7. Bố cục của Luận văn
2.1. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốcphòng của Australia
2.2.2. Biểu hiện cụ thể chính sách đối ngoại an ninh quốcphòng của Australia
2.2.2. Biểu hiện cụ thể chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của Australia dưới thời Thủ tướng Kevin Rudd và Julia Gillard Australia dưới thời Thủ tướng Kevin Rudd và Julia Gillard
2.2.2.1. Liên minh với Mỹ
* Quan hệ an ninh song phương Mỹ - Australia
Với Mỹ, Australia xác định là đồng minh truyền thống và đối tác quan trọng nhất trong Chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng. Các Thủ tướng Australia đều thăm Mỹ ngay sau khi nhậm chức (gần đây nhất là chuyến thăm
của Thủ tướng Julia Gillard tháng 3/2011); hai bên tổ chức Đối thoại Chiến
lược cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng (AUSMIN) thường niên (gần
nhất là tháng 09/2011); Australia hoan nghênh Mỹ tăng cường sử dụng quân cảng của mình, thường xuyên tiến hành tập trận chung và mua vũ khí của Mỹ. Ngoại trưởng Hillary Clinton khẳng định quan hệ Mỹ - Australia đã
chuyển dịch từ “đồng minh châu Á - Thái Bình Dương sang đồng minh Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương”. Australia là một đối tác chiến lược cho những lợi
ích của Mỹ tại khu vực. Vị trí then chốt nằm ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cũng như cơ sở hạ tầng quân sự hiện có ở phía Bắc và phía Tây của Australia làm cho nước này là đồng minh quan trọng trong việc hỗ trợ an ninh hàng hải ở các vùng biển của khu vực. Sự hiện diện tăng lên của Mỹ cũng sẽ đóng góp cho sự cân bằng của khu vực và giúp cho Australia có lợi thế trong khu vực và với Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Australia.
Liên minh quân sự Australia - Mỹ là “quan hệ đối tác cốt lõi, được biết
đến với tên Hiệp ước ANZUS – Hiệp ước an ninh quan trọng của Australia. Vai trò lãnh đạo của Mỹ, Australia và sức mạnh của liên minh này là quan trọng hơn bao giờ hết, không chỉ trong khu vực, mà còn trên khắp toàn cầu.
Australia nằm trong tầm ảnh hưởng của cả Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, nổi lên như một đối tác quan trọng nhất của Mỹ trong khối các nước nói tiếng Anh vì vị trí của họ.
Công đảng tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Mỹ để đối phó với những thách thức đối ngoại chung trong khu vực – những vấn đề quan trọng nhất, đó là việc phổ biến vũ khí hạt nhân tại châu Á, sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, dịch bệnh và xu hướng các cơ cấu khu vực loại trừ vai trò của Mỹ.
Australia và Mỹ cùng chia sẻ quan điểm chung đối với những vấn đề an ninh toàn cầu, như Afghanistan, Pakistan, Iran, Trung Đông và Libi.
Riêng đối với Afghanistan, Australia và Mỹ tiếp tục hợp tác chặt chẽ vì mục tiêu chung là xây dựng một nước Afghanistan ổn định, thịnh vượng và hòa bình trong khu vực; Ủng hộ sự chuyển giao trách nhiệm an ninh cho phía Afghanistan, tiếp tục cam kết can dự lâu dài ủng hộ quá trình phát triển kinh tế và ổn định của Afghanistan; Ủng hộ và can dự vào Pakistan trong nỗ lực chống khủng bố, tăng cường dân chủ và thúc đẩy phát triển kinh tế; Tăng cường an ninh, thương mại và đầu tư ở khu vực, nhấn mạnh tầm quan trọng của Hội nghị Istanbul và Bonn sắp tới và viễn cảnh về một “Con đường Tơ lụa mới” .
