Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức nhân lực tại trung tâm y tế thị xã từ sơn (Trang 98)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.4.2.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy

4.4. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức nhân lực tại trung tâm y tế thị xã

4.4.2.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy

Cơ cấu tổ chức bộ máy là Trung tâm đầu não chỉ huy mọi hoạt động của tổ chức, do vậy nó ảnh hưởng rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức.

Đây là điều kiện đầu tiên đối với Trung tâm y tế thị xã Từ Sơn nhằm xây dựng cơ cấu tổ chức hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm. Trong cơ cấu cần quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của Phòng, Ban, Khoa. Đồng thời rà soát và xây dựng định mức số biên chế cần thiết cho mỗi bộ phận, sắp xếp cán bộ phải phù hợp với năng lực, chuyên môn được đào tạo.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trung tâm sau khi sáp nhập 3 đơn vị đã từng bước được sắp xếp tinh gọn, chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác được phân định và điều chỉnh phù hợp. Việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị được đẩy mạnh. Công tác quản lý, sử dụng viên chức, người lao động ngày càng đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, người lao động của Trung tâm. Công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch, lựa chọn được cán bộ lãnh đạo, quản lý có năng lực, tín nhiệm cao, bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng và phát huy được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.

Ngoài ra, Cơ cấu tổ chức bộ máy tốt trước hết phụ thuộc vào vai trò của người lãnh đạo đơn vị. Giám đốc Trung tâm là người chịu trách nhiệm chính về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và quản lý nhân lực. Để quản lý tốt nhân lực trung tâm đòi hỏi lãnh đạo trung tâm cần phải có kiến thức cơ bản về kinh tế y tế về quản lý nhân lực, đồng thời phát huy vai trò của tổ chức cán bộ, đặc biệt là trưởng phòng tổ chức và sự phối hợp chặt chẽ của các khoa, phòng, ban trong trung tâm. Đối với các quy trình đánh giá, sắp xếp, bổ nhiệm cán bộ cần phải thực hiện nghiêm túc, công khai và dân chủ. Cần có sự đồng tâm nhất trí cao của tập thể cán bộ viên chức trong Trung tâm và sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên của tập thể đảng ủy, ban giám đốc Trung tâm.

4.4.3. Nâng cao hiệu quả công tác bố trí và sử dụng cán bộ viên chức, ngƣời lao động trong Trung tâm

Bố trí, sử dụng cán bộ, viên chức, người lao động là nội dung hết sức quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ, với đặc thù là một ngành dịch vụ thì nhân lực hay con người trong các Trung tâm y tế đóng vai trò quan trọng vì nó là yếu tố quyết định tới hoạt động khám chữa bệnh của Trung tâm. Điều này đòi hỏi Trung tâm y tế thị xã Từ Sơn phải quan tâm đến công tác bố trí và sử dụng nhân lực hơn nữa để đảm bảo phát triển lâu dài, củng cố được vị trí của mình trên thị trường và đạt được những thành quả cũng như mục tiêu đề ra.

Để bố trí và sử dụng nhân lực đúng tiêu chuẩn, phù hợp với sở trường, đề bạt cán bộ đúng lúc, đúng người, đúng việc đồng thời tránh được sự tùy tiện, chủ quan, công tác bố trí, sử dụng nhân lực trong thời gian tới ở Trung tâm y tế thị xã Từ Sơn cần tập trung thực hiện một số nội dung sau:

- Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu và bản thân nhân viên.

Người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm bố trí, giao nhiệm vụ cho nhân viên. Khi bố trí, sắp xếp, phân công, giao nhiệm vụ phải bảo đảm các điều kiện để nhân viênhoàn thành nhiệm vụ tốt và thực hiện đúng các chế độ, chính sách đối với họ. Tùy Theo tính chất và mức độ khẩn cấp của công việc mà Trung tâm sẽ cần bố trí và sử dụng linh hoạt.

- Bố trí, sử dụng công chứ c phải xuất phát từ công tác quy hoạch.

