Thúc đẩy các quan hệ song phương với một số nước trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 50 - 54)

7. Bố cục của Luận văn

2.1. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốcphòng của Australia

2.1.2.3. Thúc đẩy các quan hệ song phương với một số nước trong khu vực

vực

Mỹ là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Australia, bên cạnh đó mối quan hệ song phương với một số nước trong khu vực cũng được Australia đề cao.

* Với Indonesia

Sau khi lên nắm quyền, Chính phủ của Thủ tướng Howard tiếp tục duy trì và tăng cường quan hệ với Indonesia.

Đầu năm 2002, Australia cùng với Indonesia đăng cai một Hội nghị Khu vực về vấn đề nhập cư trái phép. Australia đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao đối thoại và hợp tác thông qua cuộc gặp gỡ ba bên giữa Australia, Indonesia và Đông Timor. Đối thoại Tây Thái Bình Dương sẽ tạo điều kiện gặp gỡ thường xuyên giữa Ngoại trưởng các nước láng giềng rộng lớn hơn của Australia, bao gồm: Indonesia, Đông Timor, Papua New Guinea, New Zealand và Philippines.

Trong quan hệ giữa hai nước có những thăng trầm, năm 1999, trong quá trình thực hiện sứ mạng hòa bình quốc tế do Australia dẫn đầu ở Đông Timor, một tỉnh thuộc Indonesia trước đây, Australia đã chấm dứt sự hợp tác với đơn vị đặc nhiệm của quân đội Indonesia vì những vi phạm nhân quyền ở Đông Timor. Sau đó, Indonesia đã tuyên bố hủy bỏ Hiệp định an ninh song phương ký năm 1995.

Tháng 8/2003, Australia thông báo nối lại các hoạt động luyện tập chung giữa các lực lượng đặc nhiệm Australia và Indonesia. Việc tăng cường quan hệ an ninh theo chiều sâu cũng bao gồm lực lượng vũ trang thông thường. Tháng 4/2005, lần đầu tiên kể từ năm 1999, một cuộc tập trận song phương dưới hình thức một cuộc tập trận không quân và hải quân chung đã được tiến hành, tháng 8/2005 một tàu khu trục Indonesia đã tham gia cuộc tập trận đa

quốc gia “Kakadu”. Tháng 8/2005, Thủ tướng Howard và Tổng thống Indonesia Yudhoyono đã ký một thỏa thuận về việc ký kết một hiệp định an ninh song phương mới. Tiếp đó, một cuộc tập luyện chung kéo dài hai tuần trong lĩnh vực chống khủng bố diễn ra tháng 2/2006. Và Australia cam kết không ủng hộ những phong trào li khai ở tỉnh Aceh và Tây Papua của Indonesia.

Ngày 13/11/2006, Australia và Indonesia đã ký Hiệp định khung song

phương về hợp tác an ninh. Hiệp định này tạo cơ sở pháp lý và cơ chế cho

việc hợp tác và tham vấn giữa hai nước trong lĩnh vực an ninh. Hiệp định sẽ góp phần tăng cường hơn nữa các quan hệ giữa hai nước.

Hiệp định an ninh giữa hai nước quy định hai nước tuyệt đối không ủng hộ hoặc tham gia bất kỳ hoạt động nào nhằm đe dọa ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước kia.

* Với Singapore

Xét về mặt lợi ích chung trong quan hệ quốc tế, thì Australia và Singapore có nhiều điểm trùng hợp: hai nước cùng chung một chế độ chính trị - xã hội, cùng phát triển theo chủ nghĩa tư bản; là đồng minh thân cận và

chiến lược của nhau; cùng là thành viên của Hiệp ước phòng thủ 5 quốc gia

(FPDA), của Khối thịnh vượng chung; là những nước thành viên sáng lập nên

“Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương” (gọi tắt là PECC, năm 1980) và Diễn đàn “Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC, năm 1989).

Ngoài ra, yếu tố láng giềng và an ninh quốc gia cũng tác động không nhỏ đến bang giao giữa hai nước này. Singapore nằm ở trung tâm Đông Nam Á hải đảo, kẹp giữa hai nước là Indonesia và Malaixia - là hàng xóm, láng giềng của Australia. Singapore muốn sử dụng các mối quan hệ quốc tế, trong đó có Australia để củng cố an ninh và vị thế của mình; còn Australia muốn thắt chặt hơn với Singapore để gia tăng ảnh hưởng và hội nhập vào châu Á nói chung,

Đông Nam Á nói riêng. Tóm lại, lợi ích địa - chính trị, mở rộng thương mại và đầu tư, củng cố môi trường tự do cạnh tranh và hội nhập quốc tế trên quy mô toàn cầu là những cơ sở nền tảng trong quan hệ giữa hai nước này.

