7. Bố cục của Luận văn
2.1. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốcphòng của Australia
2.2.2.2. Sáng kiến Cộng đồng Châu Á– Thái Bình Dương
Australia là nước đã có những thành công khá ấn tượng trong việc đặt dấu ấn ở châu Á. Năm 1989, cựu Thủ tướng Hawke đã đưa ra sáng kiến thành lập APEC, sau này được cựu Thủ tướng Keating cùng Tổng thống Clinton tái cơ cấu thành Hội nghị Cấp cao APEC. Cựu Thủ tướng John Howard cũng
giành được cho Australia vị trí tại Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS). “Theo
chân những người tiền nhiệm, Thủ tướng Kevin Rudd cũng tỏ khát khao xây dựng một hình ảnh Australia có vai trò và vị thế ngày càng cao ở khu vực và trên thế giới” [14, tr. 4].
Nhằm đẩy mạnh quan hệ với các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương,Thủ tướng Rudd đã thúc đẩy thành lập APC, một cơ chế hợp tác mới trong khu vực với lập luận trung tâm địa - chiến lược và địa - kinh tế của thế giới đang chuyển dịch tới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Với sáng kiến
này, Australia muốn có một vai trò trong một tập hợp mới ở Châu Á – Thái Bình Dương như đã từng làm khi khởi xướng APEC 1989.
Sáng kiến Cộng đồng Châu Á – Thái Bình Dương (APC) do Thủ tướng
Kevin Rudd lần đầu tiên đưa ra tại cuộc họp của Hội châu Á tổ chức tại Sydney ngày 04/6/2008.
Với ý tưởng thành lập APC vào năm 2020, Australia muốn hình thành một cơ chế mới khá toàn diện về cả thành viên lẫn chủ đề thảo luận. Theo ý tưởng ban đầu, APC sẽ có sự tham gia của các nước ASEAN, các nước lớn như Nga, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và cả một số nước Nam Mỹ như Brazil, Peru, Chile. ASEAN sẽ tham gia APC thông qua cơ chế
Troika cùng Tổng thư ký ASEAN. “Trong quá trình vận động, Australia luôn
khẳng định ASEAN vẫn sẽ giữ vai trò trung tâm trong khu vực và sẽ là trung tâm của APC, nếu được thành lập” [25, tr.7]. Các thể chế khác đang tồn tại
trong khu vực cũng sẽ trở thành các “trụ cột” của APC.
Nhằm thúc đẩy ý tưởng về APC, Thủ tướng Kevin Rudd đã cử đặc phái viên Richard Woolcott, một nhà ngoại giao có nhiều kinh nghiệm, từng được cựu Thủ tướng Hawke bổ nhiệm làm Đặc phái viên phụ trách việc phát triển APEC, tới thủ đô của các nước liên quan để thảo luận về đề xuất này. Sau 12 tháng thực hiện các chuyến thăm tới Mỹ, Nga, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước ASEAN, New Zealand, Ấn Độ, Mexico, Chile, Peru, gặp gỡ khoảng 300 nhà lãnh đạo và quan chức trong khắp khu vực để trình bày cụ thể hơn về Sáng kiến APC, Đặc phái viên Richard Woolcott đã trình lên Thủ tướng Kevin Rudd một bản báo cáo và Thủ tướng Rudd đã thông báo những kết luận chính của báo cáo này tại cuộc đối thoại Shangri-la
năm 2009 ở Singapore như sau: thứ nhất, có một sự nhất trí rộng rãi là làm
thế nào để cấu trúc khu vực có thể phục vụ tốt nhất lợi ích của các nước về
hiện tại không mang lại một diễn đàn duy nhất cho tất cả các nhà lãnh đạo liên quan để thảo luận tất cả những thách thức chính trị, kinh tế và an ninh sẽ
phải đối mặt trong tương lai; thứ ba, không nước nào muốn có thêm các hội
nghị và thể chế. Các nhà lãnh đạo khó có thể sắp xếp thời gian để có thêm các cuộc họp trong khi cường độ các cuộc họp đã quá dày đặc [29].
Bản thân Thủ tướng Kevin Rudd cũng đã nhiều lần kêu gọi các nước khu vực ủng hộ APC trong các chuyến thăm song phương hay các diễn đàn, hội nghị khu vực, tại các hội nghị cấp cao ASEAN+ tại Thái Lan tháng 10/2009 và Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Singapore tháng 11/2009. Ông cũng đã gửi thư cho 21 người đứng đầu chính phủ ở 21 nước mà đặc phái viên Wollcott đã tới thăm, chuyển một thông điệp rõ ràng là cơ chế mới này (APC) có thể được tạo ra và phát triển lên từ bất cứ thể chế hiện có nào trong khu vực. Thủ tướng Kevin Rudd cũng trấn an các nước trong khu vực bằng lập luận: một cường quốc hạng trung tích cực như Australia đưa ra ý tưởng mới cho cấu trúc khu vực sẽ tốt hơn so với một cường quốc chính như Mỹ, Trung Quốc hoặc Nhật Bản vì sẽ ít làm các nước nhỏ nghi ngờ hơn về động cơ đưa ra sáng kiến. Thủ tướng cũng luôn đề cao vai trò của ASEAN trong các bài phát biểu, cho rằng trong quá trình thảo luận về các thể chế tương lai, các nước trong khu vực có thể dựa vào kinh nghiệm tích lũy và bài học thành công của những thể chế sẵn có trong khu vực như ASEAN [14].
Australia cũng đã tổ chức Hội nghị mang tên “Châu Á – Thái Bình
Dương: Cộng đồng cho thế kỷ XXI” từ ngày 3 - 5/12/2009 với sự tham dự của
các quan chức và học giả với mục đích thu thập ý kiến đánh giá, đặc biệt là của giới học giả để hoàn thiện ý tưởng về APC.
Tuy nhiên, ý tưởng thành lập APC do Thủ tướng Kevin Rudd đề xuất khó trở thành hiện thực vì trong tiến trình hình thành đã gặp phải rất nhiều trở ngại.
Một là, sự khác biệt quá nhiều về trình độ kinh tế, nền văn hóa và thể chế
chính trị khiến châu Á - Thái Bình Dương khó có thể trở thành một cấu trúc thống nhất.
Hai là, các nước Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ ủng hộ xây dựng một cộng
đồng Đông Á hơn là xây dựng một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương do Australia khởi xướng và dẫn dắt.
Ba là, các nước ASEAN lo ngại giảm sút vai trò của mình trong khu vực
nếu APC ra đời. Tại châu Á – Thái Bình Dương hiện nay tồn tại nhiều tổ chức khu vực như ASEAN, ASEAN+3, ARF, APEC, EAS,... có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của khu vực trên các lĩnh vực an ninh - chính trị và kinh tế; bản thân các quốc gia trong khu vực khó từ bỏ những vai trò, lợi ích hiện có để tham gia một cơ cấu hoàn toàn mới, chưa xác định rõ về mô hình, cơ chế hoạt động và hiệu quả.
Bốn là, trên thực tế thì Mỹ và New Zealand ủng hộ Đối tác Xuyên Thái
Bình Dương (TPP) nên không mặn mà với APC.
Tuy vậy, đề xuất thành lập APC của Thủ tướng Kevin Rudd cho thấy Australia thực sự coi trọng tăng cường quan hệ hợp tác với các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời cũng thể hiện tham vọng của nước này muốn đóng một vai trò tích cực hơn trong khu vực.