Trục tam phương Australia Mỹ Nhật và các hoạt động quân sự ở Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 54 - 57)

7. Bố cục của Luận văn

2.1. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốcphòng của Australia

2.1.2.4. Trục tam phương Australia Mỹ Nhật và các hoạt động quân sự ở Nam

sự ở Nam Thái Bình Dương

* Trục tam phương Australia - Mỹ - Nhật

Cả Nhật Bản và Australia đều chia sẻ những lợi ích ở Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương. Thêm vào đó, Nhật Bản là đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Đông Bắc Á. Vì vậy, tháng 5/2002, Thủ tướng John Howard và Thủ tướng Koizumi đã thỏa thuận về một sự hợp tác chặt chẽ hơn hướng tới những vấn đề khu vực và toàn cầu.

Đồng thời, các mối quan hệ an ninh và quốc phòng song phương cũng bị giới hạn vì những rào cản hiến pháp hiện hành ở Nhật Bản đối với những hoạt động của lực lượng vũ trang và sự ngờ vực của các nước châu Á đối với sự can dự quá mạnh về chính sách an ninh của nước này. Vì vậy, sự tiến bộ trong lĩnh vực này dễ đạt được hơn trong một khuôn khổ đa phương, ví dụ như thông qua các cuộc đàm phán tam phương về an ninh được đề xướng năm 2002 giữa Australia, Mỹ và Nhật Bản, các cuộc đàm phán sẽ tạo điều kiện cho việc phối hợp chặt chẽ hơn trong các vấn đề an ninh khu vực và toàn cầu.

Ngày 18/3/2006, Đối thoại chiến lược ba bên Australia - Mỹ - Nhật Bản lần thứ nhất đã ra Tuyên bố chung Xây dựng quan hệ chiến lược toàn diện. Ba

nước cùng chia sẻ lợi ích chiến lược và thúc đẩy hòa bình ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thúc đẩy tăng cường hợp tác ba bên thông qua tăng cường trao đổi thông tin và đánh giá chiến lược về các vấn đề an ninh quốc tế và khu vực, bao gồm những nỗ lực hỗ trợ chống khủng bố và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, thường xuyên tham khảo ý kiến ba bên để bổ sung và củng cố mạng lưới các quan hệ đối tác của mỗi nước để chống lại các mối đe dọa khủng bố toàn cầu. Kể từ đó Đối thoại chiến lược 3 bên lần lượt được tổ chức, lần 2: năm 2007, lần 3: tháng 6/2008, lần 4: tháng 9/2009. [36].

Tháng 5/2005, Ngoại trưởng Mỹ Rice tuyên bố nâng các cuộc thương lượng này lên cấp bộ trưởng. Tuyên bố này được đưa ra trước bối cảnh quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc xấu đi rõ rệt. Ngoài ra, Chính phủ Howard đã quyết định bảo vệ lực lượng vũ trang Nhật Bản tại Iraq bằng các đơn vị của mình, và qua đó thể hiện mối quan tâm của họ đối với một vai trò tích cực hơn của Nhật Bản trong chính sách an ninh khu vực và toàn cầu.

Tuy nhiên, các cuộc thương lượng ba bên vẫn còn thiếu một mục tiêu chiến lược rõ ràng, trước hết là mối quan hệ về chính sách an ninh với Trung Quốc. Trong khi Mỹ và đặc biệt là Nhật Bản hoài nghi theo dõi sự phát triển quân sự của Bắc Kinh, thì đối với Australia, việc cải thiện quan hệ kinh tế được quan tâm trước tiên. Vì vậy, Australia muốn tránh gây ấn tượng là cuộc thương lượng ba bên về an ninh này được coi là đối trọng đối với ảnh hưởng khu vực ngày càng gia tăng của Bắc Kinh. Vì vậy, trục tam phương sẽ tập trung vào các vấn đề cụ thể, không đưa ra những tín hiệu chính trị mạnh, ví dụ như việc phối hợp chặt chẽ hơn trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa đạn đạo, thay vì tập trung vào những chiến lược liên minh truyền thống như răn đe hoặc ngăn chặn. Theo Australia, việc cam đoan lại về chiến lược chống khả năng tình hình an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương tồi tệ hơn được quan tâm hàng đầu.