Từ năm 2001, Chính phủ Singapore đã tăng cường tìm kiếm mối quan hệ gắn bó với Australia. Những hoạt động song phương về chính sách quốc phòng của Australia và Singapore tập trung vào việc đào tạo những phi công Singapore tại căn cứ không quân Pearce Base ở Tây Australia, vào những khả năng huấn luyện quân sự cho lực lượng vũ trang Singapore. Tháng 2/2006, một hiệp định mới có hiệu lực đảm bảo cho Singapore được thâm nhập vào khu vực tập luyện quân sự của Australia ở Shoalwater Bay. Hai nước còn hợp tác trong việc chống khủng bố trên biển cũng như trong những nỗ lực ngăn chặn việc tiếp tục phổ biến vũ khí ABC và những công nghệ tên lửa mang chúng được tăng cường. Việc tập trận trên biển ở cấp chỉ huy cũng như việc

tham gia của Australia vào cuộc tập luyện “Deep Sabre” do Singapore tổ

chức trong khuôn khổ Sáng kiến PSI tháng 8/2005 là một phần trong những nỗ lực này.

* Với Philippines

Canberra cũng tăng cường quan hệ theo chiều sâu về chính sách quốc phòng với Philippines. Quốc đảo này là nơi ẩn náu của những tên Hồi giáo cực đoan, một thực tế càng đe dọa hơn, khi trên 40% thương mại đường biển của Australia đi qua những con đường thủy trật hẹp của Philippines. Vì vậy, Canberra đã trở thành người giúp đỡ lớn thứ nhì trong việc huấn luyện binh sĩ Philippines sau Mỹ. Tháng 3/2003, hai bên đã ký một thỏa thuận về chống khủng bố, tháng 8/2005, họ đã thỏa thuận về việc tham vấn các quan chức chính phủ cấp cao nhiều ngành về mục đích này. Tháng 7/2003, chính phủ hai

nước ký một Hiệp định về chống tội phạm xuyên biên giới thông qua sự hợp

ninh ở Philippines, theo đó, các lực lượng đặc nhiệm Australia đã cùng với lực lượng đặc nhiệm Mỹ và quân đội Philippines bí mật tiến hành các hoạt động chống những tên khủng bố ở miền Nam nước này.

Tháng 5/2007, Tổng thống Philippines Gloria Arroyo đã ký Hiệp ước

song phương về An ninh quốc phòng với Australia. Hiệp ước này được đánh

giá sẽ đóng vai trò quan trọng trong tiến trình hiện đại hóa quân đội Philippines. Theo hiệp ước trên, lực lượng tinh nhuệ của quân đội Australia sẽ đảm nhiệm việc huấn luyện cho binh sĩ Philippines. Đồng thời, Canberra cam kết cung cấp cho Philippines 28 chiếc xuồng cao tốc có trang bị súng máy hạng nặng, phục vụ cho các hoạt động truy bắt nhóm phiến quân. Ngoài ra, hiệp ước này còn bao gồm vấn đề chống khủng bố, chống buôn lậu ma túy và cải thiện tình hình an ninh hàng hải cho Philippines. Quan hệ quốc phòng và an ninh giữa Philippines với Australia vốn rất tốt đẹp. Đặc biệt sau khi Mỹ rời bỏ các căn cứ quân sự của Philippines từ năm 1991, Australia bỗng nhiên trở thành nước trợ giúp nhiều cho vấn đề an ninh của Philippines. Hai nước Australia và Philippines hiện đang hợp tác mật thiết trong vấn đề an ninh, chẳng hạn như trong việc thành lập và điều hành Trung tâm dữ liệu bom mìn ở thủ đô Manila, cơ sở do Australia tài trợ một phần.

Như vậy, chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của Australia thời kỳ này nhấn mạnh vào các mối quan hệ song phương bền vững. Việc duy trì và thúc đẩy các mối quan hệ song phương vững mạnh sẽ đảm bảo ổn định cho khu vực. Australia tích cực đưa quân đội của mình tham gia vào cuộc chiến chống những mối đe dọa mới ở Đông Nam Á, từ đó gián tiếp đảm bảo ổn định an ninh cho Australia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 50 - 54)