Hợp tác an ninh quốcphòng trong các thể chế đa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 73 - 79)

7. Bố cục của Luận văn

2.1. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốcphòng của Australia

2.2.2.3. Hợp tác an ninh quốcphòng trong các thể chế đa phương

Kể từ thời kỳ của Thủ tướng Kevin Rudd, chính quyền Australia thay đổi thế giới quan. Theo đó, Australia tự nhận là một “cường quốc hạng trung” và định vị Australia gần gũi với châu Á hơn là thế giới phương Tây. Rõ ràng, Australia không muốn buộc phải lựa chọn một trong hai; giữa “sự an toàn” mà Mỹ cung cấp hay “cơ hội kinh tế” từ phía Trung Quốc. Chính vì vậy, chính quyền Kevin Rudd, sau này là Thủ tướng Julia Gillard chủ trương một

chính sách đối ngoại ủng hộ chủ nghĩa đa phương hơn là song phương, coi trọng luật lệ hơn là sử dụng vũ lực, chú ý đến hợp tác hơn là cạnh tranh.

Tình hình đang bắt đầu thay đổi, với các thỏa thuận và diễn đàn đa phương ngày càng trở thành cách tiếp cận được ưa chuộng của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đối với những vấn đề gai góc.

Theo ông Rudd, thì bất kỳ liên minh nào nên là một phần của một tập

hợp đa phương rộng lớn hơn:“Bộ Quốc phòng Australia cũng không muốn

dính líu vào bất cứ cấu trúc an ninh đa phương nào trong khu vực, ngoại trừ những liên minh dưới ngọn cờ Liên Hiệp Quốc, hoặc các diễn đàn rộng rãi như Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF). [43]

Phát biểu tại Hội nghị An ninh châu Á thường niên (còn gọi là Đối thoại Shangri-la) lần thứ chín đang diễn ra ở Singapore, ông Faulkner khẳng định Australia ủng hộ mạnh mẽ sự phát triển và tăng cường cấu trúc đa phương của khu vực, đồng thời nêu rõ sự đóng góp đáng kể của Australia đối với các thể chế như Liên Hiệp Quốc và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF).

* Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)

Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) thành lập năm 1994 có một phần sáng

kiến ngoại giao của Australia. Australia đã và đang là một thành viên tích cực trong các cuộc thảo luận và hoạt động của Diễn đàn. Australia hỗ trợ cho các nỗ lực của ARF phát triển các công cụ ngoại giao phòng ngừa; cứu trợ thiên tai (với Indonesia) và không phổ biến và giải trừ quân bị (với Việt Nam và Nhật Bản).

Australia mong muốn phối hợp với các đối tác trong ARF thực hiện các sáng kiến an ninh khu vực, để khu vực này nhậy ứng hơn với các thách thức an ninh của họ. Australia đóng góp cho an ninh khu vực thông qua các hoạt động hợp tác song phương với các nước thành viên ASEAN. Australia có

quan hệ quốc phòng với phần lớn các nước ASEAN, hợp tác chặt chẽ với ASEAN và các thành viên ASEAN là rất quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố ở Đông Nam Á.

Quản lý thiên tai, đối phó với thiên tai là một trọng tâm hoạt động của ARF trong những năm gần đây. Australia và Indonesia đồng tổ chức diễn tập cứu trợ thiên tai tại Indonesia vào tháng 5/2008.

Australia đã khuyến khích ARF giải quyết các mối đe dọa phổ biến hạt nhân và đưa ra thông điệp rõ ràng cho CHDCND Triều Tiên về chương trình hạt nhân và tên lửa, đồng thời yêu cầu Bắc Triều Tiên phải thực hiện đầy đủ các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ và Tuyên bố chung của Đàm phán 6 bên tháng 9/2005.

Quan trọng nhất đối với ARF trong giai đoạn hiện nay là tiếp tục tập trung thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin, coi đó là trọng tâm xuyên suốt của tiến trình ARF, nhằm tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các nước trong khu vực.

Trong nhiệm kì ARF 2011 - 2012, Australia sẽ đồng chủ trì một hội thảo khủng bố sinh học vào việc phát hiện bệnh và giám sát với Việt Nam và Mỹ như là một đóng góp vào chương trình nghị sự chống khủng bố ARF. Australia cũng sẽ đảm nhận trách nhiệm hợp tác chính cho an ninh mạng trong ARF, và sẽ làm việc với Singapore thảo luận để tăng cường phản ứng trong khu vực sự cố an ninh không gian mạng.

