Số ngày điều trị nội trú của đơn vị từ năm 2015 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức nhân lực tại trung tâm y tế thị xã từ sơn (Trang 54)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy số ngày điều trị nội trú của đơn vị ngày một tăng. Đồng nghĩa với việc người bệnh đến đơn vị khám và điều trị ngày một nhiều.

Gần đây đơn vị đã trang bị được nhiều trang thiết bị bằng xã hội hóa, triển khai được nhiều kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Giai đoạn từ năm 2015 – 2018 đơn vị đã thực hiện được 9.042 ca phẫu thuật.

Biểu đồ 3.4. Tình hình số lƣợng ca phẫu thuật tại đơn vị giai đoạn 2015 - 2018

Nhìn chung công tác khám chữa bệnh của đơn vị không ngừng phát triển. Đơn vị thường xuyên cải tiến thủ tục hành chính, bệnh nhân cấp cứu được tiếp đón và giải quyết chế độ 24/24 giờ kể cả ngày nghỉ và ngày lễ. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp đón và thanh toán viện phí giảm thiểu tối đa thời gian chờ đợi giải quyết chế độ và thanh toán viện phí cho người bệnh.

Thực hiện Quyết định số 93 NQ/CP ngày 15/12/2014 của Thủ Tướng chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế; Công văn hướng dẫn thực hiện của Sở y tế Bắc Ninh. Đơn vị đã sớm vận dụng triển khai có hiệu quả trong lĩnh mở rộng liên doanh, liên kết tạo nguồn lực đầu tư phát triển chuyên môn nghiệp vụ và trang thiết bị hiện đại, đồng bộ nhằm pháp triển chuyên môn cao cụ thể:

- Đơn vị đã triển khai liên kết với các y bác sỹ Bệnh viện tuyến Trung Ương (Bệnh viện Bạch Mai) về khám điều trị tự nguyện cho người dân nhằm:

+ Giúp cho người bệnh được khám, tư vấn, điều trị dịch vụ kỹ thuật cao mà không phải chờ đợi lâu và giảm chi phí.

+ Cán bộ của đơn vị được trực tiếp học hỏi phương pháp làm việc, tiếp thu, cập nhật kiến thức chuyên môn tiên tiến nhất ở tuyến Trung ương vào công tác khám và điều trị.

- Đơn vị thực hiện liên kết với các doanh nghiệp lắp đặt trang thiết bị kỹ thuật cao như: Máy CT Scanner, XQ kỹ thuật số, Nội soi tiêu hóa, các máy khám chữa bệnh về răng ….

Ngoài ra đơn vị còn thực hiện công khai tài chính hàng quí trong năm, xác định và đảm bảo được nguồn cải cách tiền lương theo quy định.

Trích lập đầy đủ các quỹ: Đầu tư phát triển, Phúc lợi, Khen thưởng. Chi trả đầy đủ kịp thời lương phụ cấp, các chế độ, Phụ cấp nghề theo nghị định 56/ NĐ-CP, Phụ cấp trực, phẫu thuật theo QĐ 73/ QĐ-TTg. Đảm bảo kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị. Chi đầu tư phát triển: Đúng mục đích, hiệu quả.

Bảng 3.3. Kết quả tài chính của đơn vị từ năm 2015 – 2018

Đơn vị tính: 1.000 đ

TT Nội dung Thực hiện năm 2015

Thực hiện năm 2016 Thực hiện năm 2017 Thực hiện năm 2018 1 Tổng thu 36.585.000 52.085.849 66.749.000 85.252.411 1.1 Ngân sách cấp 2.585.000 2.433.000 1.949.000 1.027.000 1.2 Thu viện phí 34.000.000 40.752.677 55.300.000 84.225.411 Viện phí ND 11.000.000 12.949.727 11.800.000 17.728.855 Viện phí BHYT 23.000.000 37.802.950 53.500.000 66.496.556 1.3 Xã hội hóa 7.500 8.900.172 9.500.000 4.602.404

2 Chi tăng thu nhập ngoài lương 2.000 /tháng / người 2.400 /tháng/ người 2.600 /tháng/ người 3.000 /tháng/ người 3 Chi khen thưởng 160.000 240.500 250.000 280.000 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị qua các năm

(2015, 2016, 2017, 2018)

Qua bảng trên ta thấy tổng thu của đơn vị tăng dần qua các năm. Năm 2015 tổng thu của đơn vị mới chỉ đạt 36.585.000.000 đ, nhưng đến năm 2018 tổng thu là 85.252.411.000 đ, Nhìn vào bảng ta thấy bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm ngày một nhiều. Nguồn chi thu nhập ngoài lương cho cán bộ cũng ngày một tăng lên.