Liên minh Mỹ - Australia là chiếc neo chiến lược đối với hoà bình và ổn định ở tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và rộng hơn nữa. Nhân dịp kỷ
niệm 60 năm ký Hiệp ước ANZUS, hai bên thông qua những biện pháp được
hoạch định nhằm tăng cường quan hệ hợp tác liên minh, phối hợp và nâng cao các khả năng. Hai bên khẳng định vai trò của Hiệp ước ANZUS và chia sẻ cam kết thúc đẩy hoà bình, an ninh và thịnh vượng. Hai bên cùng quan ngại về những thách thức trên biển, vũ trụ, không gian mạng và những thách thức an ninh phi truyền thống, đồng thời quyết định tăng cường phối hợp và tham
vấn về môi trường chiến lược đang biến đổi ở châu Á - Thái Bình Dương nhằm đảm bảo khả năng thích nghi của liên minh trong việc đối phó với những thách thức khi nổi lên.
Liên minh Mỹ - Australia ngày càng được tăng cường, thể hiện rõ qua các lĩnh vực quân sự:
Không gian vũ trụ: Hai bên nỗ lực mở rộng quan hệ hợp tác chặt chẽ về không gian vũ trụ, phát triển sự minh bạch và các biện pháp xây dựng lòng tin; Hai bên ủng hộ những nỗ lực phát triển Đối tác Thông tin Phối hợp Mỹ - Australia, dựa trên Tuyên bố về các nguyên tắc đối tác thông tin vệ tinh quân sự ký tại Hội nghị AUSMIN 2008.
An ninh mạng: Xử lý những mối đe doạ an ninh mạng ngày càng tăng mà hai nước và cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt. Bộ trưởng Quốc phòng
Australia Stephen Smith cho rằng an ninh mạng là “một thách thức chủ yếu,
xuyên quốc gia trong thế kỷ XXI” và sẽ là một trong những vấn đề chính của
các cuộc thảo luận hàng năm giữa hai nước. Theo kế hoạch, Hội nghị AUSMIN năm 2012 sẽ được tổ chức tại Australia.
Vị trí triển khai đóng quân: Năm 2010, Mỹ và Australia đã thành lập một nhóm công tác song phương để phát triển những lựa chọn nhằm tái bố trí lực lượng vũ trang của mỗi nước theo những cách thức có lợi cho an ninh quốc gia của cả hai nước, giúp định hình môi trường an ninh khu vực đang nổi lên. Mỹ và Australia đã đánh giá một loạt sáng kiến hợp tác tiềm năng, bao gồm: (i) Những lựa chọn cho việc tăng sự tiếp cận của Mỹ đối với các khu huấn luyện, diễn tập và bãi thử thử vũ khí của Australia; (ii) Bố trí trang thiết bị của Mỹ tại Australia; (iii) Những lựa chọn đối với việc Mỹ sử dụng rộng rãi hơn các cơ sở và hải cảng của Australia; (iv) Những lựa chọn cho các hoạt động chung và phối hợp tại khu vực. Lực lượng quân sự hai nước sẽ được triển khai ở vị trí sao cho có thể phản ứng kịp thời và hiệu quả những tình
huống bất ngờ có thể nảy sinh tại khu vực, bao gồm hỗ trợ nhân đạo, giảm nhẹ thiên tai và tăng cường khả năng hợp tác với các lực lượng vũ trang của các đối tác khác trong khu vực.
Khả năng phối hợp: Mỹ - Australia quyết định tăng cường khả năng
tương tác của lực lượng vũ trang hai nước, đặc biệt liên quan đến cam kết hợp tác về máy bay chiến đấu và vận tải, trực thăng, hệ thống tác chiến ngầm và công nghệ ngư lôi; Dựa trên sự mở rộng vai trò của các bộ phận dân sự trong khi tiến hành thành công cuộc tập trận TALISMAN SABER, cuộc diễn tập quân sự tổng hợp lớn và quan trọng nhất, nhằm tăng cường khả năng tương
tác và năng lực phối hợp chung nhằm ổn định hoá và tái thiết hậu xung đột.
Phòng thủ tên lửa đạn đạo - BMD: Australia ghi nhận và sẽ tiếp tục tham vấn với Mỹ về việc phát triển hướng thích nghi đối với Phòng thủ tên lửa đạn đạo được nêu trong Bản đánh giá BMD của Mỹ, theo đó cho phép phòng thủ tên lửa được áp dụng đối với những thách thức chỉ có ở châu Á - Thái Bình Dương. Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác xây dựng sự hiểu biết chung về những nguy cơ tên lửa đạn đạo ở khu vực và hợp tác nghiên cứu các hệ thống nhằm đối phó với những mối đe doạ này, cũng như các lựa chọn cho sự hợp tác thiết thực trong lĩnh vực này [34].
