Tác động đối với quan hệ quốc tế trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 87 - 90)

7. Bố cục của Luận văn

3.2. Tác động của sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốcphòng

3.2.1. Tác động đối với quan hệ quốc tế trong khu vực

Australia có chiến dịch vận động để LHQ thông qua học thuyết tấn công trước, nhằm tạo ra một môi trường pháp lý quốc tế cho phép Mỹ và các đồng minh của Mỹ được tự do hành động khi tiến hành cuộc chiến chống khủng bố và “trục liên minh ma quỷ”. Với học thuyết đòn tấn công phủ đầu, Mỹ can thiệp bằng biện pháp quân sự và cả phi quân sự vào những quốc gia có chủ quyền để tiến hành lật đổ những chế độ chống Mỹ hay đe dọa lợi ích của Mỹ. Việc đưa ra đòn tấn công phủ đầu cho thấy chiến lược của Mỹ đã chuyển từ phòng thủ sang tấn công để phòng thủ, coi tấn công là phương pháp tốt nhất để phòng thủ - một kiểu tự vệ của kẻ mạnh sau khi bị tấn công. Thực tế thì việc chính quyền Australia ủng hộ học thuyết này rất nguy hiểm, ở chỗ:

Thứ nhất, nó sẽ vô hiệu hóa Hội đồng Bảo an LHQ.

Thứ hai, tạo cớ cho các nước khi đứng trước một mối đe dọa nghiêm

Thứ ba, các quốc gia khác có tranh chấp lãnh thổ hoặc có cảm giác an

ninh nước mình bị đe dọa đòi hỏi quyền tấn công trước.

Thứ tư, nguyên tắc cơ bản của trật tự thế giới như không xâm phạm chủ

quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác không còn giá trị,

thế giới rơi vào tình trạng “vô chính phủ”, đe dọa sự ổn định, an ninh của khu

vực.

Thứ năm, làm gia tăng tâm lý chống phương Tây trên toàn cầu.

Thế giới ngày càng tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn có thể phát triển thành xung đột, sự tăng trưởng kinh tế tạo nên sự thịnh vượng cho các quốc gia đồng nghĩa với việc nhiều lợi ích đi kèm của quốc gia đó cần được bảo vệ. Trong thời buổi các vũ khí cũ không đáp ứng được nhu cầu thì việc củng cố quốc phòng, quân đội vững mạnh với các vũ khí được trang bị hiện đại, tối tân sẽ là đòn răn đe hiệu quả nhất, cho dù chiến tranh chưa xảy ra, nhằm loại bỏ các nguy cơ từ xa. Sách Trắng Quốc phòng Australia đề xuất khoản tiền đầu tư khổng lồ để mở rộng hạm đội tàu chiến lớn của Australia từ 3 lên 11 chiếc nằm giúp nước này “kiểm soát đại dương”. Australia sẽ tăng cường ngân sách dành cho quốc phòng theo kế hoạch từ nay tới năm 2015, nhằm nâng cấp khả năng chiến đấu và tác chiến của quân đội. Theo đó, Ngân quĩ dành cho quốc phòng Australia sẽ tăng từ 20,8 tỷ USD vào năm 2009 lên tới 24,7 tỷ USD vào năm 2015.

Như vậy, việc gia tăng sức mạnh quân sự là điều dễ hiểu trong bối cảnh các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống nổi lên như hiện nay, nhưng việc gia tăng sức mạnh quân sự để áp đặt ý chí đối với nước khác thực sự khó khăn, có thể nói là không khả thi. Bởi lẽ Mỹ là nước đầu tiên nhận thấy rõ khó khăn này khi đem quân đến Iraq, trong cuộc chiến tại Afghanistan và gần đây nhất là cuộc chiến tại Libi. Như vậy, rất khó để thực hiện ý định chính trị của mình bằng biện pháp quân sự đơn lẻ, đòi hỏi nhà cầm quyền phải

sử dụng tốt các công cụ hữu ích khác toàn diện như ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa. Để bảo vệ lợi ích quốc gia thì sức mạnh quân sự là chưa đủ, cần gắn sức mạnh quân sự với sức mạnh chính trị, kinh tế, ngoại giao.