Đơn vị tính: 1.000 đ

Nhìn vào biểu đồ 3.6 ta thấy doanh thu của đơn vị ngày một tăng. Năm 2015 tổng thu của đơn vị đạt 36.585.000.000 (đ) đến năm 2018 tăng lên 85.252.411.000 (đ). Tăng 48.667.411.000 đ. Tổng thu tăng thì chi tăng thu nhập ngoài lương cho cán bộ nhân viên cũng tăng lên.

Biểu đồ 3.6. Chi thu nhập ngoài lƣơng từ năm 2015 – 2018

Qua biểu đồ 3.7 ta thấy chi tăng thu nhập ngoài lương cho nhân viên của đơn vị cũng tăng mạnh. Năm 2015 trung bình mỗi nhân viên được 2.000.000 đ/ tháng đến năm 2018 tăng lên 3.000.000đ/ tháng tăng 50%. Thu nhập ngoài lương tăng thêm, tạo sự an tâm làm cho nhân viên tận tâm và có trách nhiệm với công việc hơn.

3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

- Nghiên cứu sử dụng các tài liệu và thông tin đã công bố có liên quan về tổ chức nhân lực của Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn tiền thân là Bệnh viện đa khoa thị xã Từ Sơn. Các số liệu này được thu thập thông qua phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Tài chính kế toán của Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn năm 2018.

- Tổng quan các tư liệu nghiên cứu hiện có về tổ chức nhân lực của các Trung tâm y tế huyện đã được đăng tải trên các báo, tạp chí, gồm cả các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo, các tài liệu đăng tải trên báo, tạp chí, trên internet...

3.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

a, Lựa chọn đối tượng điều tra

Để phù hợp với mục tiêu của đề tài và thời gian tiến hành nghiên cứu cùng với tính bão hòa của thông tin, chọn ba nhóm đối tượng có chủ đích:

Nhóm lãnh đạo Trung tâm: Chọn tất cả Ban giám đốc gồm 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc.

Nhóm cán bộ quản lý các khoa, phòng, trạm: 16 phiếu + Trưởng phòng Tổ chức cán bộ

+ Trưởng phòng Tài chính – Kế toán. + Phó phòng Kế hoạch tổng hợp

+ Trưởng phòng Điều dưỡng – Công tác xã hội. + Trưởng khoa Khám bệnh.

+ Trưởng khoa Nội – Truyền nhiễm. + Phó khoa Ngoại tổng hợp

+ Trưởng khoa Phụ sản + Trưởng khoa Dược

+ Điều dưỡng trưởng khoa Hồi sức cấp cứu – Gây mê phẫu thuật – Thận – Lọc máu.

+ Phó khoa Y tế công cộng – An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng. + Trạm trưởng trạm Y tế xã Tương Giang.

+ Trạm trưởng Trạm y tế xã Phù Khê

+ Trạm trưởng Trạm y tế phường Đông Ngàn + Phó trạm trưởng Trạm Y tế xã Tam Sơn + Phó trạm trưởng Trạm Y tế xã Hương Mạc

Nhóm nhân viên (28 phiếu): Chọn có chủ đích theo thời gian công tác và những người sẵn sàng tham gia phỏng vấn, theo từng nhóm bao gồm: Bác sỹ, Điều dưỡng, Nhân viên khác.

+ 4 Bác sỹ đã công tác lâu năm (trên 5 năm) ở Trung tâm.

+ 3 Điều dưỡng viên có thâm niên công tác lâu năm (trên 5 năm). + 2 Bác sỹ có thâm niên làm việc tại Trung tâm ít nhất (2 năm).

+ 1 Điều dưỡng viên có thâm viên làm việc tại Trung tâm ít nhất (2 năm). + 1 Nhân viên phòng Tổ chức cán bộ.

+ 1 Nhân viên phòng Kế hoạch tổng hợp. + 2 Hộ lý

+ 2 Nhân viên kỹ thuật.

+ 12 Nhân viên của 12 Trạm Y tế xã, phường Như vậy, tổng số cỡ mẫu là 22 cuộc Phỏng vấn sâu.