Chiến lược của Mỹ cho rằng cấu trúc quân hiện có của Australia không đủ hiệu quả để giải quyết các thách thức đang nổi lên ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và do đó, Mỹ sẽ thiết lập một sự hiện diện quân sự thường trực ở phía Tây đại dương này, đủ gần để ngăn chặn Trung Quốc nhưng cũng đủ xa để không phải lo lắng về tên lửa của Trung Quốc. Mỹ và Australia muốn ngăn cản hành vi đôi khi quá quyết liệt của Trung Quốc trong các tranh chấp trên biển với các nước láng giềng, đa số là các tranh chấp về hải đảo và hành lang hàng hải.
Ngày 4/4/2012, khoảng 200 lính thủy đánh bộ Mỹ đã đặt chân xuống Darwin như một phần của việc tăng cường hợp tác quốc phòng, vốn được nêu ra khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Australia vào tháng 11/2011. Các binh sĩ trên sẽ đóng ở căn cứ Robertson, khu Northern Territory trên cơ sở quay vòng 6 tháng một lần. Trong một tuyên bố chung, Thủ tướng Australia Julia Gillard, Bộ trưởng Quốc phòng Stephen Smith và thủ hiến khu Northern Territory Paul Henderson đã hoan nghênh hợp tác quân sự được cho là lớn
nhất từ trước tới nay trong quan hệ an ninh quân sự Mỹ - Australia: "Nó đại
diện cho sự tiến triển của những cuộc diễn tập và các hoạt động mà Mỹ đã tiến hành với Lực lượng phòng vệ Australia tại Australia. Ý định của hai nước trong những năm sắp tới là thiết lập sự hiện diện quay vòng của 2.500 binh sĩ thuộc lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Mỹ không có căn cứ quân sự ở Australia và những diễn biến trên cũng không làm thay đổi bất cứ điều gì"
[41].
Hiện Mỹ đang triển khai tàu sân bay và tàu ngầm tấn công tại thành phố
Perth, Tây Australia như một phần của kế hoạch mở rộng quân sự. Mỹ cũng
đang xem xét sử dụng quần đảo Cocos, lãnh thổ hải ngoại của Canberra trên Ấn Độ Dương, để triển khai máy bay do thám không người lái. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith tuyên bố việc sử dụng quần đảo Cocos là lựa chọn lâu dài cho quan hệ quân sự gần gũi hơn giữa hai nước. Theo giới chức, nơi này được xem là vị trí lý tưởng để triển khai máy bay không người lái giám sát các tuyến đường biển quan trọng trong khu vực, bao gồm cả biển Đông.
* Liên minh chiến lược Mỹ - Australia - Ấn Độ
Trong bối cảnh sự thay đổi chiến lược diễn ra liên tục ở châu Á cùng sự trỗi dậy của Trung Quốc, Australia một mặt thắt chặt hơn quan hệ đồng minh
với Mỹ, mặt khác tìm cách tính toán trong quan hệ với Ấn Độ - một cường quốc đang nổi lên trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Mới đây, Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd tuyên bố rằng, Mỹ, Australia và Ấn Độ đang hình thành một liên minh chiến lược tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Về mặt chiến lược, Australia và Ấn Độ cần chung sức mở rộng môi trường ổn định, hợp tác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Lợi ích của Ấn Độ đang mở rộng sang phía Đông, quan hệ với Mỹ đã định hình, bất chấp có lúc trồi sụt. Trong khi đó, Australia bắt đầu quan tâm tới việc phòng thủ ở các vùng biển phía Tây và phía Bắc, cùng với
triển vọng hải quân Mỹ tăng cường hiện diện tại đây. Chính vì lẽ đó, tại Đối
thoại thường niên cấp bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng (AUSMIN 2011)
ở San Francisco, lần đầu tiên Mỹ và Australia công khai khuyến khích Ấn Độ đẩy mạnh chính sách “hướng Đông”. Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith ngày 28/7/2011 đã kêu gọi trao cho Ấn Độ một vai trò lớn hơn ở châu Á, đồng thời khẳng định quốc gia được coi là nền dân chủ lớn nhất thế giới này là một lực lượng tích cực trong một khu vực mà bấy lâu nay mọi sự chú ý đặt trọng tâm vào Trung Quốc.
