Tác động của các yếu tố nội tại của Australia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 34 - 39)

7. Bố cục của Luận văn

1.3. Tác động của các yếu tố nội tại của Australia

1.3.1. Yếu tố địa lý

Australia được coi là một cường quốc bậc trung. Trên lục địa nhỏ nhất Trái Đất với tổng diện tích khoảng 7,69 triệu km2, có khoảng 20,4 triệu người sinh sống. Australia nằm ở bán cầu nam, được bao bọc bởi bốn biển, Bắc giáp biển Arafura, Đông giáp Nam Thái Bình Dương, phía Tây giáp Ấn Độ Dương, và Nam Đại Dương ở phía Nam. Với phạm vi hẹp, Australia thuộc Nam Thái Bình Dương. Với phạm vi lớn hơn, Australia thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Dù thuộc châu Đại Dương hay khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thì Australia không hoàn toàn nằm trong khu vực vốn có những

gắn bó về lịch sử, truyền thống và văn hóa. Tóm lại, Australia là một xã hội phương Tây nằm ở phương Đông, một vùng đất châu Âu bị tách rời ở châu Á – Thái Bình Dương, một nước Tư bản chủ nghĩa phát triển nằm ở khu vực các nước đang phát triển, một nước theo thể chế dân chủ phương Tây nằm ở khu vực mà phần lớn các quốc gia mới thoát khỏi chế độ phong kiến thực dân [6]. Yếu tố địa lý luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách quốc phòng của Australia. Với đặc điểm là một quốc gia đất rộng dân thưa, nhiều tài nguyên, giáp giới với các nước châu Á đông dân, các chiến lược gia của Australia luôn có mối quan ngại về các nguy cơ từ bên ngoài. Tuy vậy, người Australia có xu hướng đưa quân đội đi tham chiến ở các chiến trường xa. Họ tự nhận thấy không có đủ khả năng bảo vệ lãnh thổ của mình, và thường tìm kiếm sự bảo vệ từ một quốc gia bên ngoài, trong suốt 150 năm kể từ khi lập nước, là Anh, 60 năm sau đó là Mỹ.

Từ sau Chiến tranh thế giới Thứ hai, Australia không phải đối mặt với các nguy cơ trực tiếp từ bên ngoài. Vào đầu những năm 1970 của thế kỷ XX, lần đầu tiên Australia tính đến chuyện xây dựng lực lượng vũ trang đáp ứng nhu cầu phòng thủ quốc gia. Và chiến lược quốc phòng của Australia được

hoạch định trên cơ sở hai đặc điểm địa lý chiến lược. Thứ nhất, là tính dễ bị

tấn công của các con đường phía bắc lãnh thổ, do đó cần di chuyển quân từ

phía Nam và phía Tây lên phía Đông và Bắc. Thứ hai, là không một quốc gia

nào trong khu vực lợi ích chiến lược của Australia có các quan điểm thù địch với Canberra, hoặc có khả năng tấn công bất ngờ. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế đã giúp các nước trong khu vực có các vũ khí hiện đại, buộc Australia phải duy trì các ưu thế về công nghệ. Hiện Australia được coi là một cường quốc bậc trung với sức mạnh kinh tế lớn thứ tư ở châu Á và đứng ở vị trí thứ năm về chi tiêu quốc phòng [21, tr. 20].

Các nhà hoạch định chính sách Australia xác định ưu tiên phòng thủ của Australia là ở khu vực phía Bắc và 1000 hải lý quanh đó. Khu vực lợi ích chiến lược của Autralia kéo dài từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương, từ Đông Nam Á đến Nam Cực.

Sách Trắng Quốc phòng của Australia năm 2000 đã khẳng định năm mục

tiêu: Một là, chiến lược dài hạn quan trọng nhất của Australia là bảo vệ lãnh

thổ nước này trước các cuộc tấn công từ bên ngoài bằng cách ngăn chặn không cho lực lượng thù địch xâm nhập vào các tuyến đường biển của nước

này; Hai là, tăng cường sự ổn định, nguyên vẹn và gắn kết của khu vực láng giềng của Australia; Ba là, phối hợp với các nước Đông Nam Á để duy trì

một cộng đồng khu vực bền vững có khả năng giải quyết các vấn đề nội bộ,

ngăn chặn sự xâm nhập của lực lượng thù địch từ bên ngoài; Bốn là, đóng góp

vào việc duy trì sự ổn định chiến lược tại châu Á – Thái Bình Dương. Sự ổn

định tại châu Á – Thái Bình Dương sẽ có lợi cho Australia; Năm là, tham gia

các nỗ lực duy trì an ninh toàn cầu của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là LHQ.

