Các văn bản quy định về quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 94 - 95)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công trình thủy lợi trên địa

4.2.1. Các văn bản quy định về quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi

Trong giai đoạn 2015-2017, chưa có một văn bản luật thống nhất điều chỉnh tổng thể công tác thủy lợi trong những năm qua, đến nay mới bắt đầu hoàn thiện xong Luật Thủy lợi và có hiệu lực vào tháng 01/07/2018.

Hộp 4.7. Ý kiến về ảnh hưởng văn bản quy định tới việc quản lý, khai thác công trình thủy lợi

“ Văn bản quy định pháp luật là yếu tố ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi; tuy nhiên, có những văn bản UBND tỉnh chưa ban hành như Quy định cống đầu kênh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ dẫn đến khó phân định được vùng phục vụ của các đơn vị thủy nông.”

Nguồn: Theo Ông Phan Đình Lương - Trưởng phòng Quản lý công trình, Chi cục Thủy lợi Phú Thọ vào hồi 15h00 ngày 06 tháng 3 năm 2018 tại Chi cục Thủy lợi Phú Thọ

UBND tỉnh chưa có Quyết định về quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi, quy định xác định cống đầu kênh dẫn đến sự chồng chéo diện tích phục vụ giữa Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác CTTL Phú Thọ và các hợp tác xã dịch vụ thủy lợi.

Chính sách cấp bù, miễn thu thủy lợi phí là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý công trình thủy lợi, do chính sách làm cho các hộ dẫn sản xuất lấy nước từ HTX, công ty thủy nông khó khăn hơn do HTX không còn thu khoản tiền thủy lợi phí nội đồng từ phía người dẫn, số tiền cấp bù ít ỏi không đủ thúc giục công ty bơm nước. Việc bơm nước không theo lịch bơm nước, số lần bơm ít đi, kênh mương không được chú trọng dọn dẹp, duy tu… gây thất thoát nước, nước chảy không đến ruộng của người dân. Đồng thời, chính sách này còn làm hộ nông dân phàn nàn về sự bất bình đẳng, chính sách này cũng chưa thực sự công bằng bởi vì có những chân ruộng được hưởng từ chính sách này ít hơn, chưa thực sự công bằng với các hộ đầu nguồn và các hộ cuối nguồn.

Kênh mương nội đồng không được nạo vét kịp thời do khó thu thủy lợi phí nội đồng: do nhận thức của người dân chưa thật đầy đủ, họ cho rằng Chính phủ đã thực hiện chính sách miễn thủy lợi phí cho người dân và họ không còn phải đóng bất kỳ khoản nào liên quan đến thủy lợi phí. Do vậy, việc thu thủy lợi phí nội đồng của các HTX sẽ gặp khó khăn, dẫn đến việc điều tiết nội đồng bị đình trệ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nông dân.

Chưa có văn bản quy định định mức kinh tế kỹ thuật đối với các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, dẫn đến khó khăn trong việc xây dựng đơn giá dịch vụ công ích khi Luật Thủy lợi có hiệu lực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 94 - 95)