Việc bố trí, sử dụng nhân lực nếu không dựa vào quy hoạch thì sẽ dẫn đến sự tùy tiện, chủ quan. Không căn cứ vào cơ cấu nhân sự của tổ chức, dễ dẫn đến sự mất cân đối giữa các khoa, phòng trong đơn vị.

- Bố trí, sử dụng phải bảo đảm phù hợp giữa nhiệm vụ được giao với ngạch viên chức được bổ nhiệm.

Viên chức ở ngạch nào thì bố trí phù hợp với ngạch đó. Khi viên chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn thì được nâng ngạch. Người có đủ tiêu chuẩn, thời hạn và còn bậc trong ngạch thì được xem xét nâng ngạch. Việc nâng ngạch phải thông qua quy trình theo đúng quy định của Sở Y tế và Nhà nước.

Khi đã bố trí đúng người, đúng việc, người lao động sẽ cảm thấy thoải mái, cùng với những chính sách hấp dẫn khác (Lương, thưởng, phúc lợi…) sẽ kích thích người lao động hăng say làm việc, năng suất lao động chắc chắn sẽ tăng lên và bản thân họ khi đó cũng không cần thiết phải làm ngoài giờ hoặc làm thêm bên ngoài.

4.4.4. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Trung tâm

Đây được coi là một trong những điều kiện tiên quyết thực hiện hướng phát triển của Trung tâm. Để nâng cao năng lực đội ngũ của cán bộ nhân viên Trung tâm cần cần có chính sách như sau:

- Trung tâm cần có chế độ đãi ngộ hợp lý, xét thi đua khen thưởng có cộng điểm cho các các bộ tích cực học tập, nghiên cứu khoa học, có trình độ

chuyên môn cao để khuyến khích công tác học tập, nâng cao trình độ và tìm tòi sáng tạo phục vụ công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân, có chế độ tôn vinh đối với những cán bộ có nhiều đóng góp, đảm bảo sự hài lòng của nhân viên.

- Có chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài có trình độ chuyên môn cao, chú ý các lĩnh vực mà Trung tâm còn thiếu, còn yếu.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ từ lãnh đạo Trung tâm đến các khoa, phòng, trạm. Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, chính trị và ngoại ngữ, tin học cho cán bộ.

- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho cán bộ viên chức học tập nâng cao trình độ thông qua các lớp ngắn hạn và dài hạn.

- Tổ chức tốt công tác liên kết với các trung tâm lớn tại Hà nội để đào tạo phát triển chuyên môn kỹ thuật. Hàng năm cử ít nhất 10 ê kíp đi học tập các kỹ thuật mới tại các bệnh viện hàng đầu tại Hà Nội - Hàng năm tổ chức đánh giá, xếp loại, chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, đảm bảo cơ cấu hợp lý theo nhu cầu hoạt động của Trung tâm.

- Mức lương được trả sao cho xứng với công sức mà người lao động bỏ ra. Trung tâm cần có các chính sách trên mới phát huy được nhân tố con người vừa giảm tình trạng tiêu cực trong Trung tâm.

Trong chiến lược phát triển dài hạn, Trung tâm cần chú trọng mục tiêu đào tạo cán bộ theo giai đoạn 3-5 năm. Mục tiêu đào tạo nhằm tăng trình độ chuyên môn và khả năng sử dụng khoa học công nghệ mới. Bên cạnh việc đưa cán bộ đi đào tạo mới, Trung tâm nên tăng cường sự hợp tác trao đổi công nghệ với các Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương.

Tập trung đào tạo cán bộ để phát triển kỹ thuật theo phân tuyến. Quan tâm đến công tác đào tạo chuyên môn để phát triển đơn vị cả về qui mô cũng như về chuyên khoa sâu. Không ngừng đào đạo công tác quản lý, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, điều hành . Đặc biệt tập trung đào ta ̣o nâng cao trình đô ̣ công nghê ̣ thông tin cho toàn bô ̣ cán bô ̣ công nhân viên trong đơn vi ̣, nhất là cán bô ̣ làm chuyên môn.

