Giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 103 - 118)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2.Giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh

4.3. Giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

4.3.2.Giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh

4.3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi, triển khai thực hiện Luật Thủy lợi.

Sau khi Luật Thủy lợi có hiệu lực vào ngày 01/7/2018, ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh ban hành quyết định triển khai thực hiện cụ thể với đặc thù của tỉnh Phú Thọ.

Làm rõ các cơ sở pháp lý, hoạt động theo sự điều chỉnh của cơ sở pháp lý nào, cơ quan nào quản lý, xây dựng điều lệ mẫu cho tổ chức hợp tác dùng nước. Đặc biệt là quy định rõ quy mô, phạm vi công trình nào thì giao cho tổ chức hợp tác dùng nước quản lý để đảm bảo tính thống nhất chung trong cả nước.

Khuyến khích thực hiện cơ chế khoán đến công ty, xí nghiệp và cụm trạm, tổ đội và người lao động nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của tổ chức cá nhân người lao động, quyền lợi đi đôi với trách nhiệm.

Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý khai thác các công trình thủy lợi theo hướng các công trình phải có chủ quản lý thực sự, tiến tới tư nhân hóa, đa dạng hóa trong công tác quản lý.

Phối hợp với UBND các xã lập phương án sử dụng đất trong phạm vi quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở giải tỏa lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành khai thác công trình.

Cần có chính sách đầu tư vốn, xây dựng dứt điểm các công trình thủy lợi đang thi công dở dang và nâng cấp các công trình thủy lợi.

Cần có chính sách cụ thể đối với cán bộ, nhân viên quản lý và điều hành công trình: chính sách thu nhập, biên chế ...và quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể rõ ràng theo đúng chủ chương pháp lệnh khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi của Chính phủ đã đề ra. Đặc biệt đề cao và khen thưởng cho những cá nhân cũng như tổ chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, có như vậy thì công tác quản lý sử dụng các công trình thủy lợi mới đạt hiệu quả cao.

Hoàn thiện khung thể chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (CTTL) được coi là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhất hiện nay, chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả đạt được là rất lớn. Quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác CTTL theo Quyết định số 784/QĐ-BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, tạo sự nhất trí cao trong tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương để nâng cao hơn nữa nhận thức và có chương trình hành động cụ thể phù hợp với từng cấp, từng đơn vị trong ngành.

Khẩn trương xây dựng, rà soát, sửa đổi bổ sung khung thể chế chính sách nhằm chuyển đổi phương thức hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác CTTL phù hợp với cơ chế thị trường. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật Thủy lợi thay thế Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL số 32/2001/PL- UBTVQH10 hiện đã quá bất cập và mâu thuẫn với nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác tạo lập khung pháp lý để tổ chức thực hiện.

Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách để các tổ chức quản lý, khai thác CTTL hoạt động theo cơ chế thị trường, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân theo phương thức đối tác công tư, từng bước hình thành thị trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.

Trước mắt tập trung xây dựng, ban hành bộ định mức kinh tế - kỹ thuật; hướng dẫn quy trình, thủ tục, hồ sơ; quy định nội dung và phương pháp đánh giá nghiệm, thanh toán theo kết quả đầu ra; hướng dẫn lập giá, đơn giá... để thực hiện ngay phương thức đặt hàng, tiến tới đấu thầu theo quy định tại Nghị định 130/2013/NĐ-CP của Chính phủ về SX cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.

Sửa đổi bổ sung quy định về phân cấp quản lý, khai thác CTTL theo hướng trao quyền và trách nhiệm cho người hưởng lợi, phát huy mạnh mẽ vai trò chủ thể của người dân trong quản lý, khai thác CTTL. Sửa đổi chính sách miễn,

giảm thủy lợi phí, thí điểm áp dụng cơ chế chi trả tiền miễn giảm thủy lợi phí trực tiếp cho các đối tượng được miễn giảm.

Điều chỉnh cơ chế chính sách đầu tư thủy lợi theo hướng ưu tiên đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kênh mương, công trình trên kênh để bảo đảm thông suốt từ đầu mối đến mặt ruộng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tưới tiêu; đầu tư hoàn chỉnh các hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ khu vực duyên hải Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long; đầu tư tu sửa, nâng cấp bảo đảm an toàn hồ chứa nước; đầu tư áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước và áp dụng mô hình canh tác thông minh (SRI).

Triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành thủy lợi theo Quyết định số 794/QĐ-BNN-CTTL ngày 21/4/2014 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT. Củng cố hoàn thiện bộ máy quản lý, khai thác CTTL. Rà soát điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm đảm quản lý thống nhất theo ngành tránh chồng chéo; phân tách rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu nhà nước; chức năng quản lý hành chính nhà nước và chức năng cung cấp dịch vụ công của nhà nước; chú trọng củng cố bộ máy quản lý nhà nước về thủy lợi ở cấp huyện và cấp xã nhất là các địa bàn vùng núi, vùng sâu vùng xa.

Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý thủy lợi phù hợp với quy mô, phạm vi và loại hình công trình cho phù hợp với từng hệ thống CTTL, như Hội đồng Quản lý, khai thác CTTL liên tỉnh, cấp tỉnh và mô hình Ban Quản lý dịch vụ thuỷ lợi. Rà soát đánh giá và phân loại các DN nhà nước quản lý, khai thác CTTL, đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới theo quy định tại Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý thủy nông cơ sở phù hợp với mô hình xây dựng nông thôn mới phù hợp với từng vùng miền, đặc điểm SX và tập quán sinh sống của nông thôn, phát huy vai trò chủ thể của người dân.

Đổi mới cơ chế chính sách tài chính về quản lý, khai thác CTTL. Đổi mới cơ chế chính sách tài chính theo hướng tạo khung pháp lý để huy động, tạo lập các vốn của xã hội và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm tài chính bền vững cho các đơn vị quản lý, khai thác CTTL.

Giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các đơn vị về tài chính, sử dụng lao động, kế hoạch SX, liên doanh liên kết và phân phối thu nhập. Hỗ trợ, ưu đãi các hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của công trình tạo thêm nguồn thu cho đơn vị, giảm dần bao cấp

từ ngân sách nhà nước. Có chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân sử dụng nước tiết kiệm, áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến.

Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực quản lý, khai thác CTTL đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với định hướng Chiến lược Phát triển thuỷ lợi Việt Nam, Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 9/10/2009, số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011.

Có chính sách hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao năng lực cho số cán bộ hiện có. Đổi mới cơ chế chính sách trả lương trả thưởng dựa theo kết quả đầu ra tạo môi trường và động lực phát huy tính năng động sáng tạo của người lao động, thu hút nhân tài.

Ban hành Quy định về việc phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cụ thể với các nội dung như sau:

+ Nguyên tắc xác định quy mô cống đầu kênh

Cống đầu kênh được xác định theo diện tích tưới, tiêu hưởng lợi mà cống đó phụ trách, được quy định như sau:

- Cống đầu kênh của hệ thống kênh tưới và kênh tưới, tiêu kết hợp có diện tích hưởng lợi nhỏ hơn 50ha.

- Cống đầu kênh của hệ thống kênh tiêu có diện tích hưởng lợi nhỏ hơn 100ha.

Nếu kênh tưới, kênh tiêu và kênh tưới, tiêu kết hợp nào chưa có cống đầu kênh thì ranh giới để phân cấp quản lý khai thác, bảo vệ tạm thời xác định khi chưa xây cống như sau;

- Tại cửa dẫn, thoát nước của kênh tưới và kênh tưới, tiêu kết hợp có diện tích hưởng lợi nhỏ hơn 50ha.

- Tại cửa dẫn, thoát nước của kênh tiêu có diện tích hưởng lợi nhỏ hơn 100ha. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phân cấp cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý, khai thác:

- Đối với vùng có trạm bơm: gồm các trạm bơm tưới, tiêu và tưới, tiêu kết hợp trên địa bàn hiện tại do các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp quản lý thì vẫn tiếp tục quản lý. Phạm vi quản lý là:

- Với trạm bơm tưới: gồm công trình đầu mối, hệ thống kênh tưới và công trình trên kênh từ công trình đầu mối đến hết mặt ruộng.

- Với trạm bơm tiêu: gồm công trình đầu mối, hệ thống kênh tiêu và công trình trên kênh từ công trình đầu mối đến hết mặt ruộng; cống và kênh xả tiêu.

- Với trạm bơm tưới, tiêu kết hợp gồm cụm công trình đầu mối, hệ thống kênh và công trình trên kênh từ cụm công trình đầu mối đến hết mặt ruộng; cống và kênh xả tiêu.

- Hệ thống kênh và công trình trên kênh từ sau cống đầu kênh tới mặt ruộng trên địa bàn xã (kể cả vùng có trạm bơm của công ty và vùng tiêu tự chảy).

- Bờ vùng độc lập

+ Phân cấp quản lý, khai thác cho các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi:

Toàn bộ công trình, hệ thống công trình thuỷ lợi thuộc phạm vi tỉnh quản lý trừ các trường hợp III đã quy định.

+ Phân cấp quản lý, khai thác đối với một số công trình đặc thù

Đối với một số công trình thuỷ lợi có đặc thù riêng về yêu cầu quản lý khai thác không thực hiện phân cấp theo các tiêu chí nêu trên, trên cơ sở đề nghị của các địa phương, doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổng hợp, thẩm định trình UBND tỉnh quyết định cụ thể.