* Liên Hiệp Quốc (LHQ)

Trụ cột thứ hai trong chính sách của Công đảng là sự tham gia tích cực

vào trật tự thế giới nhằm đối phó với các thách thức xuyên quốc gia có ảnh hưởng đến tương lai của đất nước. Việc Công đảng ủng hộ các giải pháp đa phương, giải pháp Liên Hợp Quốc, xuất phát từ một thực tế mà cộng đồng quốc tế ghi nhận, đó là sự can dự tích cực, là phương tiện cơ bản để duy trì

hòa bình và sự phát triển lâu dài. Chủ nghĩa song phương cứng rắn và thái độ từ chối chủ nghĩa đa phương – trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Thủ tướng Howard – ngày càng tỏ ra không thích hợp trong việc

đối phó với các vấn đề của thế giới. “Các vấn nạn như khủng bố, tình trạng

ấm lên toàn cầu, cúm gia cầm... khó có thể giải quyết được nếu chỉ trao đổi kín đáo với những đồng minh, cho dù đó là các nước hùng mạnh. Chỉ thông qua một quá trình lâu dài, gian khổ xây dựng liên minh với nước có lợi ích khác nhau, chúng ta mới có thể tìm được một giải pháp lâu dài, thực tế.” -

Kevin Rudd. Vì vậy, Australia đẩy mạnh vai trò lớn hơn tại LHQ và các diễn đàn đa phương khi tích cực vận động để trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2013 - 2014.

* Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS)

Vị thế địa - chính trị của Australia trong mối quan hệ với các cường quốc trên toàn cầu đang gia tăng. Sau thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, Australia bị xếp riêng vào một danh sách theo vị trí địa - chiến lược bất chấp liên minh vững chắc của Australia với các đồng minh phương Tây do Mỹ đứng đầu, thì nay Australia đang nổi lên thành nước chủ chốt mới trong khuôn khổ an ninh của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Đông Ấn Độ Dương.

Có hai lý do để giải thích cho tầm quan trọng quốc tế đang gia tăng của

Australia. Một là, sự nổi lên của Ấn Độ và Trung Quốc như là các cường

quốc lớn đã biến thế mạnh gần biển của Australia trở nên quan trọng hơn

trong tam giác Mỹ - Ấn Độ - Trung Quốc. Mỹ cần các đồng minh đáng tin cậy

vì một hệ thống đa cực mới tại châu Á đang hình thành với cả Trung Quốc lẫn

Ấn Độ đều đang nâng cấp lực lượng hải quân của mình; Hai là, vai trò của

Australia trong nỗ lực ổn định khu vực Đông Nam Á gặp nhiều rắc rối đang trở thành nhân tố sống còn. Với phong trào Hồi giáo ly khai ngày càng phát triển tại Indonesia, Thái Lan và Philippines, tình trạng bất ổn định tại khu vực

này có thể được coi là thời cơ cho các mạng lưới khủng bố như Jemaah Islamiyah hay Al-Qaeda vốn đang tìm kiếm nơi ẩn náu tại khu vực này.

Australia tham gia EAS vì EAS có tầm quan trọng tiềm tàng để thúc đẩy lợi ích của họ trong trong lĩnh vực kinh tế lẫn an ninh.

Tại Kuala Lumpua tháng 12/2005, Australia đã tham dự Hội nghị Cấp cao Đông Á đầu tiên. Đây là một bước tiến lớn của Australia trong việc hội nhập với Đông Á. Việc tham gia Cộng đồng Đông Á đang nổi lên này là đặc biệt quan trọng đối với Australia. Ba thời Thủ tướng, từ John Howard, Kenvin Rudd và Julia Gillard đều xem trọng EAS, và đều mong muốn trở thành thành phần chủ chốt trong EAS.

EAS là diễn đàn khu vực lớn, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng cộng đồng Đông Á. Đó là cơ hội vô giá cho các cuộc thảo luận cấp cao về an ninh năng lượng, thay đổi khí hậu toàn cầu, hợp tác và hội nhập tài chính khu vực. Năm 2011, ngoại trưởng các nước ASEAN thống nhất đưa các vấn đề về chính trị an ninh vào chương trình nghị sự của EAS. EAS được hy vọng sẽ phát triển thành thể chế trung tâm, để định hướng hoặc chỉ đạo các tiến trình đa phương liên quan đến an ninh, quốc phòng như ARF, ADMM+. Theo đó, ASEAN, Australia và các nước thành viên cần tham vấn, hợp tác chặt chẽ hơn nữa để xây dựng chương trình nghị sự của Hội nghị Cấp cao Đông Á hàng năm, xử lý các vấn đề nóng bỏng ở khu vực, hướng tới mục tiêu dài hạn là xây dựng một khuôn khổ chiến lược điều chỉnh quan hệ giữa các cường quốc chủ chốt ở Đông Á – Thái Bình Dương.