Gắn công tác đào tạo bồi dưỡng với công tác quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sử dụng, tránh tình trạng đào tạo bồi dưỡng chung chung, hình thức không gắn với bố trí. Tại Trung tâm có hai hình thức đào tạo là: Đào tạo nội bộ và đào tạo bên ngoài. Trung tâm phải xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể cho từng hình

thức đào tạo thể hiện rõ mục tiêu, số lượng của từng nội dung đào tạo, thời gian và tổ chức thực hiện kế hoạch.

4.4.5. Kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý

Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bô ̣ quản lý các khoa , phòng trên cơ s ở điều chỉnh, phát triển và đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý. Chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đánh giá, luân chuyển cán bộ, chú trọng ưu tiên cán bộ có ý thức trách nhiệm cao, năng lực chuyên môn tốt. Chỉ đạo tiếp tục đổi mới công tác quản lý điều hành ở các khoa, phòng, đánh giá, thi đua, khen thưởng theo hướng gắn hiệu quả công việc, nhiệm vụ được giao.

Cử các cán bộ lãnh đạo, quản lý trong Trung tâm đi tập huấn các khóa học về quản lý bệnh viện nói chung và quản lý nhân lực nói riêng. Thường xuyên mời các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực quản lý nhân lực trong bệnh viện về để giảng dậy và nâng cao trình độ nhận thức của các lãnh đạo nguồn trong Trung tâm nhằm giúp họ hoàn thiện hơn nữa trong việc quản lý các khoa, phòng để đạt mục tiêu tốt nhất.

Mặt khác, thực hiện đúng quy định về xây dựng, rà soát quy hoạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các bộ phận. Triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước và quy định của Bộ Y tế về công tác bổ nhiệm cán bộ, đảm bảo mỗi cán bộ được bổ nhiệm được thực hiện đúng quy trình, đáp ứng đẩy đủ tiêu chuẩn, điều kiện của chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.6. Giải pháp tạo động lực cho cán bộ y tế

Nhân lực y tế, nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh của Trung tâm. Tạo nguồn tài chính để bảo đảm thu nhập tăng thêm cho cán bộ, nhân viên y tế là một khâu quan trọng của đổi mới cơ chế tài chính Trung tâm, góp phần tạo động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ y tế.

Vấn đề tuyển dụng bố trí và sử dụng đúng người đúng việc là quan trọng, nhưng khuyến khích động viên tạo động lực cho người lao động phát huy tối đa khả năng trí tuệ của bản thân. Để tạo động lực làm việc cho người lao động nhà Quản trị phải thấu hiểu nhu cầu làm việc của người lao động. Họ làm vì cái gì, điều gì thúc đẩy họ làm việc hăng say, để từ đó có cách thức tác động phù hợp, vừa thỏa mãn nhu cầu của người lao động vừa đạt được các mục tiêu chung của đơn vị.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thiếu nhân lực hiện nay của Trung tâm một phần là do chế độ, chính sách đãi ngộ đối với nhân viên ngành y chưa được quan tâm thỏa đáng. Vì vậy trong thời gian tới Trung tâm cần tập trung mạnh hơn các chính sách đãi ngộ đối với nhân viên ngành y và xem đây là khâu đột phá để cải thiện tình hình.

+ Động lực thúc đẩy bằng yếu tố vật chất.

Các chế độ phụ cấp ưu đãi hiện hành cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế như: Phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật.

Tăng cường các khoản chi phúc lợi để chăm lo, hỗ trợ đời sống cho các cán bộ. Ngoài ra Trung tâm cần ưu tiền giành ra một khoản kinh phí để bổ sung chính sách đãi ngộ cho nhân viên ngoài chính sách đãi ngộ của Nhà nước.

