10 nước ASEAN và là nước láng giềng quan trọng nhất của Australia, không chỉ trong bối cảnh sự biến đổi địa - chính trị đang bộc lộ của châu Á, mà còn xét trên góc độ mối đe dọa chủ nghĩa cấp tiến Hồi giáo bạo

lực. Lực lượng Quốc phòng Indonesia đang ngày càng được cung cấp đầy đủ đội ngũ chỉ huy, đặc biệt là trong những cấp bậc thấp hơn, và là những người chuyên nghiệp hơn, có định hướng quốc tế hơn và có xu hướng công nghệ hơn so với những người tiền nhiệm. Indonesia ngày càng quan trọng trong cán cân quyền lực ở Đông Nam Á và rộng hơn là châu Á, và đang bắt đầu hành động với sự tự tin lớn hơn cả trên trường khu vực và toàn cầu. Một nước Indonesia ổn định, an ninh, dân chủ và thịnh vượng sẽ là một ưu tiên trật tự đầu tiên dành cho các nhà hoạch định chiến lược Australia, nhưng điều quan trọng hơn là Australia muốn Indonesia có một vai trò rộng hơn với tư cách là nước đóng góp an ninh ở châu Á.

Lựa chọn của Đông Nam Á về vị trí của khu vực này trong môi trường châu Á mới có liên quan trực tiếp tới chính sách chiến lược của Australia, và Canberra có thể cần phải đi tiên phong hơn trong việc hỗ trợ "những bên tham gia khu vực" định hình một môi trường an ninh đang thay đổi. Có thể khu vực này (hoặc một số quốc gia chủ chốt trong khu vực) sẽ tiến tới xây dựng "bong bóng" quyền lực của chính họ, nằm trên vùng giao nhau giữa vùng láng giềng gần của Australia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Australia đã bắt đầu thử nghiệm cho sự hợp tác chiến lược gần gũi hơn với các nước Đông Nam Á trong những năm tới, bắt đầu với Indonesia và có thể theo sau sự lãnh đạo của Mỹ trong việc xây dựng các quan hệ mạnh mẽ hơn với Việt Nam. Các quan hệ song phương hầu như vẫn sẽ là nền tảng của an ninh Đông Nam Á, và Australia nên chú trọng vào việc củng cố những quan hệ này. ASEAN, khuôn khổ an ninh quan trọng nhất của Đông Nam Á, chưa bao giờ được xây dựng để đóng một vai trò cân bằng quyền lực một cách trực tiếp. Nếu các nước Đông Nam Á muốn củng cố mô hình hợp tác an ninh "bản địa", họ phải ngày càng tìm kiếm những dạng "cứng hơn" của hợp tác quốc phòng[28].

Củng cố các quan hệ đối tác an ninh với Indonesia và Việt Nam không có nghĩa là Australia sẽ bỏ quên các quan hệ khác ở ĐNA. Australia nên tiếp tục hợp tác quốc phòng với các nước ĐNA khác như Philippines. Nhưng Australia sẽ cần phải thực tế và sáng suốt trong việc xác định thành phần có thể có trong một quan hệ đối tác tương lai với ĐNA - khu vực đang có sức nặng chiến lược lớn hơn.

Những thay đổi trong môi trường an ninh ĐNA đang đẩy chính sách chiến lược của Australia theo các hướng khác nhau, có thể là đối lập. Quan hệ đồng minh với Mỹ chủ yếu tập trung vào các mối đe dọa thông thường trên toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong khi trọng tâm của FPDA nhằm vào các mối đe dọa phi truyền thống trên biển. Hợp tác an ninh khu vực do ASEAN đứng đầu lại có một phạm vi khác. Ý tưởng ban đầu của ASEAN là nhằm vào các vấn đề an ninh mềm như các mối đe dọa phi truyền thống hoặc xuyên quốc gia. Nhưng sự ra đời của ADMM +8 đã mở ra những lĩnh vực hợp tác an ninh mới cho ASEAN và các đối tác an ninh của Khối này, theo hướng thực dụng hơn.

Các nhà hoạch định chiến lược của Australia sẽ phải theo đuổi nhiều

hướng khác nhau để đảm bảo các lợi ích quốc gia cho Australia ở ĐNA. Một

là, kế thừa và tái định hướng mạng lưới quan hệ an ninh hiện nay tới một nền

tảng hợp tác đa phương hùng mạnh hơn. Điều này không chỉ gồm củng cố tiến trình ADMM+ mà còn phải kết nối ADMM+8 với Hội nghị Thượng đỉnh

Đông Á; Hai là, khuyến khích Mỹ cam kết nhiều hơn ở ĐNA thay vì coi khu vực này như một trạm trung chuyển tới vùng Vịnh Arập; Ba là, Australia làm

sống lại các quan hệ an ninh của mình với các nước ĐNA nhằm tăng cường sức nặng chiến lược của khu vực trong việc đối phó với các cường quốc bên ngoài. Đồng thời, Australia nên phối hợp chặt chẽ với các đối tác chủ chốt ở ĐNA để phát triển một cái nhìn chung về tương lai khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 98 - 103)