Nguồn lực phục vụ công tác quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 97 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi trên địa

4.2.3. Nguồn lực phục vụ công tác quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi

Các công trình tưới hầu hết được xây dựng từ lâu, nhiều công trình được xây dựng trong thời kỳ bao cấp có hệ số thiết kế tưới, tiêu thấp, thiếu kinh phí nên xây dựng chưa hoàn chỉnh từ đầu mối đến kênh mương, thiết bị lạc hậu, chắp vá không đồng bộ. Mặt khác, do đặc điểm địa hình và biến đổi khí hậu và sự điều tiết của một số công trình thủy điện lớn trên các dòng sông Lô, sông Đà đi vào hoạt động cộng với việc khai thác đầu nguồn đã làm cho mực nước kiệt của sông Lô, sông Chảy, sông Đà xuống thấp so với trung bình nhiều năm; vì vậy, các trạm bơm ven sông không chủ động được đều đã phải hạ thấp bệ máy và nối dài

ống hút để bơm nước tưới. Các trạm bơm lấy nước ven sông Thao cao trình đặt máy của các trạm bơm thấp hơn mực nước báo động 3 nên thường xuyên bị ngập vào mùa mưa lũ, gây khó khăn cho công tác quản lý vận hành. Hệ thống kênh dẫn hầu hết là kênh đất, hàng năm sau mùa mưa lũ đều bị bồi lấp và không đủ kinh phí để nạo vét. Mặt khác hệ số tưới trước đây thiết kế 0,8 l/s/ha đến nay nâng lên 1,1 - 1,2 l/s/ha; vì vậy, các công trình không đảm bảo năng lực tưới.

Hộp 4.9. Ý kiến về ảnh hưởng nguồn lực phục vụ

“ Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có hơn 2000 công trình hồ, đập, phai dâng, phân tán tại các vùng, cơ bản có công trình đều được xây dựng từ lâu dẫn đến xuống cấp, các hồ đập bị rò rỉ nước, ảnh hưởng đến an toàn công trình. ”

Nguồn: Theo Ông Lâm Việt Tuấn- Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Phú Thọ vào hồi 16h00 ngày 06 tháng 3 năm 2018 tại Chi cục Thủy lợi Phú Thọ

Do ruộng đất phân tán, hầu hết các công trình đã được đầu tư xây dựng từ lâu, chưa được đầu tư cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh; qua thực tế vận hành và thời gian hoạt động hiện tại, năng lực của các công trình bị giảm sút nhiều; năng lực tưới chỉ đạt khoảng 62,4% nhu cầu cần tưới. Trong những năm gần đây Nhà nước đã đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng mới một số công trình trọng điểm đã góp phần tích cực nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do mức độ đầu tư còn hạn chế hầu hết chỉ mới tập trung đầu tư xây dựng và cải tạo các công trình đầu mối mà chưa xây dựng được hệ thống kênh dẫn nước dẫn đến chưa phát huy được tối đa năng lực công trình nên chưa đáp ứng được yêu cầu tưới của toàn vùng.

Bảng 4.21. Kinh phí sửa chữa cải tạo, duy tu bảo dưỡng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh từ 2015 -2017

TT Số công trình sửa chữa, cải tạo, duy tu bảo dưỡng

Số lượng công trình Tổng mức đầu tư (triệu đồng) 1 Năm 2015 55 205.549,09 2 Năm 2016 35 108.253,52 3 Năm 2017 24 60.784,41

Việc huy động nguồn lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đặc biệt là hệ thống kênh mương nội đồng còn hạn chế, nguồn lực đầu tư chủ yếu là ngân sách nhà nước dẫn đến kết quả còn thấp.

Tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh còn thấp, chưa được kiên cố toàn bộ dẫn đến hiệu suất dẫn nước chưa cao, gây tốn kém kinh phí quản lý, duy tu, lãng phí nguồn nước; Nhiều hệ thống kênh mương bị bồi lắng không được nạo vét nên dẫn đến hiệu quả sử dụng còn hạn chế. Hệ thống công trình thủy lợi kênh mương mặt ruộng chưa đồng bộ với các hệ thống đầu mối do vậy việc phát huy hiệu quả của hệ thống chưa cao.

Các công trình tiêu tự chảy chỉ mới dừng lại với việc nạo vét, khơi thông dòng chảy các ngòi tiêu, ruột tiêu lớn mà chưa có sự kết hợp đồng bộ với việc xây dựng cơ sở hạ tầng về hệ thống đường giao thông liên huyện, liên xã, giao thông nội đồng tạo điều kiện thuận lợi về giao thông giữa các vùng, các khu vực trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 97 - 99)