+ Động lực thúc đẩy bằng yếu tố tinh thần

Trung tâm cần làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời động viên những tấm gương tận tụy phục vụ người bệnh, đồng thời xử lý nghiêm minh những biểu hiện thiếu trách nhiệm và gây phiền hà cho người bệnh, ảnh hưởng đến uy tín của Trung tâm.

Xử lý khen thưởng kịp thời tác phong làm việc, văn hóa ứng xử của thầy thuốc với bệnh nhân và nhân dân, thực hiện nghiêm túc các quy định về y đức của người cán bộ y tế dù ở bất cứ cương vị nào.

+ Động lực thúc đẩy bằng cơ hội thăng tiến.

Trung tâm cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cán bộ, nhân viên để có cơ sở khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể và cá nhân điển hình trong việc nâng cao trình độ và rèn luyện y đức. Xây dựng các tiêu chuẩn về chính sách đề bạt, bố trí các chức vụ lãnh đạo các bộ phận và tổ chức thực hiện công khai minh bạch.

Chú trọng đến chính sách đãi ngộ cho cán bộ như: Bổ nhiệm vào vị trí phù hợp với năng lực chuyên môn, giao nhiệm vụ quan trọng để người có năng lực phát huy hết khả năng vốn có.

Việc bố trí, sử dụng cán bộ phải theo hướng lấy năng lực hiệu quả công việc là chính. Bố trí đúng người đúng việc tạo điều kiện cho họ phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

Tạo điều kiện để cán bộ có cơ hội phát triển, phấn đấu không ngừng đến vị trí cao hơn.

Tận dụng tối đa khả năng làm việc của những cán bộ xuất sắc trong đơn vị.

4.4.7. Tăng cƣờng vai trò của các Hội đồng chuyên môn

Xây dựng, cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị, quy trình chuyên môn cho các bệnh thông thường ở trung tâm làm cơ sở cho việc giám sát chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, hạn chế tình trạng lạm dụng xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, kỹ thuật cao, lạm dụng thuốc. Tăng cường vai trò của Hội đồng thuốc và điều trị, Hội đồng chống nhiễm khuẩn, Hội đồng người bệnh... để tham gia giám sát, kiểm tra, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, hạn chế tình trạng lạm dụng dịch vụ y tế, tránh tiêu cực, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm.

4.4.8. Giải pháp nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tƣ mua sắm thêm trang thiết bị

Do cơ sở hạ tầng của Trung tâm được xây dựng cách đây trên 10 năm nên một số hạng mục đã xuống cấp trầm trọng cùng với thiết kế lạc hậu không đảm bảo tính liên hoàn, diện tích sử dụng ban đầu tương đối phù hợp nhưng đến nay đã quá tải. Trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu, một số thiết bị cơ bản đã cũ và thường xuyên hỏng, thiếu nhất là các trang thiết bị công nghệ cao, chuyên sâu hiện đại để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Đơn vị đã triển khai xã hội hóa thêm một số hạng mục nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Để thực hiện được xã hội hóa, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh thì rất cần sự hỗ trợ của UBND tỉnh, UBND thị xã, Sở Y tế trong xây dựng cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm thêm các trang thiết bị y tế để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

4.4.9. Giải pháp về phƣơng pháp, mối quan hệ cá nhân

Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các cá nhân trong TTYT thị xã Từ Sơn thì cán nhân viên y tế cần phải nâng cao nhận thức được những điều cần phải làm và không nên làm của người viên chức Triển khai, quán triệt đến toàn thể CBCNV Trung tâm, quyết định số 29 của Bộ trưởng Bộ Y tế về “Quy tắc ứng xử”, phải có kế hoạch tổ chức cụ thể, tăng cường kiểm tra giám sát, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế, biểu dương những cán bộ y tế, tập thể khoa, phòng, trạm y tế thực hiện tốt, đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm...

Thực hiện đổi mới thái độ và phong cách phục vụ của cán bộ y tế hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức nhân lực tại trung tâm y tế thị xã từ sơn (Trang 98)