- Phiếu được thiết kế để hỏi về các nội dung liên quan đến việc khảo sát Tổ chức nhân lực của Trung tâm như: Việc bố trí, sắp xếp và sử dụng nhân lực đã hợp lý chưa, số lượng, chất lượng nhân lực có đáp ứng được với nhu cầu công việc không, chế độ đãi ngộ với nhân lực đã thỏa đáng và có tác dụng động viên khuyến khích hay không, công tác đánh giá nhân lực tại Trung tâm có khoa học và công bằng không.

b, Phương pháp điều tra

Sử du ̣ng cả hai phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp và điều tra gián tiếp bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát cho đối tượng điều tra trả lời và gửi lại bằng thư điện tử.

3.2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích thông tin

3.2.2.1. Phương pháp xử lý

Nhằm phục vụ cho nhu cầu mà luận văn đặt ra, số liệu được xử lý bằng cách thức và phương pháp như sau:

Tất cả các số liệu thứ cấp thu thập được rà soát, chọn lọc và phân tích dưới dạng các bảng biểu theo mục tiêu nghiên cứu...

Tiến hành phân loại, thống kê số liệu đã thu thập được thành bộ số liệu theo các chỉ tiêu phù hợp với đề tài nghiên cứu.

Thực hiện xử lý số liệu bằng phương tiện là Microsoft Office Excel, sau đó đưa số liệu đã xử lý vào bài viết.

3.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp phân tổ

Những số liệu sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí cấu thành năng lực cán bộ, trình độ chuyên môn, chất lượng công việc, nhu cầu đào tạo, chế độ đãi ngộ, mức độ hoàn thành công việc.

b. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá việc bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ viên chức, chất lượng nhân lực. Trên cơ sở đó đề xuất ra những giải

pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức nhân lực của Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn trong thời gian tới.

c. Phương pháp so sánh

Sử dụng phương pháp so sánh nhằm đánh giá sự biến động nguồn nhân lực, chất lượng hoạt động khám chữa bệnh của đơn vị từ năm 2015 đến năm 2018. Từ đó rút ra được những ưu điểm, hạn chế.

d. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu, đặc biệt là ý kiến của các chuyên gia về các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức nhân lực tại Trung tâm. Tham vấn ý kiến của lãnh đạo Trung tâm và lãnh đạo các khoa, phòng đó là những người có hiểu biết, có kinh nghiệm.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

3.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện đặc điểm của trung tâm y tế

+ Tỷ lệ số giường khám bệnh kế hoạch so với giường thực kê của đơn vị. + Tỷ lệ số lượng người đến khám tại đơn vị qua các năm.

+ Tỷ lệ số lượt bệnh nhân điều trị nội trú tại đơn vị qua các năm. + Tỷ lệ số ngày điều trị nội trú của đơn vị qua các năm.

3.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện tổ chức nhân lực

+ Tỷ lệ biên chế của Trung tâm và giường bệnh so với TTLT số 08/2007/TTLT – BNV của Bộ Nội vụ và Bộ Y tế.

+ Chỉ tiêu bố trí và sử dụng nhân lực có đảm bảo đúng số lượng và chất lượng nhân lực, đáp ứng yêu cầu hoạt động của đơn vị.

3.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả công tác tổ chức nhân lực

- Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn

+ Tỷ lệ cán bộ chuyên môn của Trung tâm có trình độ BSCKII, Thạc sỹ, BSCKI, Bác sỹ, điều dưỡng, y sỹ, kỹ thuật viên, hộ sinh…

+ Tỷ lệ cán bộ hành chính có trình độ: Thạc sỹ, Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, sơ cấp;

- Chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện công việc.

+ Tỷ lệ cán bộ viên chức, người lao động của TTYT thị xã Từ Sơn được đánh giá hoàn thành tốt công việc, hoàn thành công việc ở các mức độ: A, B, C, D.

- Chỉ tiêu đánh giá về đạo đức, ý thức, thái độ làm việc của cán bộ viên chức, người lao động của TTYT thị xã Từ Sơn:

+ Tỷ lệ cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm được đánh giá về đạo đức, ý thức, thái độ làm việc ở các mức: tốt, khá, trung bình, chưa tốt.

- Chỉ tiêu đánh giá kỹ năng mềm:

+ Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp với bệnh nhân là công việc thường xuyên

nhất mà những người làm nghề y phải làm.

+ Kỹ năng lắng nghe: Lắng nghe giúp họ tạo sự thân thiết với bệnh nhân

bằng việc thấu hiểu và đồng cảm.