Một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất cho hợp tác ba bên là tăng cường an ninh hàng hải và duy trì tự do hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. 2/3 lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ phải trung chuyển qua Ấn Độ Dương. Phần lớn tài nguyên xuất khẩu của Australia được trung chuyển qua khu vực biển Đông Á để sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Tam giác chiến lược Mỹ - Australia - Ấn Độ là mối đe dọa thực sự đối với Trung Quốc. Mỗi cạnh tam giác đều đi vào quỹ đạo phát triển, trong đó mạnh nhất là cạnh Mỹ - Australia. Với cạnh Mỹ - Ấn, năm 2005, hai nước ký một thỏa thuận 10 năm về khung hợp tác quân sự. Hiện nay, Ấn Độ tổ chức
diễn tập quân sự chung với Mỹ nhiều hơn với bất kỳ quốc gia nào khác. Về cạnh Ấn Độ - Australia, hai bên thống nhất đưa ra tuyên bố chung về hợp tác an ninh năm 2009 và thực hiện các cuộc hội đàm song phương giữa các tư lệnh quân chủng và cố vấn an ninh.
Trong bức tranh rộng lớn của khu vực Ấn Độ Dương - châu Á, Thái Bình Dương, Australia và Ấn Độ nhiều khả năng sẽ cùng nhau thiết lập các diễn đàn song phương dành cho các chính trị gia, học giả hai nước, đồng thời sử dụng các diễn đàn đa phương quan trọng như Hội nghị thượng đỉnh Đông Á để tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Một số nhà phân tích chính trị nhận định rằng ở thế kỷ Á châu, sẽ là “thảm kịch” nếu lãnh đạo hai nước không rũ bỏ định kiến cũ để đưa quan hệ Australia - Ấn Độ bước vào giai đoạn “khai hoa kết trái” [37].
Hiện nay, Ấn Độ đang nỗ lực tăng cường sức mạnh hải quân hùng mạnh trên 572 đảo nhằm đối phó với các động thái chiến lược của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương, đồng thời bảo đảm an toàn cho các tuyến hàng hải kéo dài tới eo biển Malacca. Ấn Độ đang quan tâm nhiều hơn đến Biển Đông và khu vực Đông Á vì lợi ích chiến lược của mình, trong đó có nhu cầu bảo vệ quyền tự do đi lại trên các tuyến hàng hải quốc tế và hợp tác chống hải tặc.
Đối với Australia, khu vực mang tính then chốt đối với tương lai của
Australia giờ đây bao gồm cả Ấn Độ Dương. Cả Mỹ và Australia đều có những lợi ích khi Ấn Độ đóng vai trò của một cường quốc quốc tế lớn. Ấn Độ đang ngày càng hướng Đông cùng với sự quan tâm cả vì những lý do chiến lược lẫn kinh tế và bởi những liên hệ văn hoá lâu đời.
* Quan hệ đồng minh tứ giác Mỹ - Nhật Bản - Australia - Ấn Độ
Đối với Mỹ, việc tăng cường quan hệ an ninh với Ấn Độ nằm trong chiến
Australia - Nhật Bản và trục Mỹ - Australia - Ấn Độ tạo thành vòng cung vô
hình bao vây Trung Quốc.
"Chiến lược chuỗi đảo" - kiềm chế và phong tỏa Trung Quốc chính là trọng tâm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ . Phát triển quan hệ đồng minh tứ giác từ việc phong tỏa chuỗi đảo. Hạt nhân của quan hệ đồng minh tứ giác là chỉ liên minh quân sự gồm bốn nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Trên thực tế, từ một loạt các diễn biến trong thời gian gần đây, chúng ta không khó để nhìn thấy Mỹ đang tích cực thúc đẩy sự phát triển này, và đồng minh Australia ủng hộ quan điểm này.
Mối quan tâm của các nước này với Biển Đông ngày càng gia tăng vì những lợi ích địa – chính trị của từng nước. Chính những động thái hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông khiến cả bốn nước đều nhận thấy những nguy cơ đe dọa tự do hàng hải trong tương lai và hợp tác an ninh bốn bên là điều cần thiết trong hoàn cảnh này.