1.3.2. Mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng

Nếu so sánh với các nước Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, Australia là một quốc gia có tiềm năng quân sự lớn. Tuy nhiên, trước môi trường an ninh thay đổi, Australia đã xác định mục tiêu xây dựng lực lượng quốc phòng, đó là:

Thứ nhất, một loạt những vấn đề mới nổi lên không chỉ giữa các nước mà

ngay bên trong các nước như sự sụp đổ của nhà nước, khủng bố, chia rẽ bè phái, nổi loạn. Tình hình ở Đông Timo, Salomon, Tonga, Fiji, Papua New Guinea.

Thứ hai, sự lớn mạnh về kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ, sự thèm khát

một vai trò chiến lược lớn hơn của Nhật Bản, đang làm thay đổi châu Á. Vai trò cân bằng chiến lược tại châu Á của Mỹ sẽ phải thích nghi với thực tế có

những quyền lực mới. Sự điều chỉnh có thể diễn ra một cách hòa bình, có thể dẫn đến bạo lực, đòi hỏi các nước nói chung và Australia phải thích nghi với cuộc chiến tranh thông thường.

Thứ ba, phòng vệ lục địa Australia. Trong việc xây dựng quân đội,

Australia ưu tiên: (i) duy trì các khả năng hải quân, không quân, không cho

các lực lượng thù địch kiểm soát đường không, đường biển. Ngoài ra hải quân và không quân còn có thể yểm trợ cho hoạt động của quân đội hoạt động trong khu vực, đảm bảo an ninh cho các nước láng giềng, tham gia các hoạt động của đồng minh trong những cuộc xung đột có cường độ cao; (ii) duy trì các lực lượng trên bộ có khả năng kiểm soát các con đường dẫn vào lãnh thổ Australia, giáng trả các hoạt động xâm nhập, đảm bảo an ninh các nước láng giềng [19, tr. 20].

Đối với các nhà hoạch định chính sách an ninh của Australia, triển vọng năm 2020 tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn các giai đoạn trước. Sẽ xuất hiện nhiều khả năng xung đột giữa các cường quốc kéo theo sự can dự của Australia. Một cuộc chiến tranh trên quy mô lớn hoàn toàn có thể bùng phát tại châu Á trong giai đoạn 2020. Australia sẽ phải đối phó với các thách thức đến từ các nước láng giềng khủng hoảng. Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan có thể tiếp tục gây mất ổn định tại các khu vực xung quanh, làm tổn hại đến lợi ích của Australia trong khu vực, không loại trừ khả năng tác động trực tiếp đến khu vực lãnh thổ của Australia. Đặc biệt môi trường an ninh biến động này sẽ xuất hiện trong bối cảnh một số yếu tố trụ cột trong sức mạnh quốc gia của Australia suy yếu.

Hội thảo về việc cải tổ nền quốc phòng Australia lần thứ nhất (2006) đã kết luận rằng đến năm 2020, các nhà hoạch định chính sách quốc phòng

Australia cần tập trung vào 5 ưu tiên sau: (i) Đảm bảo an ninh trong nước

(ii) Khả năng kiểm soát khu vực lãnh hải của Australia; (iii) Khả năng chỉ huy các chiến dịch ổn định tình hình tại vùng lân cận Australia (lãnh hải Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương); (iv) Khả năng tham chiến cùng các đồng minh trong các cuộc chiến thông thường cường độ cao; (v) Việc phát triển các chiến lược và khả năng đối phó với nguy cơ sử dụng và phổ biến vũ khí hủy diệt [19, tr. 20].

Chương 2

NỘI DUNG CỦA SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI AN NINH QUỐC PHÒNG CỦA AUSTRALIA

TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

2.1. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của Australia dưới sự lãnh đạo của Liên Đảng Tự do - Dân tộc9 (thời Thủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự điều chỉnh chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của australia trong thập niên đầu thế kỷ XXI (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)