+ Kỹ năng tự học: Mỗi cán bộ phải tự nâng cao ý thức học tập, tự tích lũy

của bản thân mới có thể hào nhập nhanh chóng với xã hội.

+ Kỹ năng làm việc nhóm: Để hoàn thành một khóa điều trị cho bệnh nhân,

một người bác sĩ hay dược sĩ không thể thành công nếu không có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp. Vì vậy kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng.

- Chỉ tiêu đánh giá kết quả đào tạo qua các năm tại đơn vị.

3.2.3.4. Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện về nguồn lực và cơ sở vật chất của trung tâm y tế

Chỉ tiêu đánh giá trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu công việc. Cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị y tế hiện đại là điều kiện thuận lợi để đơn vị hoạt động và làm tốt hơn trong nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

3.2.3.5. Nhóm chỉ tiêu thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tổ chức nhân lực của trung tâm

+ Số lượng, chất lượng của nhân viên trong Trung tâm.

+ Môi trường làm việc

+ Khả năng tài chính của Trung tâm + Trình độ của nhà quản trị

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC NHÂN LỰC TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ TỪ SƠN TÂM Y TẾ THỊ XÃ TỪ SƠN

4.1.1. Tình hình nhân lực đáp ứng nhu cầu của Trung tâm

Từ khi thành lập đến nay, đội ngũ cán bộ nhân viên của đơn vị ngày càng phát triển vững mạnh về chuyên môn, tay nghề ngày càng được nâng cao. Số lượng nhân sự của đơn vị trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2018 tăng lên.

Hiện nay Trung tâm y tế thị xã Từ Sơn có quy mô 200 giường bệnh kế hoạch và 240 giường thực kê và toàn bộ số nhân viên y tế là 205 người. Định mức biên chế của Trung tâm được tính theo TTLT số 08/2007/TTLT – BNV của Bộ Nội vụ và Bộ Y tế, về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước (TTLT 08).

Bảng 4.1 Nhân lực thực tế tại đơn vị so với TTLT 08

Các chỉ số chung của Trung tâm Theo TTLT 08 2018

Số nhân viên y tế theo giường 270 - 280 205

Số giường bệnh 200 200

Tỷ số nhân viên y tế/ giường bệnh 1,35 – 1,4 1,025 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ của Trung tâm

Bảng 4.1 cho thấy, tính đến thời điểm nghiên cứu, Trung tâm Y tế thị xã Từ Sơn có quy mô 200 giường bệnh theo kế hoạch và 205 nhân viên (Trong đó Khối khám chữa bệnh: 163, Khối dự phòng: 35, Khối Dân số: 7). Do là đơn vị mới sáp nhập từ 03 đơn vị là Bệnh viện đa khoa, Trung tâm y tế và Trung tâm Dân số - KHHGĐ thị xã, từ ngày 01/08/2018. Hiện nay nếu chỉ tính riêng biên chế của khối Khám chữa bệnh thì tỷ lệ này là 0,8 nhân viên/ giường bệnh, còn nếu tính cả khối Dự phòng và Dân số thì tỷ lệ này là 1,025 nhân viên / giường bệnh. Trong khi biên chế định mức phải là 270 - 280 người. Như vậy tính tổng cả biên chế của Trung tâm thì mới chỉ đạt trên 75% số nhân viên theo quy định (Thiếu 65 - 75 nhân viên y tế).

Tình trạng thiếu cán bộ y tế tại Trung tâm so với quy định không chỉ xảy ra tại thời điểm nghiên cứu mà nó đã diễn ra trong nhiều năm gần đây.

Kết quả thu thập số liệu thứ cấp cho thấy, trong 4 năm từ năm 2015 đến năm 2018, mặc dù số lượng giường bệnh có xu hướng tăng lên do lượng bệnh

nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa thị xã Từ Sơn rất nhiều. Bệnh viện đã phải kê thêm giường để phục vụ người bệnh được tốt hơn. Nhưng số lượng nhân viên y tế không tăng lên thậm chí năm 2018 còn có xu hướng giảm, do đầu năm 2018 đơn vị đã chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số cán bộ hợp đồng. Chính vì vậy để đảm bảo cho công tác khám, chữa bệnh được tốt nhất không bị ảnh hưởng, đơn vị đã phải xin biệt phái cán bộ y tế từ đơn vị khác đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức nhân lực tại trung tâm y tế thị xã từ sơn (Trang 54)