+ Xây dựng giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi khác theo định hướng Luật Thủy lợi và Nghị định 96/2018/NĐ-CP, cụ thể tôi đề xuất hướng dẫn xây dựng như sau:

(Chi tiết tại Phụ lục 01)

4.3.2.2. Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý các công trình thủy lợi

Việc phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, có đức, có tài và tâm huyết với công việc mới đảm đương được nhiệm vụ, mà trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện cũng như ở các xã. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ có trình độ tư duy, năng lực quản lý còn hạn chế, trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng yếu kém, chắp vá, nặng về lý thuyết, yếu về thực tế điều hành. Do vậy, cần phải có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đào tạo lại cho các cán bộ quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn huyện cũng như cán bộ thủy nông cơ sở và trưởng các ban tự quản công trình. Việc phân cấp quản lý các công trình thủy lợi đã và đang được một số xã trong

huyện triển khai thực hiện, nên đi đôi với công tác hậu kiểm thì cần thiết phải tăng cường quán triệt việc thực thi pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi cũng như đào tạo, bồi dưỡng năng lực. Vấn đề này cần tiếp tục triển khai, đảm bảo có kiến thức pháp luật đến được tận đơn vị cơ sở và những người trực tiếp thực hiện quản lý công trình.

Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân trong các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi. Đây là một yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài. Muốn như vậy từng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, tay nghề cho đội ngũ. Từng bước thực hiện tiêu chuẩn hoá để đội ngũ cán bộ công nhân đủ sức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong các trường đại học, trung học và công nhân cần có sự kết hợp tốt với thực tế sản xuất để bổ sung các giáo trình giáo án giúp cho công tác đào tạo những cán bộ, công nhân quản lý có đủ những kiến thức cơ bản và bắt kịp những tiến bộ của thực tiễn.

Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi, trọng tâm là cán bộ cấp huyện, cấp xã.

Tăng cường công tác đào tạo, đào tạo lại cho các đội ngũ quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi, quản lý thủy nông cơ sở.

4.3.2.3. Tăng cường nguồn lực cho công tác quản lý, đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

Kinh phí là nguồn tài chính rất quan trọng góp phần duy trì bộ máy quản lý, điều hành, bảo vệ công trình thuỷ, cũng như đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình thuỷ lợi.

Kiên cố hóa kênh mương là biện pháp thay thế kênh đất bằng kênh xây đúc có tính chống thấm nước mặt cắt ngang dạng hình chữ nhật. Biện pháp này, không những phòng thấm cao như đã phân tích mà hiệu quả và tác dụng mang lại rất lớn không chỉ cho sản xuất nông nghiệp còn góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định an ninh lương thực, giảm chi phí nạo vét, tăng hệ số sử dụng đất, tăng diện tích tưới tiêu, làm đẹp cảnh quan môi trường, tăng thu nhập cho hộ nông dân..., bên cạnh đó góp phần quản lý, điều phối nước tốt hơn. Tuy nhiên, để thực hiện một cách có hiệu quả việc kiên cố hóa kênh mương cần phải quan tâm thực hiện đồng bộ các vấn đề sau:

Làm tốt công tác quy hoạch hệ thống thủy lợi sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, tiến hành rà soát lại hệ thống các công trình thủy lợi nhất là hệ thống kênh mương nội đồng để có bước đi vững chắc, xây dựng mục tiêu kế hoạch kiên cố hóa kênh mương và đề ra các tiêu chuẩn thiết kế, thi công đảm bảo công trình bền vững.

Quy hoạch thuỷ lợi phải kết hợp chặt chẽ với quy hoạch giao thông nông thôn, biện pháp canh tác cơ giới và quy hoạch phát triển nông thôn mới.

Thứ hai: Chọn giải pháp công nghệ, kỹ thuật

Chọn giải pháp công nghệ nào phải căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để thực hiện, tính toán nhiều phương án kỹ thuật, với các biện pháp cụ thể về kết cấu, hình dạng, vật liệu xây dựng để thi công công trình đạt hiệu quả nhất. Qua tìm hiểu và đối chiếu các công trình đã xây dựng đi vào hoạt động, tôi thấy giải pháp hữu hiệu nhất cho kiên cố hóa kênh mương trên đại bàn huyện nói chung và ở 3 xã nói riêng là: chọn loại hình bọc lót bằng gạch xây, mặt cắt chữ nhật kết hợp đổ bê tông đáy và mặt cắt hình thang. Loại hình này có nhiều ưu điểm hơn loại hình bọc bê tông đúc sẵn hoặc bê tông đổ tại chỗ ở các mặt sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 103 - 118)