Đánh giá công tác thanh kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 91 - 93)

Nội dung 2015 2016 2017

- Số đợt thanh kiểm tra 6 8 7

- Số công trình được thanh tra 1 2 4

+ Đê điều 1 2 3 + Thủy lợi 0 0 1 - Số vụ vi phạm về thủy lợi 6 8 5 - Hình thức xử lý + Phạt hành chính 3 1 3 + Cưỡng chế 1 5 2

Nguồn: Chi cục Thủy lợi Phú Thọ (2017)

Hộp 4.5. Ý kiến về tình hình thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ, khai thác công trình thủy lợi.

“ Để đảm bảo các công trình thủy lợi hoạt động hiệu quả thì rất cần phải có công tác thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên, số lượng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh khoảng hơn 2000 công trình, trong đó số lượng thanh tra chuyên ngành chỉ có 04 người, do vậy chưa đảm bảo được công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao nhất.”

Nguồn: Theo ông Lâm Việt Tuấn - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi vào hồi 9h00 ngày 01 tháng 03 năm 2018 tại Chi cục Thủy lợi Phú Thọ + Tồn tại, hạn chế:

- Công tác thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản thường kéo dài dẫn đến tốn kém tài sản và công sức, khắc phục hậu quả rất khó khăn do các sai phạm gây ra trong quá trình thiết kế, thi công.

- Công tác thanh kiểm tra đối với các vi phạm pháp luật về thủy lợi còn chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Khi thanh tra kiểm tra phát hiện có vi phạm thì việc xử lý còn khó khăn do liên quan đến thẩm quyền của chính quyền các địa phương và tuân thủ theo các quy định của pháp. Công tác xử lý đối với các công trình vi phạm rất nan giải do phải xử lý cưỡng chế, phá dỡ công trình vi phạm gây

tốn kém cho nhà nước và thiệt hại tài sản của nhân dân.

- Số lượng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh khoảng hơn 2000 công trình, trong đó số lượng thanh tra chuyên ngành chỉ có 04 người, do vậy chưa đảm bảo được công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao nhất.

4.1.3.5. Công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi

Trong giai đoạn 2015-2017, các giải pháp Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ đã thực hiện:

Trong giai đoạn 2015-2017, Sở Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi cho 356 học viên là chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và cán bộ các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu về điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi theo Thông tư số 40/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Bên cạnh đó, lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi cho các hợp tác xã, đơn vị quản lý thủy nông trên địa bàn tỉnh.

Hàng năm, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị tổ chức nâng cao đào tạo, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh, cụ thể như:

+ Tổ chức lớp tập huấn cấp tỉnh về nâng cao năng lực quản lý thiên tai cho các đơn vị trong ngành và cán bộ thường trực của các huyện, thành, thị; mở 156 lớp tập huấn và đào tạo nghề về khuyến nông có lồng ghép kiến thức về phòng chống thiên tai cho trên 7.000 lượt người.

+ Các huyện, thành phố thị xã: Hàng năm mở lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý thiên tai và biện pháp xử lý sự cố thiên tai cho trên 1.000 người/năm; tổ chức diễn tập ứng phó với các sự cố thiên tai, giúp người dân chủ động, sẵn sàng ứng phó trong các tình huống thiên tai.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuỷ lợi đã được UBND các huyện, thành, thị và các xã triển khai thực hiện. Việc tuyên truyền pháp luật được thực hiện thông qua nhiều hình thức như: pano áp phích, tờ rơi, phát trên loa truyền thanh xã và thông qua các cuộc họp thôn, xã và sinh hoạt cộng đồng.

Thông qua công tác tuyên truyền nhằm nâng cao tinh thần chủ động, ý thức của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân và các cơ quan, đơn vị sẵn sàng đối phó với những diễn biến bất thường của thời tiết, nhằm thực hiện tốt ba mục tiêu:

bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, hồ đập và các công trình thủy lợi; bảo đảm an toàn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; khắc phục nhanh hậu quả và hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do mưa, lũ, bão, úng ngập gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 91 - 93)