Tác động đối với an ninh của Australia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 90 - 93)

7. Bố cục của Luận văn

3.2. Tác động của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốcphòng

3.2.2. Tác động đối với an ninh của Australia

Dưới thời Thủ tướng John Howard, Chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của Australia là ủng hộ lập trường của Mỹ gần như tuyệt đối. Australia luôn sát cánh cùng đồng minh Mỹ vì lợi ích an ninh quốc gia. Australia không thể hy vọng Mỹ sẽ là một người bạn ở châu Á nếu như Australia không còn là đồng minh của Mỹ tại Trung Đông, bởi vì nếu Australia không hành động theo Mỹ thì đó là nguy cơ cho an ninh Australia; ngược lại, nếu Australia ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố thì tương lai của người dân Australia sẽ gặp thảm họa khủng bố trong nước và người Australia đi du lịch ở nước

ngoài; hoặc nếu lờ đi, hoặc lùi bước trước bọn khủng bố thì chúng càng được thể hoành hành, và điều quan trọng là Australia luôn coi mình là đại diện cho văn minh phương Tây, là tấm gương tiêu biểu của sự thịnh vượng và các giá trị phương Tây. Vì lẽ đó, Australia cần hành động kiên quyết phối hợp với các nước, đặc biệt với Mỹ, đánh bại chủ nghĩa khủng bố.

Các nước láng giềng đặc biệt là các nước thuộc khối ASEAN không tán thành quan điểm với Australia vì Thủ tướng John Howard tuyên bố chống lại các phần tử khủng bố ở các nước láng giềng châu Á và đề nghị sửa đổi Luật quốc tế và Hiến chương LHQ cho phép một quốc gia nào đó tấn công trước chống các phần tử khủng bố đang có mưu toan tấn công nước đó.

Đây là một tuyên bố gây chấn động đối với các nước láng giềng châu Á của Australia khiến các nhà lãnh đạo châu Á giận dữ, phẫn nộ. Hiển nhiên là các nước có chủ quyền sẽ không bao giờ chấp nhận hành động xâm phạm chủ quyền của nước mình qua việc một nước khác đơn phương đem quân tấn công bọn khủng bố; tăng cường hợp tác giữa các nước để đấu tranh chống

khủng bố sẽ là giải pháp tốt nhất. Đề nghị đó của Australia sẽ “phá vỡ các quy

định và luật pháp quốc tế, đe dọa trật tự thế giới và hủy hoại sự tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ song phương” – Cựu Phó thủ tướng Malaixia Abdullah

Ahmad Badawi phát biểu ngày 3/12/2002, “điều này trực tiếp làm tổn hại lợi

ích của chính Australia”.

Việc Australia ủng hộ tuyên bố “đánh đòn phủ đầu” trong chiến lược an ninh Mỹ khiến các nước Đông Nam Á bất bình, đặc biệt là Indonesia. Điều này làm ảnh hưởng và phức tạp thêm mối quan hệ song phương giữa Australia và Indonesia - đất nước láng giềng gần gũi nhưng vốn đã có mối quan hệ đầy biến động, thất thường trong lịch sử. Các nước châu Á khác nhận xét rằng Australia tự nguyện làm phó cảnh sát trưởng cho Mỹ tại khu vực này,

ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín chính trị của Australia, ảnh hưởng đến những nỗ lực của Australia với vai trò một cường quốc bậc trung bấy lâu nay.

Ủng hộ Mỹ tuyệt đối trong cuộc chiến chống khủng bố giúp cho Australia an ninh hơn hay tạo ra nguy cơ mất an ninh? Sau sự kiện 11/9, Australia là một trong những nước đầu tiên tuyên bố đứng về phía Mỹ, ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố, Australia ngay lập tức nhận được lời đe dọa từ nhóm khủng bố tự xưng là Al Qaeda, khiến cho đất nước ở trong tình trạng mất an ninh cao độ ở thời điểm đó. Vụ khủng bố trên đảo Bali, có nhiều du khách Australia lui tới là một cảnh báo cho việc Australia ủng hộ tuyệt đối các chính sách của Mỹ, hay vụ khủng bố trên đảo Bali chỉ là ngẫu nhiên mà không nhằm vào công dân Australia? An ninh ngoài biên giới bị đe dọa, tuy nhiên cho đến nay Australia chưa ghi nhận bất kì một cuộc khủng bố nào trong nội địa. Và theo một báo cáo của Bộ quốc phòng Australia 2009, mối đe dọa chủ nghĩa khủng bố ở Đông Nam Á đã giảm xuống đáng kể từ sau vụ đánh bom trên đảo Bali (Indonesia) năm 2002 và các chiến dịch chống khủng bố đã đóng vai trò trung tâm trong việc hạn chế khả năng của các mạng lưới khủng bố trong khu vực.

Việc Australia tăng chi phí quốc phòng, các kế hoạch mua sắm và hiện đại hóa quân đội – được cho là nhằm đảm bảo an ninh nội địa, cũng ít nhiều ảnh hưởng đến các nước trong khu vực, tạo thành vòng luẩn quẩn giữa an ninh và mất an ninh giữa các quốc gia trong khu vực. Một quốc gia theo đuổi “an ninh tuyệt đối” gây ra việc “mất an ninh tuyệt đối” ở một quốc gia khác. Chi phí quốc phòng leo thang có nguyên nhân sâu xa là xuất phát từ mối lo sợ mất an ninh.

Về quan hệ an ninh song phương Australia – Nhật Bản, Australia chính

thức tăng cường quan hệ an ninh với Nhật Bản bằng Tuyên bố chung về hợp

mình trong khu vực với tư cách là một cường quốc bậc trung. Tuy nhiên, việc thông qua Tuyên bố chung này về lâu dài có thể gây tổn hại cho quan hệ Australia – Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng đó là một mắt xích quan trọng trong chiến lược vây bọc Trung Quốc đứng đầu là Mỹ. Khi đó nhiệm vụ cân bằng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc càng trở nên khó khăn hơn với Australia.

Trong tương lai thì Australia vẫn sẽ là cường quốc hàng hải dân cư thưa thớt, có các lợi ích địa - chính trị tương đồng với Mỹ và Nhật Bản hơn là Trung Quốc. Theo đề xuất của Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đại học quốc gia Australia, ông Hugh White thì Australia có thể vận dụng quan hệ với Mỹ và Trung Quốc để khuyến khích hai nước đề ra các tiêu chí nhằm ngăn ngừa nguy cơ nổ ra xung đột. Việc tăng cường hợp tác an ninh, tập trận giữa Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và xây dựng “Liên minh quốc gia dân chủ hải dương” luôn phải đi kèm các nỗ lực trấn an Trung Quốc rằng động thái đó không nhằm vào một nước nào, không nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Dù Sách Trắng Quốc phòng Australia 2009 không tuyên bố rõ ràng rằng Trung Quốc là “mối đe dọa” nhưng thông điệp của Sách Trắng có tác động và ảnh hưởng rất lớn đối với khu vực cũng như đối với quan hệ song phương Australia - Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)