Ngoài hợp tác về kinh tế, Australia và Đông Á còn hợp tác về an ninh (bao gồm an ninh truyền thống và phi truyền thống). Tuy nhiên, cách tiếp cận của hai bên về một số vấn đề cụ thể liên quan đến an ninh khu vực có thể sẽ có những khác biệt như đã từng xảy ra trong quá khứ. Vấn đề là cả Australia và các nước Đông Á phải tăng cường hơn nữa các cơ chế tham vấn lẫn nhau

để hiểu rõ và thông cảm hơn lợi ích và quan điểm của mỗi bên, và điều quan trọng là cả Australia và các nước Đông Á phải tự nỗ lực bản thân để xem xét phân tích các tác động của khu vực và quốc tế, và đưa ra được các chính sách thích hợp, tiến tới thu hẹp dần khoảng cách và những sự khác biệt.

Từ tháng 11/2011, Hội nghị cấp cao Đông Á đã từ “ASEAN+6 ” (tức 10 nước ASEAN với 6 nước là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand) trở thành “ASEAN +8”, khi Mỹ và Nga trở thành thành viên chính thức. Đây là cái mốc quan trọng đánh dấu việc “Mỹ chính thức trở lại Châu Á” và thế chiến lược của Đông Á từ hội nghị này trở đi cũng sẽ thay đổi to lớn.

Thế chiến lược ba cực của thế giới là Mỹ - Trung - Nga đều hội tụ ở Đông Á. Điều này cho thấy Đông Á ngày càng trở nên quan trọng làm cân bằng thế chiến lược chung của thế giới.

Trong tình hình mới như vậy, Australia đã đóng vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng một cộng đồng năng động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua EAS. Việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp Australia - Đông Á trong thế kỷ XXI sẽ góp phần đem lại đảm bảo lợi ích của cả Australia, ASEAN và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

* Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +)

ADMM + là hội nghị hợp tác an ninh đa phương, có sự tham gia của 10 nước ASEAN và 8 nước ngoài khu vực gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand. Hội nghị góp phần tạo dựng lòng tin, củng cố tình đoàn kết và bắt đầu bước vào một giai đoạn mới hợp tác thiết thực hơn nhằm giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống đang nổi lên ở khu vực, đóng góp vào việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.

ADMM+ là một hội nghị rất quan trọng đối của ASEAN trong mối tương tác của tổ chức này với các cấu trúc liên quan. ASEAN đã đề xuất mở rộng Cấp cao Đông Á thêm 2 thành viên là Nga và Mỹ. Hội nghị ADMM+ cũng bao gồm 8 quốc gia thành viên tham gia Cấp cao Đông Á mở rộng. Như vậy, trong tương lai, triển vọng 8 quốc gia này và 10 quốc gia ASEAN sẽ gặp mặt trên cấp độ Nguyên thủ quốc gia, cấp Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng.

Theo quan điểm của Australia, đây là đóng góp quan trọng đối với an ninh, hòa bình ở khu vực. ASEAN là trung tâm của khu vực này. Việc hình thành cơ chế hợp tác này sẽ có hiệu quả và quan trọng đối với vấn đề hòa bình và an ninh trong tương lai.

Australia rất hoan nghênh việc thành lập ADMM+ giúp tăng cường cơ cấu hợp tác Quốc phòng và An ninh khu vực. Australia đã luôn là một nước đối tác đáng tin cậy của ASEAN trong suốt hơn 40 năm qua (từ 1967 đến nay) và là một thành viên tích cực trong các cuộc họp liên quan ASEAN bao

gồm cả Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS).

Australia cũng đã ủng hộ đề xuất để Hoa Kỳ tham gia sâu hơn vào Hội nghị Cấp cao Đông Á.

Tại Hội nghị ADMM+, an ninh biển là một trong 5 vấn đề trọng tâm mà

ASEAN đưa ra bàn thảo. Australia là quốc đảo, quốc gia biển vì vậy, các vấn đề liên quan đến biển như quy định về phân định đường biển, luật biển là rất quan trọng đối với Australia. Vì vậy, thông điệp hòa bình, các quy định quốc tế rõ ràng về biển là điều rất quan trọng đối với Australia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)