Chính sách đối ngoại của Australia đã theo sát Mỹ và tách rời quy ước quốc tế. Bắt đầu là việc cùng liên quân Anh - Mỹ đưa quân đội vào Iraq. Theo ngoại trưởng Downer hành động “vì quyền lợi đất nước”. Một chính quyền có những hoạt động ngoại giao nhằm bảo vệ quyền lợi của đất nước là một điều nên làm, phải làm nhưng khi đưa ra chính sách đối ngoại, Australia đã không tính đến phản ứng quốc tế và các quốc gia trong khu vực, và về lâu dài nó sẽ là tiền lệ cho những nước khác vi phạm công ước quốc tế.

Sở dĩ Ngoại trưởng Downer hành động như vậy là vì theo ông, LHQ đã trở thành bất lực trong tình thế rối ren hiện nay trên thế giới. Trọng điểm trong chính sách của Australia lúc bấy giờ là các cường quốc phải phản ứng kịp thời, không cần sự chờ đợi đồng tình của đại đa số các nước thành viên LHQ đối với những nước có hành động khủng bố trực tiếp hay che chở và giúp đỡ các hoạt động khủng bố. Vì tính chất toàn cầu của các phong trào khủng bố, chủ quyền quốc gia đã trở thành thứ yếu. Thủ tướng John Howard cũng đã tuyên bố Australia có quyền đưa quân vào tận sào huyệt các tổ chức khủng bố bất cứ nơi nào nếu thấy các tổ chức khủng bố này đe dọa nền an ninh Australia.

Australia đã tự nguyện ký vào bản Hiến chương LHQ công nhận nguyên tắc quyết định đa phương của các nước thành viên trong sứ mệnh bảo vệ hòa bình và an ninh trên thế giới. Và mục đích của việc thành lập LHQ là để ngăn chặn những hành động quân sự đơn phương của một số quốc gia. Australia cùng Mỹ và Anh đã tạo một tiền lệ theo đó một nước có quyền xen vào nội bộ nước khác khi họ nhận định rằng nền an ninh của nước mình bị đe dọa, bất chấp quan điểm của cộng đồng thế giới. Australia không đặt câu hỏi liệu Iraq

có thật sự có vũ khí vi trùng, hóa học hoặc nguyên tử hay không? Khi đó thế giới vẫn chưa có câu trả lời chính xác nhưng ngay từ đầu tiên, điều nguy hiểm có thể nhận ra là quyết định đơn phương có thể sai lầm, do vô tình hoặc cố ý. Hơn thế nữa, từ đây về sau, Australia rất khó lên tiếng chỉ trích các nước có ý đồ thôn tính các nước khác. Tạo ra sự lưỡng nan, Chính phủ Howard đã phạm sai lầm khi định nghĩa Quyền lợi thực sự của Australia. Quyền lợi thực sự của Australia nằm trong việc hòa đồng hợp tác quốc tế nhất là các nước láng giềng. Tất cả các vấn đề Australia đang phải đương đầu như khủng bố, nhập cư bất hợp pháp, sự nóng lên của bầu khí quyển hay khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Australia không thể tự giải quyết một mình hoặc chỉ với một vài nước đồng minh của mình. Sau hơn nửa thế kỷ, LHQ có thể không hoạt động hiệu quả đúng như các mục tiêu đã đề ra khi thành lập nhưng tổ chức này đang nỗ lực cải tổ để thích hợp với những biến động mới của thế giới.

Tuy nhiên, Australia đã có những cống hiến rất đáng kể trong hoạt động của LHQ từ các chương trình nhân đạo, văn hóa, nông nghiệp đến an ninh, và ngày nay Australia không thể tự tách mình khỏi LHQ mà phải chung sức với các quốc gia khác biến LHQ thành một công cụ phục vụ hữu hiệu bảo đảm hòa bình, an ninh thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)