Đối thoại chiến lược 3 bên cũng là điều kiện để thúc đẩy quan hệ chiến lược song phương giữa Australia và Nhật Bản. Tháng 3/2007, Australia -

Nhật Bản kí Tuyên bố chung hợp tác an ninh quân sự, điều này đặt nền tảng

cho việc tăng cường can dự trong nhiều lĩnh vực, như: hợp tác về cứu hộ thảm họa thiên tai và chống khủng bố, “đối phó với mối đe dọa phổ biến vũ khí giết người hàng loạt của CHDCND Triều Tiên”.

*Các hoạt động quân sự của Australia ở Nam Thái Bình Dương

Đứng trước những bất ổn gia tăng ở quần đảo Solomon, năm 2003, chính phủ Australia đã quyết định thiết lập lại trật tự nhà nước mong manh đó bằng phương tiện quân sự. Tháng 7/2003, sáng kiến của Australia đã chuyển thành

“Sứ mạng hỗ trợ khu vực đối với quần đảo Solomon” (RAMSI) do Canberra

chi phối. Về cốt lõi, sứ mạng này bao gồm 320 cảnh sát cũng như một thành phần quân sự gồm 1.800 người. Tới cuối năm 2005, Australia đã rút hầu hết lực lượng vũ trang ra khỏi nước này, nhưng tháng 4/2006, Chính phủ Australia lại phải gửi tới đây 400 binh sĩ để ngăn chặn tình trạng bất ổn. Để

tiếp tục can thiệp trong vùng, Thủ tướng Howard tuyên bố, tăng cường Nhóm

triển khai Quốc tế (IDG – International Deply Group) của cảnh sát liên bang

Australia từ 400 lên 1.200 người. Ngoài những đơn vị khác, trong đó có một đơn vị phản ứng với khủng hoảng gồm 150 người. Lực lượng IDG cũng được đưa vào hoạt động ở Đông Timo, sẽ phối hợp với lực lượng vũ trang góp phần thiết lập lại trật tự nhà nước trong những cuộc khủng hoảng khu vực. Tuy nhiên, có thể nói, Nam Thái Bình Dường là nơi mà chính quyền Howard mắc nhiều sai lầm nhất. Khu vực này là nơi thử nghiệm của “Học thuyết Howard”, theo đó, Australia giúp các nước láng giềng cải cách, loại trừ các nguy cơ tội phạm, tham nhũng, khủng bố vốn lan tràn tại các quốc gia yếu kém. Mặc dù đã chi khoảng 1 tỷ AUD viện trợ, Australia vẫn chưa thể đối thoại được chính phủ một số nước mà họ giúp đỡ, trong đó có nước láng giềng gần gũi nhất và là một cường quốc mạnh nhất tại Nam Thái Bình Dương - Papua New Guinea. Chính quyền Salomon phản ứng trước vai trò của Australia trong RAMSI bằng cách trục xuất Cao Ủy Australia và Tư lệnh cảnh sát do Australia tuyển mộ. Australia thất bại hoàn toàn trong việc ngăn chặn cuộc đảo chính tại Fiji, mặc dù Australia đã nhiều năm hỗ trợ quân đội nước này.

Australia cũng phải gửi lực lượng đến hỗ trợ khẩn cấp để khôi phục trật tự tại Tonga.

Theo lời Kevin Rudd14: “Chính quyền Howard đã châm ngòi cho những

phản ứng tiêu cực này qua việc lập kế hoạch kém cỏi, phản ứng chậm chạp, không đầu tư cho việc tìm hiểu khu vực… Hậu quả của điều này là Australia hiện đang là trọng tâm công kích trong khu vực. Điều này đặc biệt nguy hại cho các lợi ích lâu dài của chúng ta, vì các cường quốc khác có thể tận dụng cơ hội này, nhảy vào lấp khoảng trống”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)